TT Tên dự án Công suất Chất thải rắn (Tấn/năm)
1 Nhà máy chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn (CT TNHH Liên Hiệp Nghệ An) 30.000 tấn/năm 2.500
2 Bưu điện KCN Nam Cấm 200
3
Nhà máy chế biến hải sản
CT TNHH Thương mại & xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải An
2.200 tấn/năm
1.000
4 Nhà máy nguyên liệu giấy xuất khẩu
CT TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An 50.000 tấn/năm
30.746
5 Nhà máy cơ khí Thái Sơn
Cơng ty Cổ phần Minh Thái Sơn 4,5 tấn/giờ
6.000
6 Nhà máy đúc cán thép
Công ty TNHH Thanh Thành Đạt 15 tấn/ngày - 7 Nhà máy chế biến đá vôi trắng
Cơng ty Cổ phần khống sản Đơng Minh 30.000 tấn/năm
-
8 Nhà máy chế biến và đóng gói thức ăn
gia súc (Công ty thương mại VIC) 60.000 tấn/năm 2.500 9 Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu min
Cơng ty Cổ phần khống sản Á Châu 19.000 tấn/năm
3.000
10 Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn
Hãng OMYA 80.000 tấn/năm 3.000
11 Nhà máy chế biến đá trắng
CT CP tư vấn và xây dựng Miền Trung 100.000 tấn/năm
3.000
12 Nhà máy chế biến bột bả tường
Công ty TNHH Châu Tiến 70.000 tấn/năm 2.400 13 Nhà máy chế biến đá
Công ty TNHH Hương Liệu 75.000 tấn/năm 1.850 14 Nhà máy sản xuất & chế biến gỗ nhân tạo
Công ty cổ phẩn Cơng dụng hố 16.000 m
3/năm 1.600
15 Nhà máy chế biến bột cá Công ty TNHH Trang Hải
Bột cá 620 tấn/năm Hải sản đông lạnh 374 tấn/năm
-
16 Nhà máy sản xuất ván ép nhân tạo
CT Cổ phần ván nhân tạo Việt Trung 25.000 m3/năm
36.240
17 Nhà máy rượu Borsmi
18 NM chế biến gỗ Tùng Hương xuất khẩu
CT Cổ phần Tùng Hương Việt Nam 45.000 tấn sp/năm
7.000
20 Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An 150 triệu lít bia/năm 2.404
21
Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp xuất khẩu Đông A
Công ty cổ phần nội thất Đông A
4.900 m3/năm -
22 Nhà máy sản xuất bột cá
Công ty cổ phần Minh Thái Sơn 900 tấn/năm -
Nguồn: Ban quản lý KKT Đông Nam
Theo báo cáo hiện trạng môi trường các KCN năm 2011 của BQL khu kinh tế Đơng Nam (Số 87/BC-KKT ngày 13/12/2011) thì hầu như tồn bộ chất thải rắn của các nhà máy đều không được xử lý tại chỗ. Các nhà máy và doanh nghiệp ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Thành phố Vinh và Công ty Môi trường đơ thị Thị xã Cửa Lị để vận chuyển và xử lý ngồi khu cơng nghiệp [1].
Việc xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tự các cơ sở sản xuất ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý, do đó phụ thuộc vào ý thức cũng như điều kiện kinh tế của doanh nghiệp. Mặt khác chất thải rắn ít gây tác động ra môi trường xung quanh hơn nước thải và khí thải, mà chủ yếu tác động vào môi trường nội vi của các nhà máy. Do đó việc thu gom, xử lý không thực hiện triệt để và thương xun cũng như khơng có khu chứa rác, khu tập kết rác trước khi đem đi xử lý thì mơi trường trong khu vực sản xuất của các nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường trốn tránh và đổ thải chất thải nguy hại lẫn vào chất thải sinh hoạt để tiện cho việc thu gom, chính những hành động này cũng làm ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường.
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ VINH CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ VINH
3.2.1. Thực trạng quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển cơng nghiệp gắn liền với BVMT. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về quản lý môi trường KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước về BVMT khu công nghiệp. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải
rắn; thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp theo các định kỳ trong năm.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về BVMT khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn chồng chéo, việc triển khai các công cụ quản lý chưa hiệu quả, nhân lực cho công tác BVMT khu cơng nghiệp cịn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, ý thức BVMT của các chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN chưa tốt [8,9].
Đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều quy phạm pháp luật quy định nội dung quản lý mơi trường khu cơng nghiệp, trong đó có một số văn bản trực tiếp liên quan đến công tác BVMT khu công nghiệp. Cụ thể: Quyết định số 62/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường ban hành quy chế BVMT khu công nghiệp đã đề cập đến các quy định về ĐTM, cơ sở hạ tầng BVMT, thu gom và xử lý nước thải tập trung, trách nhiệm của các bên quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Quyết định này đã là một căn cứ quan trọng quy định về phương diện luật pháp công tác BVMT đối với khu cơng nghiệp và đã góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và thúc đẩy các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả hơn hoạt động BVMT tại các KCN.
Mặt khác, theo nhận định của viện nghiên cứu chiến lược, chính sách cơng nghiệp – Bộ cơng thương (2009) thì quyết định 62 vẫn cịn có hạn chế như chưa quy định một cách rõ ràng về nội dung quản lý tập trung trong KCN nên nhiều KCN đã tìm nhiều cách để trốn tránh đầu tư cho những hạng mục cơ sở hạ tầng BVMT trong KCN; các doanh nghiệp còn nặng về đối phó với cơ quan quản lý nhà nước, chưa có ý thức BVMT. Ví dụ: Các doanh nghiệp đã thoả thuận với cơ quan quản lý để tự đấu nối riêng hệ thống nước thải của mình ra mơi trường mà không kết nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN với lý do là công nghệ xử lý nước thải của họ đã đạt tiêu chuẩn mơi trường. Hậu quả là khơng thể kiểm sốt được các hệ thống riêng rẽ này và không dễ dàng khắc phục khi chuyển đổi sang quản lý tập trung. Đó là chưa kể lợi dụng việc được phép tổ chức riêng hệ thống xử lý nước thải và các
kênh mương thải ra môi trường nhiều doanh nghiệp thời gian đầu thực hiện khá tốt việc xử lý nước thải, sau đó đã gian dối khơng thực hiện xử lý nước thải theo quy định mà xả thẳng nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường [9].
Thực tế nêu trên là một trong những bằng chứng thể hiện những bất cập trong các văn bản quy định về công tác quản lý mơi trường các KCN của nhà nước, vì vậy trong những năm gần đây, một số văn bản pháp lý đã được nhà nước tiếp tục ban hành với mục đích điều chỉnh để cụ thể hơn, phù hợp hơn trong các quy định quản lý mơi trường KCN. Đó là Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu đã quy định Ban quản lý các KCN, KCX, KKT có nhiệm vụ và quyền tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, chuyển một phần chức năng quản lý môi trường KCN từ Sở Tài nguyên và Môi trường sang cho ban quản lý KCN. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều ban quản lý các KCN chưa đáp ứng được nhiệm vụ này dẫn đến công tác quản lý môi trường trong các KCN vẫn khơng có hiệu quả cao, tình trạng chất thải gây ô nhiễm từ các KCN thải ra môi trường vẫn đang là một vấn đề khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, môi trường sống xung quanh các KCN trở thành một vấn đề bức xúc của cộng đồng.
Trước những diễn biến khơng tích cực của cơng tác quản lý môi trường các KCN, nhà nước đã tiếp tục ban hành Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 về quy định quản lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, tập trung vào việc quy định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và BVMT các khu công nghiệp, đặc biệt nâng cao trách nhiệm của ban quản lý các KCN thể hiện ban quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT tại KCN theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là: thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện việc giám sát, kiểm tra các vi phạm về BVMT đối với các dự án,
CSSX tại KCN; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm BVMT trong KCN. Theo thông tư này Sở TNMT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mơi trường, chủ trì cơng tác thanh tra việc thực hiện các quy định về BVMT, giám sát chất lượng môi trường, kiểm tra công tác BVMT trong KCN và phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT khu công nghiệp.
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT tuy đã tạo ra bước tiến so với Quyết định 62/2002/QĐ-BKHCNMT là đã giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quản lý môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ban quản lý các KCN chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính quản lý mơi trường KCN. Việc phân cấp giữa Sở TNMT và BQL các khu công nghiệp chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của mỗi đơn vị [9].
Tồn tại lớn nhất trong công tác BVMT các khu công nghiệp, theo nhận định trong Báo cáo môi trường KCN Việt Nam là:
- Chưa triển khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện.
- Trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN cịn nhiều bất cập, khơng rõ ràng.
- Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến và phần lớn hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ trước khi các khu, cụm công nghiệp đi vào sử dụng.
3.2.2. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu, cụm CN ở thành phố Vinh
Năm các năm 2008 – 2009 công tác quản lý mơi trường ở tỉnh Nghệ An cịn nhiều bất cập, do có sự chuyển đổi tổ chức từ phịng quản lý môi trường sang Chi cục bảo vệ môi trường. Từ đầu năm 2010 đến nay do có sự tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt, thanh tra mơi trường kết hợp với sự hoạt động tích cực của cảnh sát mơi trường nên mơi trường ở tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh được cải thiện đáng kể. Từ cuối năm 2009 khi có nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên
công tác quản lý môi trường của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực và hiệu quả.
Đối với công tác quản lý môi trường tại các khu, cụm cơng nghiệp ở Nghệ An nói chung cũng như thành phố Vinh nói riêng trong những năm qua đã được các cơ quan quản lý của tỉnh quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối hiệu quả.
Theo báo cáo “Tình hình thực hiện chính sách pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề” của Sở TNMT Nghệ An ngày 19/05/2011[19] thì cơng tác BVMT trong các KCN ở tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh có những điểm cụ thể như sau:
1. Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mơi trường của chính phủ, các bộ ngành về các KCN
Các văn bản có liên quan đến quản lý mơi trường trong các KCN đều được ban hành cho các bên liên quan, như là:
Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về thốt nước đơ thị và khu công nghiệp; Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn; Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải;
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 quy định quản lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Thông tư 21/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí BVMT đối với chất thải rắn.
UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành nhiều văn bản đối với công tác BVMT trên địa bàn tỉnh, cũng như đối với các khu công nghiệp của tỉnh, như:
Quyết định 74/2007/QĐ-UBND ngày 12/06/2007 về việc ban hành Quy định Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định 44/2008/QĐ-UBND ngày 15/08/2008 về việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền thẩm định phê duyệt ĐTM của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 1294/QĐ-UBND.ĐC ngày 12/04/2006 về việc phê duyệt kế hoạch kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Đối với công tác quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 96/2010/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 về quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý, đầu tư xây dựng phát triển KKT Đông Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đánh giá về tình hình thực hiện các văn bản pháp luật đã được ban hành, báo cáo trên cũng nêu rõ những bất cập hiện tại trong công tác quản lý môi trường trong các KCN. Ví dụ: Việc cấm xả nước thải, khí thải chưa được xử lý ra môi trường đang rất khó thực hiện, vì tại các KCN, CCN ở Nghệ An chưa đầu tư về hệ thống xử lý nước thải, khí thải tập trung. Quy định nhà máy xử lý nước thải tập trung trong các KCN phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động khơng có tính khả thi đối với các KCN ở Nghệ An trong thời điểm hiện nay và tạm thời các đơn vị đang thực hiện bằng việc lấy mẫu phân tích định kỳ.
Yêu cầu các KCN phải có trạm lưu giữ rác thải nhưng ở các KCN Nghệ An đất xây dựng các trạm này khơng cịn nên khơng thể đầu tư xây dựng được.
2. Tổ chức bộ máy và xây dựng năng lực quản lý nhà nước về BVMT trong khu KKT Đông Nam
- Thành lập phịng tài ngun mơi trường trong hệ thống 7 phòng ban của ban quản lý. Phịng này có chức năng tham mưu cho ban quản lý thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường trong khu công nghiệp.