QUẢN LÝ ĐA CẤP HÀNG TỒN KHO THEO CHU KỲ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG: HÀNG TỒN KHO THEO CHU KỲ (Trang 41 - 45)

- Chiết khấu số lượng đơn vị biên hoặc thuế multiblock.

1/ Tăng cường sự phối hợp để tăng tổng lợi nhuận của chuỗi cung ứng 2/ Khai thác thặng dư thông qua phân biệt giá cả.

10.5 QUẢN LÝ ĐA CẤP HÀNG TỒN KHO THEO CHU KỲ

Một chuỗi cung ứng đa cấp có nhiều giai đoạn và nhiều mắt xích ở mỗi giai đoạn. Việc thiếu sự phối hợp trong các quyết định về quy mô đặt hàng trong chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến chi phí cao và kéo dài chu kỳ tồn kho hơn. Mục tiêu trong hệ thống đa cấp là để giảm tổng chi phí bằng cách kết hợp nhiều đơn hàng thông qua chuỗi cung ứng.

HÌNH 10-6 Mô tả sở lược về hàng tồn kho tại Nhà bán lẻ và Nhà sản xuất không có sự đồng bộ hoá

Xét hệ thống đa cấp đơn giản với một nhà sản xuất cung cấp cho một nhà bán lẻ. Giả sử rằng sản xuất là ngay lập tức, nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều khi cần. Nếu hai giai đoạn không được đồng bộ hóa, nhà sản xuất có thể sản xuất một quy mô đặt hàng mới Q ngay sau khi chuyển lô hàng hóa Q đến nhà bán lẻ. Hàng tồn kho ở hai giai đoạn được trình bày trong Hình 10-6. Trong trường hợp này, nhà bán lẻ mang giá trị tồn kho bình quân là Q / 2 và nhà sản xuất có giá trị tồn kho bình quân bằng Q.

Toàn bộ hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng có thể được giảm xuống nếu nhà sản xuất đồng bộ hoá hoạt động sản xuất để có sẵn vào đúng lúc và được vận chuyển kịp thời đến nhà bán lẻ. Trong trường hợp này, nhà sản xuất không có hàng tồn kho tích trữ và nhà bán lẻ có mức tồn kho bình quân bằng Q/2. Khi đó, sự đồng bộ hoá sản xuất và bổ sung cho phép chuỗi cung ứng giảm tổng khối lượng sản phẩm lưu trữ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu ở giai đoạn mua từ 3Q/2 xuống Q/2.

Đối với một chuỗi cung ứng đa cấp đơn giản chỉ với một mắt xích ở mỗi giai đoạn, chính sách đặt hàng là tối ưu nếu quy mô đặt hàng tại mỗi giai đoạn là bội số nguyên của quy mô đặt hàng tại khách hàng trực tiếp của nó đã được chứng minh là khá chặt chẽ. Khi quy mô đặt hàng là bội số nguyên, sự phối hợp đặt hàng qua các giai đoạn cho phép một phần của hàng sẽ được giao đến mỗi giai đoạn để được chuyển qua kho trên đến giai đoạn kế tiếp. Quy mô sản phẩm thực sự không lưu giữ trong kho, thay vào đó khi hàng vận chuyển đến với khối lượng lớn sẽ được chia ra thành những phần với khối lượng nhỏ hơn theo yêu cầu của từng ngày, sau đó vận chuyển đi ngày đến các điểm cuối (kho hoặc khách hàng) phụ thuộc vào tỷ lệ chi phí đặt hàng cố định S và chi phí lưu kho H ở mỗi

giai đoạn. Tỷ lệ này gần ở giữa hai giai đoạn, cao hơn là tỷ lệ phần trăm tối ưu của kho sản phẩm qua chuyển hàng.

Nếu một bên (nhà phân phối) trong một chuỗi cung ứng cung cấp cho nhiều bên (nhà bán lẻ) ở giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng, thì điều quan trọng là phải phân biệt các nhà bán lẻ có nhu cầu cao với những nhà bán lẻ có nhu cầu thấp. Trong trường hợp này, Roundy (1985) đã chỉ ra một kết quả chính sách gần tối ưu nếu những nhà bán lẻ được nhóm lại sao cho tất cả những nhà bán lẻ đó ở trong một nhóm đặt hàng với nhau, và cho tần số đơn hàng tại bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng là bội số nguyên của tần số đơn hàng tại nhà phân phối hay tần số đơn hàng tại nhà phân phối là bội số nguyên của tần số tại các nhà bán lẻ.

HÌNH 10-7 Sơ đồ minh họacủa chính sách bổ sung tổng thể

Một chính sách bổ sung tổng thể có mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng đặt hàng định kỳ, với độ dài của khoảng thời gian đặt mua bổ sung đối với mỗi mắt xích là bội số nguyên của một số giai đoạn cơ sở.Một ví dụ về chính sách như vậy được trình bày như trong Hình 10-7. Dưới chính sách này, các nhà phân phối đặt hàng bổ sung hai tuần một lần. Một số nhà bán lẻ đặt hàng bổ sung mỗi tuần và những nhà bán lẻ khác đặt hàng bổ sung từ hai đến bốn tuần một lần. Quan sát thấy rằng, đối với các nhà bán lẻ đặt hàng thường xuyên hơn nhà phân phối, tần số đơn đặt hàng của nhà bán lẻ là bội số nguyên tần số của các nhà phân phối. Đối với các nhà bán lẻ đặt hàng ít thường xuyên hơn so với nhà phân phối, tần số đặt hàng của nhà phân phối là một bội số nguyên tần số đặt hàng của các nhà bán lẻ.

Nếu một chính sách bổ sung tổng thể được đồng bộ hóa qua hai giai đoạn, nhà phân phối có thể chuyển sản phẩm thực sự không lưu giữ trong kho, thay vào đó khi hàng vận chuyển đến với khối lượng lớn sẽ được chia ra thành những phần với khối lượng nhỏ hơn theo yêu cầu cảu từng ngày, sau đó vận chuyển đi ngày đến các điểm cuối (kho or khách hàng)một kho bộ phậncung cấp của nó để đến giai đoạn tiếp theo. Tất cả các chuyến hàng đến các nhà bán lẻ đặt hàng không thường xuyên hơn so với các nhà phân phối (từ hai đến bốn tuần) qua cập cảng được trình bày trong hình 10-8. Đối với nhà bán lẻ đặt hàng thường xuyên hơn (mỗi tuần) so với nhà phân phối, một nửa các đơn đặt hàng là chuyển qua kho, với một nửa còn lại được vận chuyển từ hàng tồn kho như được trình bày trong Hình 10-8.

Toàn bộ chính sách bổ sung cho chuỗi cung ứng được trình bày trong Hình 10-8 có thể được tóm tắt như sau :

• Chia tất cả các bên trong một giai đoạn vào những nhóm sao cho tất cả các bên nằm trong một nhóm đặt hàng có cùng nhà cung cấp và có cùng một khoảng thời gian đặt hàng bổ sung.

HÌNH 10-8 Sự phân phối một chuỗi cung ứng đa-echelon

• Xá c lập

khoảng thời gian đặt hàng bổ sung qua các giai đoạn sao đơn hàng bổ sung nhận được vào bất cứ giai đoạn nào cũng được đồng bộ hóa với các lô hàng của đơn hàng bổ sung đến ít nhất một trong những khách hàng của nó. Phần đồng bộ hóa có thể được chuyển qua kho.

• Đối với các khách hàng có khoảng thời gian đặt hàng bổ sung dài hơn nhà cung cấp, làm cho khoảng thời gian đặt hàng bổ sungcủa khách hàng là bội số

sung tại hai giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nối tiếp đến các điểm cuối (kho hay khách hàng). Nói cách khác, nhà cung cấp nên chuyển qua kho tất cả các đơn đặt hàng từ những khách hàng đặt hàng bổ sung ít thường xuyên hơn bản thân nhà cung cấp.

• Đối với các khách hàng có khoảng thời gian đặt hàng lại ngắn hơn so với nhà cung cấp, làm cho khoảng thời gian đặt hàng bổ sung của nhà cung cấp là một bội số nguyên trong khoảng thời gian đặt hàng bổ sung của khách hàng và đồng bộ hoá bổ sung tại hai giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng nối tiếp. Nói cách khác, nhà cung cấp nên chuyển qua kho một trong mỗi lô hàng k đến một khách hàng đặt hàng thường xuyên hơn chính họ, trong đó k là một số nguyên.

• Tần số tương đối của việc đặt hàng lại phụ thuộc vào chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, và nhu cầu ở các bên khác nhau.

ĐIỂM CHÍNH Chính sách bổ sung tổng thể có thể đồng bộ hoá trong các chuỗi cung ứng đa cấp để giảm hàng tồn kho theo chu kỳ và chi phí đặt hàng thấp nhất. Theo chính sách như vậy, khoảng thời gian đặt hàng bổ sung ở bất kỳ giai đoạn nào cũng là bội số nguyên của khoảng thời gian đặt hàng bổ sung của giai đoạn tiếp theo cơ sở. Đồng bộ hoá toàn bộ các chính sách bổ sung tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng nối tiếp một mức độ cao hơn trên toàn bộ chuỗi cung ứng.

Trong khi toàn bộ các chính sách tổng thể thảo luận trên đồng bộ hoá bổ sung trong chuỗi cung ứng và giảm hàng tồn kho theo chu kỳ, chúng tăng tính an toàn cho hàng tồn kho mà sẽ được thảo luận trong Chương 11, bởi vì thiếu tính linh hoạt về thời gian của việc đặt hàng bổ sung. Do đó, các chính sách này làm cho chuỗi cung ứng có ý nghĩa nhất trong hàng tồn kho theo chu kỳ lớn và có thể tiên đoán được nhu cầu tương đối.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG: HÀNG TỒN KHO THEO CHU KỲ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w