CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.2. Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh thối đen quả cacao
1.2.5. Nghiên cứu về phòng trừ sinh học bệnh thối đen quả cacao
Nắm vững về các biện pháp canh tác cũng là khâu rất quan trọng trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh, đặc biệt là các bệnh do nấm
Phytophthora gây nên.
1.2.5.1. Kiểm dịch thực vật, vệ sinh vườn ươm và vườn kinh doanh [32].
Theo Broadley 1992, kiểm dịch thực vật là biện pháp duy nhất ngăn chặn sự xâm nhập của một vật gây bệnh mới vào trong một vùng. Ngăn chặn các động vật vào bằng cách dựng hàng rào, giảm thiểu sự di chuyển của các phương tiện xe cộ và sự đi lại của con người trong khu vườn, rửa sạch đất ở xe cộ, ủng, và các dụng cụ trước khi đem vào trong vườn, chỉ trồng những cây không bị bệnh và những cây có tính kháng bệnh, và làm chuyển hướng dịng nước chảy từ các khu vườn lân cận.
Tại các vườn ươm, các hỗn hợp làm bầu cây được hấp để tiêu diệt nguồn bệnh Phytophthora và chỉ những nguồn cây không bị nhiễm bệnh Phytophthora
mới được sử dụng. Các khu vườn cũng cần được làm sạch khơng cịn những mảnh vụn cây trồng bị thối nát là những vật rất dễ bị nhiễm bệnh Phytophthora
(Broadley, 1992).
1.2.5.2. Hệ thống thoát nước và tưới tiêu [42, 53].
Quản lý nguồn tưới và tiêu thoát nước đối với bệnh Phytophthora là biện
pháp quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của bệnh. Việc tưới quá nhiều và mưa nhiều là nhân tố quan trọng nhất làm tăng mức độ gây hại và lây lan của các bệnh do nấm Phytophthora. Thời gian dư thừa nước, trong đất hoặc trên tán lá hoặc trên hoa quả lại là môi trường cho bệnh phát triển vì chính trong khoảng thời gian đó các chồi mầm mới sinh sôi nảy nở và nhiễm bệnh (Erwin và Ribeiro, 1996). Ngoài ra, các du động bào tử, các túi bào tử và các hậu bào tử di chuyển được trong đất nhờ nước tưới, nước mưa chảy và đất trôi đi theo. Vì vậy, cần phải xây dựng
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19
các vườn cây trên khu đất có hệ thống thốt nước tốt và khơng bị ngập lụt, đất cần được rút hết nước sâu tới 1,5m. Tạo thành các ụ đất xung quanh cây có thể làm tăng khả năng thốt nước (Broadley, 1992).
1.2.5.3. Các kỹ thuật về giống [31,56].
Theo ước tính gần đây 70% diện tích trồng, giống ca cao ít hoặc chưa qua chọn lọc, là các giống địa phương ít nhiều mang một số đặc điểm cố định.
Mục tiêu của chương trình chọn giống ca cao hiện nay là chọn giống năng suất, kháng sâu bệnh, đồng nhất và ổn định về sản lượng, dễ quản lý, cải tiến các tính trạng chất lượng và ít tốn kém (Bekele và cộng sự, 2003). Chọn giống kháng bệnh là biện pháp được chú trọng nhất hiện nay và được coi là mang lại hiệu quả cao (Lass, 1987) nhằm phòng trừ bệnh Phytophthora. Ở
Ghana để phòng chống bệnh Phytophthora người ta đã có nhiều chương trình nghiên cứu để tạo ra những giống kháng hoặc chống chịu với bệnh thành công (Abdul-Karimu & Bosompem, 1994).
1.2.5.4.Các kỹ thuật về phân bón [30, 32, 41, 59, ].
Theo Ebon (1978) đã nghiên cứu và đưa ra lượng phân bón trong hai năm đầu tiên được khuyến cáo như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Lượng phân bón cho ca cao mới trồng trong 2 năm đầu tiên Tuổi cây
(tháng)
Lượng phân bón cho mỗi cây (g)
N P2 O5 K2 O 1 6,4 6,4 6,4 4 8,5 8,5 8,5 8 8,5 8,5 8,5 12 12,8 12,8 12,8 18 17,0 17,0 17,0 24 27,3 27,3 38,5 Theo Ebon (1978)
Một số loại sầu riêng trồng ở vùng Bắc Queensland cho thấy việc sử dụng quá nhiều phân vô cơ đã làm tăng bệnh hại trên cây ca cao do Phytophthora
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19
palmivora gây ra, trong khi đó phân chuồng hoai và rác phủ cải thiện được tình
trạng sạch bệnh của cây. Tan (2000) đã nghiên cứu về những tác động của phân vô cơ lỏng và phân gà ủ hoai đối với sự phát triển của bệnh do Phytophthora palmivora gây hại cây ca cao và sầu riêng. Nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng
phân gà hoai giảm đáng kể tác hại và mức độ gây hại của bệnh so với việc sử dụng phân vô cơ. Tỷ lệ cây giống sầu riêng (12 tháng tuổi) trồng trên đất có nhiễm P.
palmivora nhưng được bổ sung hỗn hợp phân gà hoai đã sống sót là 100% và đồng
thời nguồn bệnh trong đất đã bị mất đi.
Theo Aryantha và cộng sự, 2000, việc bổ sung thêm phân gà nguyên chất hoặc phân gà đã pha trộn vào hỗn hợp bầu đã làm giảm đáng kể P. cinnanomi và
ngăn chặn sự phát triển của bệnh trong các cây đậu con. Tất cả các phân hữu cơ đều làm tăng chất hữu cơ ở trong đất, kích thích hoạt động sinh học và làm gia tăng số lượng các xạ khuẩn đối kháng, vi khuẩn huỳnh quang và nấm.
1.2.5.6. Sự bổ sung chất hữu cơ và phủ đất [30].
Việc phủ đất giúp kích thích sự phát triển của rễ cây, làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, làm giảm hiện tượng bay hơi các chất dinh dưỡng của đất, làm tăng khả năng giữ đất và nước, làm giảm việc nước chảy trên bề mặt, tạo điều kiện thoát nước tốt, ổn định nhiệt độ của đất và cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn cho các vi khuẩn trong đất (Aryantha và cộng sự, 2000). Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Aryantha và cộng sự, (2000), Lazarovits và cộng sự, (2001), bổ sung các chất hữu cơ như: bột cỏ linh lăng, xơ bông, bột đậu tương, cây lúa mì, phân gà và phân u rê vào đất giúp kích thích sự phát triển của rễ cây, làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm hiện tượng bay hơi của đất, tăng khả năng giữ đất và nước, giảm việc nước chảy trên bề mặt, tạo điều kiện thoát nước tốt, ổn định nhiệt độ của đất và cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn cho các vi khuẩn trong đất. Các chất hữu cơ phân huỷ giải phóng ra amoniac và các axit hữu cơ dễ bay hơi có thể diệt bệnh Phytophthora và chất hữu cơ cịn lại kích thích các vi sinh vật cạnh tranh đối kháng trong đất, vì vậy việc cung cấp thường xuyên chất hữu cơ cho vườn cây có khả năng hạn chế bệnh do nấm Phytophthora gây nên.
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19
1.2.5.7. Biện pháp sử dụng thuốc hố học phịng trừ Phytophthora [35, 42, 46]
a) Thuốc Bc đơ
Hỗn hợp bc đơ đã được sử dụng thành cơng để phịng trừ rất nhiều bệnh do các lồi Phytophthora khác nhau gây ra. Thuốc có tác dụng với bệnh trên tán lá, nhưng các thành phần hoạt tính của nó dễ gây độc đối với một vài loại cây trồng và một số sinh vật phi mục đích. Ngồi ra, Thuốc Bc đơ là một hỗn hợp giữa đồng sun phát với vôi, phải đọc kỹ hướng dẫn khi pha chế loại thuốc này, vì pha sai thuốc dễ bị kết tủa khơng có khả năng phịng trừ bệnh. Tại các khu vực nhiệt đới có lượng mưa cao, thì thuốc dễ bị rửa trôi (Erwin và Ribeiro, 1996).
b) Phosphonates
Nhóm hoạt chất này có khả năng trừ bệnh do nấm Phytophthora. Từ
“phosphonates” dùng để chỉ muối và các este của axit phốt pho ríc đã giải phóng ra các Anion phosphonates, dạng đặc trưng của phosphonates là Fosety-Al. Trên thị trường hợp chất này được biết đến với tên thương mại là Aliette, đó là một hỗn hợp muối nhôm của Phosphonate (Cohen và Coffey, 1986).
Tính hiệu quả của các thuốc Phosphonates đối với các cây trồng hay các lồi
Phytophthora thì khác nhau, có thể là do sự khác nhau về dạng hoặc mức độ tự
phòng vệ của các vật chủ (Guest và cộng sự, 1995). Mặc dù tác dụng kháng nấm của Phosphonates không bị giới hạn chỉ ở các noãn bào tử, nhưng sự thay đổi về hiệu quả kháng nấm đối với một số loài Phytophthora của hoạt chất này vẫn khơng thể giải thích được. Chẳng hạn như, chất fosetyl-Al rất có tác dụng đối với bệnh thối củ do Phytophthora infestans gây ra, nhưng lại vơ hiệu trong việc phịng chống bệnh rụng lá muộn ở khoai tây (Erwin và Ribeiro, 1996).
Các biện pháp phòng trừ sinh học đối với bệnh thối đen quả ca cao do nấm
Phytophthora palmivora gây ra chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể. Do vậy,
cần nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh trên theo hướng an tồn cho mơi trường và con người.
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19