Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 36 - 39)

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển. Có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất cát (C): Diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao

trong và ngoài đê, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đơng Minh, Đơng Hồng, Đông Long và rải rác tại các xã như Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý… Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thơ lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú, vẹt…).

- Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất

phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở các xã phía Đơng huyện Tiền Hải. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. pHKCl của lớp đất mặt từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu 7 - 9. Ca2+ trao đổi từ 3 - 8 lđl/100g. Mg2+ trao đổi 3 - 10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,0 - 1,5. Số muối hoà tan ở mức trung bình từ 0,1 - 0,7%. Chất hữu cơ tổng số ở mức từ trung bình đến khá (1 - 3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali tổng số cao (1,7 -2,3%).

- Nhóm đất phù sa (P): Tổng diện tích 3.606 ha phân bổ trên địa hình từ vàn cao

đến vàn thấp ở các xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng… Đất thường có màu nâu tươi, độ pH trung tính, ít chua, pHKCl khoảng 5,5 và có hướng tăng dần theo chiều sâu của đất. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 - 3%: đạm, lân, kali đều ở mức từ trung bình đến khá, N (0,15 - 1,25%), P2O5 (0,08 - 0,12%), K2O (1,5 -2,5%). Dung tích hấp thụ khá cao thường gặp từ 25 - 29 lđl/100g đất khơ.

- Nhóm đất phèn mặn (FM): Thực chất là những ổ phèn do những quá trình rửa

mặn các ion kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi và thay thế bằng ion H+. Quan sát phẫu diện đất ta thấy tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa như vôi xỉn, nằm cách mặt đất 25 -26 cm, độ pHKCl từ 2,8 - 3,5, Fe2+ và Al3+ di động rất cao, phân bố đất phèn ở Tiền Hải tập trung ở các xã như Vũ Lăng, Tây Lương…diện tích chiếm đất 380 ha.

Nhìn chung, đất đai của huyện khá phì nhiêu được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, tuy nhiên đây là vùng đất phù sa trẻ, mực nước ngầm nơng, một phần diện tích lớn bị nhiễm mặn. Việc thau chua, rửa mặn là yêu cầu tất yếu trong quá trình sử dụng.

b) Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ hai nguồn:

- Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng cùng các chi lưu

như: sông Trà Lý phía Bắc, sơng Lân, sơng Long Hầu chảy trong nội huyện và sơng Hồng phía Nam. Hàng năm tổng lượng dòng chảy lên đến hàng trăm tỷ m3 nước, cùng với hệ thống kênh mương nội đồng và hàng ngàn m2 đất ao, hồ, đầm, do đó nguồn nước mặt của Tiền Hải khá dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: khá phong phú, trữ lượng lớn, mực nước ngầm nông song

việc khai thác mới ở mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nơng thơn. Trong tương lai sẽ tính đến việc khai thác nước ngầm nhiều hơn để phục vụ cho nhân dân.

Đặc biệt hiện nay Tiền Hải đang tiến hành khai thác mỏ nước khống có chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngồi nước và có triển vọng phát triển mạnh.

c) Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Huyện Tiền Hải có 984,99 ha đất lâm nghiệp phân bố ở các xã ven biển như Đông Long, Đơng Hồng, Đơng Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Nam Phú, Nam Hưng (diện tích đất lâm nghiệp của Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam Phú chiếm 96,53% diện tích đất lâm nghiệp tồn huyện), chủ yếu là rừng phi lao, rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, chắn gió, chắn cát từ biển Đơng.

- Tài nguyên rừng ngập mặn của Tiền Hải cho một giá trị lớn về cảnh quan môi

trường và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và có tiềm năng cho phát triển ngành du lịch sinh thái.

- Rừng ngập mặn Tiền Hải cịn có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều

hồ khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sơng đổ ra biển, rừng cịn có ý nghĩa to lớn về mặt an ninh, quốc phòng.

Rừng ngập mặn có thực vật ưu thế thuộc lồi Trang, sú, bần, mắm, ôrô... và phi lao được trồng trên các cồn.

Đất ngập nước tả ngạn Sông Hồng là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có vị trí quan trọng về đa dạng sinh học, là ga chim Quốc tế, nơi cư trú của hơn 150 lồi chim nước, trong đó có nhiều lồi nằm trong Sách đỏ (cị thìa, bồ nơng chân xám, choắt mỏ thìa,...), hơn 80 lồi cá và 20 lồi giáp xác (tơm sú, ngao, cá đối, ...) và hơn 180 loài cây rừng ngập mặn (sú, vẹt, bần, mắm,...).

d) Tài nguyên biển

Bờ biển Tiền Hải dài khoảng 23 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tiềm năng hải sản khá dồi dào. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 lồi cá có giá trị kinh tế, 10 lồi tơm, 5 lồi mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng chục ngàn tấn.

- Bãi biển ven cửa sơng lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, ngao, vạn… đang được quan tâm phát triển.

- Tài nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của huyện nên cần phải được đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài ngun này.

e) Tài nguyên khoáng sản

Tiền Hải có mỏ khí với trữ lượng khoảng 60 tỷ m3 khí, đã được khai thác để phục vụ cơng nghiệp gốm, sứ, thuỷ tinh, điện khí. Tuy nhiên, hiện tại trữ lượng khí đã hết. Theo đánh giá của các nhà khoa học, ngồi khơi Tiền Hải có tiềm năng về khí đốt, có thể khai thác đưa vào sử dụng.

Nước khống Tiền Hải có chất lượng tốt đang được khai thác ở độ sâu 450 m với trữ lượng lớn và đang được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, với quy mô lớn phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ngồi ra việc thăm dị mỏ dầu trong vùng thềm lục địa và vùng biển thuộc Tiền Hải mở ra khả năng lớn cho việc phát triển cơng nghiệp khai khống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)