Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae và streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị​ (Trang 43 - 45)

Tổng số lợn điều tra (con) Số lợn viêm phổi Số lợn chết do viêm phổi Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Lương Phong 930 310 33,33 62 20 Hợp Thịnh 710 195 27.46 38 19,48 Danh Thắng 840 212 25,23 32 15,09 Tính chung 2.480 717 28,91 132 18,41

Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy, tỷ lệ mắc viêm phổi chung trên đàn lợn là 28,91% và tỷ lệ chết 18,41%. Tỷ lệ lợn mắc viêm phổi và chết có sự khác nhau giữa các xã trong huyện, tại xã Lương Phong tỷ lệ mắc và chết cao nhất (tương ứng 33,33 % và 20%); thấp nhất ở Danh Thắng (tương ứng 25,23% và 15,09%). Để giải thích kết quả này, theo chúng tơi có thể do chăn nuôi lợn ở Lương Phong chủ yếu theo hộ gia đình khá là dày, điều kiện chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh cịn hạn chế. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2007) đã cho thấy: lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tại Hà Tây và Thái Nguyên mắc bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 100% theo đàn và trung bình 36,53% theo cá thể.

Như vậy, ở mỗi địa phương khác nhau tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi cũng khác nhau và có thể được giải thích là do mỗi vùng sinh thái, mỗi điều kiện chăn ni và trình độ người chăn ni khác nhau đã ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc viêm phổi ở lợn vùng đó. Tại các địa phương khi điều kiện chăn ni cịn hạn chế, tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi cao. Khi áp dụng các phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hịa do tính kháng thuốc của vi khuẩn nên kết quả điều trị rất thấp. Chính vì vậy, kết quả điều tra về tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh viêm phổi tương đối cao. Kết quả này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.1:

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hịa

Để có thể đánh giá sâu hơn sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh giữa các địa phương, chúng tôi đã tiến hành so sánh nguy cơ lợn mắc viêm phổi giữa các xã bằng phương pháp phân tích dịch tễ.

Kết quả so sánh nguy cơ mắc viêm phổi ở lợn giữa các xã, được trình bày tại bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae và streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị​ (Trang 43 - 45)