Hiện tượng trượt lở thường xảy ra trong lớp vật liệu bề mặt (bao gồm sự rửa trôi sườn dốc, nền đất nhân tạo hoặc các mảnh vụn thực vật) nằm trên các lớp đá
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
không thấm như đá granit biotit của Phức hệ Sông Chảy. Các vật liệu bở rời trên sườn dốc dễ dàng trở nên bão hịa nước khi có mưa lớn do nước khơng thể thốt nhanh do các vật liệu không thấm bên dưới. Khi các vật liệu này trở nên hoàn toàn bão hịa, lực đẩy của nước có thể làm giảm khả năng ổn định của sườn dốc và khi đạt đến một điều kiện giới hạn, khả năng xảy ra trượt là rất cao.
Các khu vực là ranh giới giữa các đá cũng là những nơi có nguy cơ xảy ra trượt lở cao như ranh giới giữa các đá phiến thạch anh-felspat-mica, đá phiến xen quarzit của Hệ tầng Thác Bà với các đá granit biotit thuộc Phức hệ Sông Chảy. Do sự di chuyển của nước ngầm có thể dễ dàng chảy qua các đá có độ thấm cao cho đến khi chúng gặp các đá không thấm. Tại đó, vận động di chuyển xuống dưới bị chặn lại hoặc yếu đi rất nhiều, do đó, tại ranh giới các đá thường xuất hiện nhiều các điểm xuất lộ nước, gây ra khả năng bão hòa nước của khối vật liệu bề mặt có thể gây ra trượt.
* Đặc điểm địa chấttầng:
Tham gia thành tạo khối gồm 3 pha xâm nhập.
Pha 1: Thành phần gồm granit 2 mica, granit muscovit, granit biotit có kích
thước hạt nhỏ đến vừa tương đối đồng đều, đôi khi dạng porphyr yếu, cấu tạo dạng gneis, đôi khi cấu tạo khối.
Pha 2: Granit gneis, granit 2 mica có dạng porphyr, granit biotit hạt không
đều.
Pha 3: Gồm các thể nhỏ, thể mạch granit aplit, granit pegmatit, chúng xuyên
cắt qua các đá pha 1 và pha 2. Chủ yếu tập trung ở phía Nam, Tây Nam của diện tích nghiên cứu.
Ngồi ra trong khối Sơng Chảy cịn gặp khá nhiều mạch thạch anh - turmalin chứa sulphur. Chúng xuyên qua các đá của cả 2 pha xâm nhập và các trầm tích biến chất rìa ngồi khối xâm nhập.
* Đặc điểm thạch học:
Các đá pha 1: Granit 2 mica, granit muscovit, granit biotit có kích thước hạt
Đá thường có cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh (24-48%), microlin (20-50%), plagioclas (15-31%), biotit (5-10%), muscovit (5-13%). Khoáng vật phụ gồm zircon, apatit, turmalin và quặng.
Các đá pha 2:Thành phần khoáng vật tạo đá gồm thạch anh (20-40%),
microlin (felspat kali) (26-58%), plagioclas (12,4%), biotit (2-5%), muscovit (1- 12%). Khống vật phụ có ilmenit, apatit, zircon, granat, turmalin và quặng.
Các đá pha 3 : Granit aplit, granit pegmatit, pegmatit rất sáng màu, thường
tạo thành mạch hoặc chùm mạch với bề dày khác nhau từ 0,2-100cm đến hàng trăm m, dài 10m đến khoảng 1km, hầu như chúng thường cùng phương ép của đá pha 1.Thành phần khoáng vật gồm plagioclas (3-24%), felspat kali (29-87%), thạch anh (8-38%), biotit (3-5%), muscovit thường có dạng tấm lớn 1-2cm2.
Kiến tạo:
Diện tích nghiên cứu nằm trong miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam, gồm một phần của các đới Sông Lô, Sông Hiến và phụ đới Khao Lộc (Dovjikov A. E., 1965) trong hệ uốn nếp Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cố kết vào Caledoni muộn.
Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu phát triển những hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Đứt gãy TB-ĐN nằm ở trung tâm diện tích nghiên cứu, song song với đứt gãy Hà Giang - Thanh Thuỷ, với góc dốc nghiêng về Đơng Bắc 40-600. Các đứt gãy phương ĐB-TN thường là các đứt gãy có quy mơ nhỏ, nằm ở phía Nam, Đơng Nam của vùng nghiên cứu.
,
Hình 2.3. Bản đồ địa chất thạch học khu vực xã Bản Díu-huyện Xín Mần
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
* Kiến tạo:Diện tích nghiên cứu nằm trong miền chuẩn uốn nếp Đông Việt
Nam, gồm một phần của các đới Sông Lô, Sông Hiến và phụ đới Khao Lộc (Dovjikov A. E., 1965) trong hệ uốn nếp Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cố kết vào Caledoni muộn (Trần Văn Trị và nnk., 1977)
Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu phát triển những hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Đứt gãy TB-ĐN nằm ở trung tâm diện tích nghiên cứu, song song với đứt gãy Hà Giang - Thanh Thuỷ, với góc dốc nghiêng về Đơng Bắc 40-600. Các đứt gãy phương ĐB-TN thường là các đứt gãy có quy mơ nhỏ, nằm ở phía Nam, Đơng Nam của vùng nghiên cứu.
Tóm lại, các quan sát về mối quan hệ giữa thành phần địa chất, cấu trúc và hiện trạng trượt lở đất tại xã Bản Díu có thể thấy như sau:
- Thành phần thạch học của các đá gốc đóng vai trị quan trọng cho sự hình thành hiện tượng trượt lở. Hiện tượng trượt lở có thể xảy ra ở tất cả các loại đá gốc có thành phần khác nhau, tuy nhiên các vật liệu có độ bền thấp biểu hiện mối nguy hiểm lớn nhất. Các thành tạo đá gốc nói chung khơng trực tiếp gây ra trượt lở nhưng là điều kiện gián tiếp cho các hiện tượng trượt lở xảy ra. Mối quan hệ gần nhất giữa đá gốc và trượt lở là q trình phong hóa của các đá phiến và các đá xâm nhập để tạo nên các lớp vật liệu phong hóa và đất bở rời có khả năng gây ra trượt lở
- Sự hiểu biết về địa chất vùng có thể giải thích một số nguyên nhân địa chất gây ra trượt lở. Trong diện tích nghiên cứu, vai trị của đá gốc và trượt lở rất rõ ràng nhưng thể hiện một cách gián tiếp. Sự khác biệt về độ cứng của các đá liền kề nhau như các đá granit biotit cứng hơn nằm cạnh các đá dễ bị phong hóa hơn như đá phiến, phiến xen quarzit có thể tạo ra các dạng bậc thang trên sườn dốc. Tuy các hệ thống đứt gãy khơng phát triển rộng rãi trong diện tích nghiên cứu song các đứt gãy này cùng với các hệ thống khe nứt đi kèm đều chứa các vật liệu dễ bị rửa trôi hơn so với đá gốc. Một yếu tố quan trọng khác là các đá thuộc Hệ tầng Thác Bà, vốn chiếm khoảng 40% diện tích nghiên cứu, đều là các đá có khả năng thấm rất cao tạo nên sự khác biệt về khả năng thoát nước khi mưa xuống so với các đá có khả năng thấm kém hơn như đá hoa của Hệ tầng An Phú và granit biotit Phức hệ Sông Chảy.
- Hiện tượng trượt lở thường xảy ra trong lớp vật liệu bề mặt (bao gồm sự rửa trôi sườn dốc, nền đất nhân tạo hoặc các mảnh vụn thực vật) nằm trên các lớp đá không thấm như đá granit biotit của Phức hệ Sông Chảy. Các vật liệu bở rời trên sườn dốc dễ dàng trở nên bão hịa nước khi có mưa lớn do nước không thể thốt nhanh do các vật liệu khơng thấm bên dưới. Khi các vật liệu này trở nên hoàn toàn bão hịa, lực đẩy của nước có thể làm giảm khả năng ổn định của sườn dốc và khi đạt đến 1 điều kiện giới hạn, khả năng xảy ra trượt là rất cao.
- Các khu vực là ranh giới giữa các đá cũng là những nơi có nguy cơ xảy ra trượt lở cao như ranh giới giữa các đá phiến thạch anh-felspat-mica, đá phiến xen quarzit của Hệ tầng Thác Bà với các đá granit biotit thuộc Phức hệ Sông Chảy. Do sự di chuyển của nước ngầm có thể dễ dàng chảy qua các đá có độ thấm cao cho đến khi chúng gặp các đá khơng thấm. Tại đó, vận động di chuyển xuống dưới bị chặn lại hoặc yếu đi rất nhiều, do đó, tại ranh giới các đá thường xuất hiện nhiều các điểm xuất lộ nước, gây ra khả năng bão hòa nước của khối vật liệu bề mặt có thể gây ra trượt.
2.1.5. Hiện tượng phong hóa
Phong hóa là q trình làm thay đổi và phá hủy đất đá trên bề mặt và gần bề mặt của vỏ trái đất, do ảnh hưởng của sự dao động nhiệt độ khơng khí, nước mưa, nước dưới đất, khí CO2, O2, và sinh vật. Nói cách khác, phong hóa là nguyên nhân phá hoại và làm thay đổi cấu trúc, thành phần, tính chất đất đá do tác dụng của các q trình phong hóa vật lý, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Trong điề kiện khí hậu á nhiệt đới ẩm ướt, ấm, nóng và thừa ẩm, trong điều kiện thực vật phong phú, đa dạng và các q trình sinh hóa mạnh liệt như ở nước ta thì phong hóa hóa học phát triển ưu thế.
Các yếu tố tạo vỏ phong hóa, khống chế và xác định sự hình thành của các kiểu vỏ phong hóa, bao gồm: Đá gốc, địa hình, khí hậu, thảm thực vật và thời gian.
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, vùng nghiên cứu tồn tại ba loại vỏ phong hóa: vỏ phong hóa Saprolit, vỏ phong hóa Ferosialit, vỏ phong hóa Sialit. Trượt lở tại Bản Díu thường xảy ra trên loại vỏ phong hóa Ferosialit với thành phần khống
vật chủ yếu của loại vỏ phong hóa này bao gồm thạch anh, kaolimit, geotit và hydromica.
2.1.6. Điều kiện khí hậu, thủy văn.
* Điều kiện khí hậu:
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang nét đặc trưng về khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió đơng bắc trong mùa đơng ít hơn các nơi khác thuộc Bắc Bộ.
Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8 với cường độ mưa lớn, làm xói mịn, rửa trơi đất, nhất là các vùng đất trống đồi núi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) có độ ẩm khơng khí bình qn 87%. Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt(Báo cáo thuyết minh quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới xã Bản Díu, 2012).
Lượng mưa trên lưu vực khá phong phú, theo tài liệu từ năm 1978-2009 lượng mưa trung bình năm là 2440mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80-90% tổng lượng mưa toàn năm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất đạt 523,6mm. Các tháng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VI, VII, VIII. Số ngày mưa trong năm từ 130 ngày đến 150 ngày, riêng các tháng trong mùa mưa số ngày mưa từ 18-22 ngày mỗi tháng.
Mưa trên lưu vực chủ yếu là mưa đối lưu. Những trận mưa dài và lớn hơn 100mm rất ít mà chủ yếu là những trận mưa tập trung vào thời gian ngắn, nhỏ hơn 100 phút, lượng mưa từng trận thường từ 5-10 trận trong một năm và tương đối ổn định qua các năm. Phần lớn những trận mưa có cường độ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, q trình mưa hầu hết có một đỉnh xuất hiện ở đầu trận mưa, sau đó cường độ mưa giảm đi nhanh chóng.
Lượng mưa trungbình tháng của vùng nghiên cứu được ghi nhận ở Hà Giang bảng (bảng 2.1) ghi ở bảng sau:
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB 35,4 43,9 52,2 116,3 302,6 430,3 523,6 410,1 246,6 1499,4 100,0 30,4
* Điều kiện thủy văn:
Sông Chảy chảy qua khu vực nghiên cứu xã Bản Díu với chiều dài 6km, là con sông phát nguyên từ dãy Tây Côn Lĩnh, được giới hạn khá rõ bởi vùng núi cao ở phía Bắc và đường sơng núi ở Đơng-Đơng Nam. Địa hình lưu vực sơng Chảy thấp dần từ Bắc-Tây Bắc xuống Đơng Nam. Có nhiều khe suối nhỏ, khe rạch đổ vào sơng chảy, trong đó đáng kể là Suối Đỏ nằm trên địa bàn thơn Díu Hạ, Na Lũng và Mào Phố. Ngồi ra cịn có nhiều các hệ thống suối nhỏ, kênh rạch trong khu vực nghiên cứu cùng chảy vào sơng Chảy.
Nhìn chung, khí hậu ở xã Bản Díu đặc trưng về khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Có năm mùa mưa đến sớm, năm đến muộn, có năm lượng mưa rất lớn. Kết hợp với diện tích lớp phủ thực vật ở khu vực giảm dần do tập quán canh tác, khả năng tiêu nước của sơng suối có hạn vì cấu trúc thung lũng sông đầu nguồn hẹp và sâu, độ dốc lớn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những trượt lở đất xảy ra bất ngờ gây thiệt hại nhiều tài sản, tính mạng của nhân dân, phá hủy nhiều cơng trình kinh tế và cơ sở hạ tầng trong khu vực nghiên cứu.
2.2. Đặc trưng kinh tế - xã hội
* Dân cư
Xã Bản Díu gồm 8 thơn (Díu Thượng, Díu Hạ, Chúng Trải, Quán Thèn, Ngam Lin, Na Lũng, Mào Phố, Cốc Tủm) là địa bàn sinh sống của các dân tộc La Chí, Tày, Mơng, Dao và Nùng. Theo thống kê xã Bản Díu năm 2013, tính đến tháng 11/2013, xã Bản Díu có 4.367 người (Bảng 2.2), trong đó nam giới là 1.946 người (chiếm 44,7%), nữ giới là 2.421 người (chiếm 55,3%). Xã Bản Díu có tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.215 người (chiếm trên 70% dân số toàn xã).
Bảng 2.2. Phân bố dân số xã Bản Díu, năm 2013 TT Chỉ tiêu Tổng số hộ Số người Diện tích TT Chỉ tiêu Tổng số hộ Số người Diện tích
(km2)
Mật độ dân số (người/km2)
1 Thôn Na Lũng 173 849 17,3 49,1
2 Thơn Díu Hạ 153 739 15,3 48,3
3 Thơn Díu Thượng 125 583 12,5 46,6
4 Thôn Ngam Lin 152 743 15,2 48,9
5 Thôn Mào Phố 63 373 6,3 59,2
6 Thôn Quán Thèn 103 500 10,3 48,5
7 Thôn Chúng Trải 71 429 7,1 60,4
8 Thôn Cốc Tủm 26 151 2,6 58,1
Toàn xã 866 4.367 86,6 50,4
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2013
Xã có nguồn lao động dồi dào, tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động toàn xã là 2.495 người chiếm 59% tổng dân số. Số người lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 98,7%, thời gian làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm 70% thời gian lao động. Ngồi thời gian chính lao động còn đi làm thêm các nghề phụ tạo thêm thu nhập như nghề rèn đúc lưỡi cày, dệt vải.
* Cơ cấu kinh tế
Trồng trọt: Năm 2012 và 2013, tổng diện tích gieo trồng lúa đều là 203 ha,
năng suất bình quân đạt 55,3 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 1.123,5 tấn (Bảng 2.3). Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ có xu hướng tăng lên nhưng khơng đáng kể. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt trong năm 2013 là 2.266,5 tấn, tăng 169,94 tấn so với cả năm 2012. Trong đó, diện tích cây đậu tương đạt 298 ha, năng suất đạt 12,1 tạ/ha. Tổng diện tích gieo trồng lạc đạt 42 ha, tăng nhẹ so với năm 2012 (Bảng 2.3). Ngồi ra, trong địa bàn xã cịn trồng nhiều loại cây trồng bao gồm các nhóm cây có củ (sắn, dong, giềng, khoai sọ…), rau đậu các loại (rau đậu Hà lan, củ cải, bầu bí, su su, các loại rau cải), trồng cỏ chăn nuôi, cây chè… Tuy nhiên, do thời tiết
rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, sự sinh trưởng và phát triển của cây. Một số hộ dân chưa thực hiện chuyển đổi đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng các loại cây trồng trong xã
Cây trồng Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Lúa 203 1.123,5 203 1.123,5 Ngô 329 973,06 330,53 1.143 Đậu tương 254,6 236,37 298 361,7 Lạc 40 54 42 56
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2012, 2013
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Gia súc, gia cầm Năm 2012 Năm 2013 Gia súc, gia cầm Năm 2012 Năm 2013
Trâu 1.179 1.185 Bò 602 613 Ngựa - 248 Dê 834 846 Lợn 3.004 3.470 Gia cầm khác 29.242 29.930
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2012, 2013
Chăn ni: Ngồi trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc cũng phát triển. Năm
2013, số lượng các loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, lợn) và các loại gia cầm khác đều tăng so với năm 2012 (Bảng 2.4). Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm trong khu