Kiểm sốt lây nhiễm và dự phịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm a h5n1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex reverse transcription polymerase chain reaction (Trang 31 - 32)

1.2. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM

1.2.4. Kiểm sốt lây nhiễm và dự phịng

Mỗi đợt dịch cúm HPAI H5N1 ở người thường khởi đầu bằng các vụ dịch cúm trên gia cầm. Do vậy, để phòng chống sự lây lan từ gia cầm sang con người chúng ta cần tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn và diệt trừ nguồn bệnh trên gia cầm. Các biện pháp này bao gồm công tác tiêm chủng, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học và tiêu hủy gia cầm khi xảy ra dịch. Ở các quốc gia chưa xảy ra dịch, công tác giám sát, các biện pháp an toàn sinh học và kế hoạch phịng chống dịch có vai trị quan trọng để ngăn chăn sự xuất hiện của virus và thiết lập tình trạng sẵn sàng trong phịng chống dịch cúm gia cầm. Các biện pháp phòng ngừa ở mức độ quốc gia có thể làm giảm nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm qua đường biên giới; tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa ở mức độ xử lý dịch có vai trị quan trọng để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ở người. Các biện pháp phòng ngừa này do WHO và CDC (Centers for Disease Control and Prevention) đưa ra nhằm làm giảm tỉ lệ mắc cúm gia cầm ở người bằng cách thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp tại các cơ sở y tế. Hiện tại, CDC và WHO khuyến cáo sử dụng khẩu trang N-95 khi chăm sóc bệnh nhân cúm gia cầm. Trong q trình thực hiện các thủ thuật có nguy cơ cao như soi phế quản, thơng khí khơng xâm lấn, đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở ơxy hoặc khí dung thuốc... thì nhân viên y tế cần phải được trang bị các phương

tiện chun dụng hơn như mặt nạ kín hồn tồn hoặc mặt nạ lọc khí kết hợp với các dụng cụ bảo hộ khác như áo chồng khơng thấm nước, găng tay và kính bảo vệ mặt [12]. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng các dung dịch khử trùng tại bồn rửa ngay trong phòng bệnh nhân. Ngay khi bệnh nhân nhập viện, cần phải tiến hành cách ly bệnh nhân trong phòng áp lực âm. Các nhân viên y tế cần được tiêm phòng vaccine cúm mùa hàng năm để ngăn chặn hiện tượng đồng nhiễm virus cúm. Các nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus ngay lập tức, nếu ai có biểu hiện nhiễm bệnh phải nghỉ và giám sát chặt chẽ. Với các biện pháp phòng ngừa như vậy thì nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm sẽ giảm tới mức thấp nhất, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang các bệnh nhân khác, sang người nhà và nhân viên y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm a h5n1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex reverse transcription polymerase chain reaction (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)