Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn A.pleuropneumoniae
1.2.2. Vi khuẩn S.suis
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vi khuẩn S. suis là một trong số các tác nhân gây bệnh quan trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể trong chăn nuôi lợn công nghiệp. Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 Jansen and Van Dorssen (1951) và ở Anh vào năm 1954 Field et al
(1954). Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới - nơi có ngành chăn ni lợn phát triển Higgins and Gottschalk (2002).
Bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này Lamont et al (1980). Vi khuẩn S. suis là nguyên nhân gây ra các thể
bệnh như viêm phế quản - phổi, viêm màng phổi và viêm phổi ở các lứa tuổi của lợn Erickson et al (1984). Các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn có sự sai khác nhau giữa các quốc gia Higgins and Gottschalk (2002) và rất đa dạng,
bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột Higgins and Gottschalk (2002); Lun et al (2007). Ngoài ra, vi khuẩn cịn có thể phân lập
được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai.
Ở Anh, bệnh do S. suis type 2 chủ yếu là gây ra các triệu chứng như bại
huyết và viêm não ở lợn cai sữa Windsor and Elliott (1975). Trong khi đó, ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều cho thấy S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi Koehne et al (1979); Erickson et al (1984).
Các chủng S. suis thuộc các serotype khác (không phải type 2) cũng đã phân lập được từ lợn bị viêm phổi - màng phổi tại Đan Mạch Perch et al (1983), Hà Lan Vecht et al (1985), Bỉ Hommez et al (1986), Phần Lan Sihvonen et al (1988),
Australia Gogolewski et al (1990), Canada Higgins et al (1990), (Gottschalk et al, 1991a, 1991b) và Mỹ Reams et al (1994).
Các chủng thuộc S. suis type 2 thường gây ra bệnh cho lợn giai đoạn sau cai sữa và vỗ béo (4-16 tuần tuổi) với rất nhiều thể bệnh như viêm não, viêm nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, cơ tim hoại tử, viêm phổi, viêm khớp và bại huyết Vetcht et al (1985), (Sanford 1987a, 1987b) và Gogolewski et al (1990). Bệnh
thường xảy ra sau khi lợn khoẻ được nuôi hoặc nhốt chung với lợn bệnh và thường gây chết đột ngột với các triệu chứng như sốt, thần kinh và viêm khớp. Tại Hà Lan, tỷ lệ S. suis type 2 có liên quan đến viêm phổi chiếm 42% các trường hợp mắc bệnh, tiếp đến là viêm não (18%), viêm nội tâm mạc (18%), và viêm đa thanh mạc (10%) Vecht et al (1985). Kataoka et al (1993) nghiên cứu ở Nhật Bản
đã cho biết kết quả là 38% số chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi.
Những nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy S. suis type 2 có thể lây từ đàn này sang đàn khác do sự di chuyển của một số cá thể nào đó trong đàn. Ngay trong cùng một đàn, sự lây lan chủ yếu là do tiếp xúc giữa các cá thể với nhau hoặc với chất thải nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, các vật chủ trung gian cũng đóng vai trị quan trọng trong quá trình truyền lây S. suis. Enright et al (1987) đã chứng minh ruồi có thể mang S. suis type 2 trong vịng ít nhất là 5 ngày và có thể gây nhiễm thức ăn và
nguyên liệu mà chúng đậu vào trong vịng ít nhất là 4 ngày. Bởi vậy, chính ruồi đóng vai trị quan trọng trong việc làm lây lan dịch bệnh giữa các cá thể trong cùng một đàn và giữa các đàn. Vai trò của các loài động vật khác, kể cả chim như là nguồn lây nhiễm vẫn còn đang được tiến hành nghiên cứu. Chính con người cũng có thể là nguồn mang trùng Sala et al (1989).
Trong khi đó, Vi khuẩn S. suis type 1 thường gây bệnh cho lợn con đang theo mẹ (1 - 3 tuần tuổi), có khi tới 6 tuần tuổi và thường ở thể bại huyết hoặc các nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, đặc biệt là lợn con từ 1-7 ngày tuổi Cook et al (1988). Đơi khi, nhóm vi khuẩn thuộc type 2 cũng gây bệnh cho lứa tuổi này, nhưng thường ít gặp hơn. Lợn con bị nhiễm bệnh là do lợn mẹ truyền qua đường hơ hấp, đường tiêu hố (do tiếp xúc với phân, các chất thải hoặc các chất tiết khác), đường máu (do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng). Với một số cá thể, hiện tượng nhiễm khuẩn chỉ biểu hiện ở dạng nhiễm khuẩn qua máu và không bao giờ phát bệnh. Tuy nhiên, với một số cá thể khác, vi khuẩn sẽ gây bệnh và biểu hiện bằng hiện tượng nhiễm trùng máu hoặc vi khuẩn di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, gây viêm màng não và đây chính là biểu hiện bệnh lý quan trọng nhất.
Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi MacLennan et al (1996), Heath et al (1996); trong khi đó, các bệnh tích ở phổi vẫn là chủ yếu trong các trường hợp lợn bị bệnh tại Bắc Mỹ Reams et al (1994), Hogg
et al (1996).
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993) về vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn S. suis là 74%.
Từ các kết quả nghiên cứu về bệnh cầu khuẩn ở lợn, Khương Thị Bích Ngọc (1996) đã chế tạo vắc xin cầu khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phịng cho lợn nái, đạt hiệu quả bảo hộ cao.
Cù Hữu Phú (1998) đã phân lập được vi khuẩn S. suis từ bệnh phẩm của lợn ốm chết nghi do vi khuẩn S. suis gây ra ở cả 2 phương thức chăn ni là rất cao, trong đó chăn ni tập trung chiếm 93,9%, chăn ni hộ gia đình chiếm 95,3%.
Năm 2005, chính Trung Quốc cũng đã kiểm soát dịch bệnh do S. suis gây ra ở lợn bằng vắc xin vô hoạt chế từ các chủng S. suis serotype 2 Lê Văn Tạo và Đỗ Ngọc Thuý (2006).
Ở nước ta, trong những tháng gần đây, số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tăng đột biến. Đặc biệt 6/2013 đã có một ca tử vong do bị sốc nhiễm khuẩn quá nặng, gây suy đa phủ tạng. Những người bị nhiễm bệnh đều đã được xác nhận là có tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc tham gia giết mổ hoặc bán thịt lợn.