CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4. Xác định thành phần hóa học chung của nƣớc dằn tàu
1.4.3.2. Xác định nitrit
Phương pháp thể tích.
Nguyên tắc của phƣơng pháp: Oxi hoá nitrit thành nitrat bằng KMnO4. Điểm cuối của quá trình chuẩn độ đƣợc nhận biết khi màu tím của KMnO4 chuyển thành màu tím rất nhạt.Phƣơng trình chuẩn độ:
2 MnO4- + 5 NO2- + 6H+ → 2 Mn2+ +5 NO3- +3 H2O
Tuy nhiên trong môi trƣờng axit ion NO2- bị phân huỷ thành NO và NO2 theo phƣơng trình:
NO2- + H+ → HNO2 → NO + NO2 +H2O Do đó cần đảo ngƣợc thứ tự phản ứng (nhỏ từ từ dung dịch NO2-
vào dung dịch MnO4- trong môi trƣờng axit). Phƣơng pháp này có độ nhạy khơng cao và tính chọn lọc kém vì trong dung dịch có nhiều ion có khả năng bị MnO4-
oxi hoá. [12]
Phương pháp cực phổ.
Nitrit là anion có hoạt tính cực phổ. Khi xác định nitrit bằng phƣơng pháp cực phổ, điện cực giọt thuỷ ngân, dung dịch nền LaCl3 2% và BaCl2 2% thì nitrit xuất hiện sóng cực phổ ở thế 1.2V so với anot thủy ngân. Nếu dùng nền là hỗn hợp đệm xitrat 2M có pH = 2,5 thì giới hạn phát hiện 0.225 ppm NO2-.
Nếu dùng nền là hỗn hợp KCl 0.2M + SCN-
0.04 M + Co2+ 2.104 M ở pH=1-2 thì sẽ cho một pic cực phổ xung vi phân rất rõ khi có mặt ion NO-
2. Pic xuất hiện ở thế - 0.5 V (so với điện cực calomen bão hòa) và chiều cao pic tỉ lệ với nồng độ NO2-
. Có thể xác định NO2- bằng cách chuyển về diphenyl nitrosamine trong môi trƣờng axit. Khi xác định NO2- trong mẫu ngƣời ta thêm 5 mL dung dịch nền (gồm
4.86g KSCN và 17.2 mL HClO4 70% trong 1 L nƣớc cất), 1.25 mL diphenylamin (hoà tan 0.44g diphenylamine trong 400 mL rƣợu metylic thành 1 L) và 20 mL mẫu. Điều chỉnh pH từ 1-2 bằng axit HClO4 nếu cần. Sục khí nitơ để loại ơxy khơng khí, sau đó ghi phổ xung vi phân từ - 0,2 đến - 0,8V. Thế đỉnh pic xuất hiện ở - 0,52V. [12, 52]
Phương pháp sắc ký.
Phân tích ion nitrit bằng phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao với pha động là axit p-hydrobenzoic 8 mM và Bis-Tris 3,2 mM. Hàm lƣợng nitrit có thể xác định đến 10-8 M.
Cũng có thể xác định ion nitrit cùng với các ion khác bằng phƣơng pháp sắc kí ion. Tuy nhiên, giới hạn phƣơng pháp này chỉ là 0,1 mg/L NO2-. Mẫu đƣợc bơm vào cột tách bằng van bơm mẫu, nhờ pha động thích hợp chảy qua cột tách. Tại đây các cấu tử trong hỗn hợp đƣợc tách ra khỏi nhau và phát hiện nhờ bộ Detector thích hợp. [12]
Phương pháp trắc quang.
Xác định nitrit bằng phƣơng pháp trắc quang dựa trên cơ sở hình thành hợp chất màu azo. Nitrit phản ứng với amin thơm bậc một trong môi trƣờng axit tạo thành muối diazo ở giai đoạn trung gian, muối này khi tác dụng với hợp chất amin hay hydroxyl tạo thành hợp chất màu azo tƣơng ứng, thích hợp cho phƣơng pháp trắc quang. Một trong những phƣơng pháp đƣợc ứng dụng rộng rãi là phƣơng pháp trắc quang với thuốc thử Griss. Đây cũng chính là phƣơng pháp trọng tài của TCVN (4561- 88). Thuốc thử Griss là hỗn hợp của axit sufanilic và α-naphtylamin.
Nguyên tắc của phương pháp:
Trong môi trƣờng axit acetic, ion NO2- phản ứng với axit sunfanilic và α- naphtylamin tạo thành hợp chất azo có màu đỏ.
C6H4 SO2.OH NH2 + HNO2 C6H4 SO2.OH N=NOH + H2O C6H4 SO2.OH N=NOH + C10H7NH2 C6H4 SO2.OH N=N C10H6NH2 + H2O
Ngồi thuốc thử Griss, ngƣời ta cịn có thể sử dụng dẫn xuất của Griss nhƣ hỗn hợp thuốc thử 4-aminobenzenesunfonamit (NH2C6H4SO2NH2) và N-(1-naphtyl)-1,2 diaminoetan hidroclorua (C10H7NH-CH2-CH2-NH2.HCl). Khi sử dụng hỗn hợp thuốc thử này sản phẩm thu đƣợc có màu tím hồng ở pH= 1,9 ± 0,1 và có cực đại hấp thụ ở 540 nm. [12, 46]