Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của một số chủng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae và streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị​ (Trang 65 - 67)

M Ở ĐẦU

3.3.Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của một số chủng

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của một số chủng

và S. suis phân lập được

Việc kiểm tra khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh nói chung và vi khuẩn A. pleuropneumoniae S. suis phân lập được

ở trên nói riêng là rất cần thiết, trên cơ sở đó có thể đưa ra những hướng dẫn để lựa chọn những kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh do những vi khuẩn này gây ra ở lợn có hiệu quả.

Tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm với 10 loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae S. suis phân lập được trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh các chủng A. pleuropneumoniae, S. suis TT Loại kháng sinh App (n = 13) S. suis (n= 43) Số chủng mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số chủng mẫn cảm Tỷ lệ (%) 01 Penicillin G 4 30,77 20 46,51 02 Amikacin 6 46,15 31 72,09 03 Tetracycline 4 30,77 21 48,84 04 Ceftiofur 12 92,31 41 95,35 05 Ofloxacin 10 76,92 30 69,77 06 Streptomycin 6 46,15 12 27,91 07 Amoxicillin 11 84,62 33 76,74 08 Neomycin 5 38,46 28 65,12 09 Colistin 7 53,85 19 44,19

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae S. suis

phân lập được mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như:ceftiofur, amoxicillin đồng thời mẫn cảm thấp với các loại kháng sinh như: penicillin G, tetracyclin. Cụ thể là:

- Các mẫu vi khuẩn A. pleuropneumoniae đem thử mẫn cảm cao nhất với kháng sinh ceftiofur với tỷ lệ 92,31%, tiếp đến là amoxicillin với tỷ lệ 84,62%, ofloxacin với tỷ lệ 76,92%. Ngược lại, các mẫu mẫn cảm thấp nhất với penicillin G và tetracycline (tỷ lệ 30,77%).

- Các mẫu vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao nhất với ceftiofur với tỷ lệ 95,35%và amoxicillin với tỷ lệ 76,74%, đồng thời mẫn cảm thấp nhất với streptomycin (27,91%), colistin (44,19%) và penicillin G (46,51%).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trịnh Quang Hiệp (2004), kết quả thu được của chúng tôi có đôi chút khác biệt. Theo nghiên cứu của tác giả, các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae S. suis phân lập được từ đường hô hấp của lợn mẫn

cảm cao với các loại kháng sinh như neomycin, amikacin hay amoxicillin. Tuy nhiên, kết quả thu được của chúng tôi ở đây cho thấy những loại kháng sinh này có sự mẫn cảm thấp hoặc bị kháng với tỷ lệ khá cao. Điều này có thể được giải thích là theo thời

gian, đã có hiện tượng kháng thuốc của các loại vi khuẩn này.

Kết quả thu được này cho thấy, trong giai đoạn hiện tại có thể sử dụng các loại kháng sinh như ceftiofur, amoxicillin để điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn. Tuy vậy, cần có chiến lược và biện pháp cụ thể để hướng dẫn người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng kháng sinh có ý thức và thận trọng, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh. Có như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae và streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị​ (Trang 65 - 67)