Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.6. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Điều kiện khí hậu:
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang nét đặc trưng về khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió đơng bắc trong mùa đơng ít hơn các nơi khác thuộc Bắc Bộ.
Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8 với cường độ mưa lớn, làm xói mịn, rửa trơi đất, nhất là các vùng đất trống đồi núi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) có độ ẩm khơng khí bình qn 87%. Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt(Báo cáo thuyết minh quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới xã Bản Díu, 2012).
Lượng mưa trên lưu vực khá phong phú, theo tài liệu từ năm 1978-2009 lượng mưa trung bình năm là 2440mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80-90% tổng lượng mưa toàn năm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất đạt 523,6mm. Các tháng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VI, VII, VIII. Số ngày mưa trong năm từ 130 ngày đến 150 ngày, riêng các tháng trong mùa mưa số ngày mưa từ 18-22 ngày mỗi tháng.
Mưa trên lưu vực chủ yếu là mưa đối lưu. Những trận mưa dài và lớn hơn 100mm rất ít mà chủ yếu là những trận mưa tập trung vào thời gian ngắn, nhỏ hơn 100 phút, lượng mưa từng trận thường từ 5-10 trận trong một năm và tương đối ổn định qua các năm. Phần lớn những trận mưa có cường độ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, quá trình mưa hầu hết có một đỉnh xuất hiện ở đầu trận mưa, sau đó cường độ mưa giảm đi nhanh chóng.
Lượng mưa trungbình tháng của vùng nghiên cứu được ghi nhận ở Hà Giang bảng (bảng 2.1) ghi ở bảng sau:
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB 35,4 43,9 52,2 116,3 302,6 430,3 523,6 410,1 246,6 1499,4 100,0 30,4
* Điều kiện thủy văn:
Sông Chảy chảy qua khu vực nghiên cứu xã Bản Díu với chiều dài 6km, là con sông phát nguyên từ dãy Tây Côn Lĩnh, được giới hạn khá rõ bởi vùng núi cao ở phía Bắc và đường sơng núi ở Đơng-Đơng Nam. Địa hình lưu vực sơng Chảy thấp dần từ Bắc-Tây Bắc xuống Đơng Nam. Có nhiều khe suối nhỏ, khe rạch đổ vào sơng chảy, trong đó đáng kể là Suối Đỏ nằm trên địa bàn thơn Díu Hạ, Na Lũng và Mào Phố. Ngồi ra cịn có nhiều các hệ thống suối nhỏ, kênh rạch trong khu vực nghiên cứu cùng chảy vào sơng Chảy.
Nhìn chung, khí hậu ở xã Bản Díu đặc trưng về khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Có năm mùa mưa đến sớm, năm đến muộn, có năm lượng mưa rất lớn. Kết hợp với diện tích lớp phủ thực vật ở khu vực giảm dần do tập quán canh tác, khả năng tiêu nước của sơng suối có hạn vì cấu trúc thung lũng sơng đầu nguồn hẹp và sâu, độ dốc lớn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những trượt lở đất xảy ra bất ngờ gây thiệt hại nhiều tài sản, tính mạng của nhân dân, phá hủy nhiều cơng trình kinh tế và cơ sở hạ tầng trong khu vực nghiên cứu.