Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Nam Cấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 79)

TT Tên đơn vị Bộ phận chuyên trách BVMT Kinh phí BVMT năm 2011 (VNĐ) Hệ thống quản lý, xử lý các vấn đề mơi trường Nước thải Khí thải CTR CTNH

1 Công ty TNHH Liên hiệp Nghệ An

K 18,5 triệu K K Có K

2 Bưu điện Nghệ An K K K K K K

3 Công ty TNHH TM & XNK thủy sản Hải An

K 15,5 triệu K K K Có

4 Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Nghệ An

K 15,5 triệu K K K Có

5 Cơng ty Thương mại VIC K K K K K K

6 Cơng ty cổ phần khống sản Á Châu

K K K K K K

7 Cơng ty Khống sản OMYA K K K K K Có

8 Cơng ty cổ phần tư vấn và xây dựng Miền Trung

K K K K K K

9 Công ty TNHH Châu Tiến K K K K K K

10 Công ty TNHH Hương Liệu K K K K K K

11 Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng

K 16,5 triệu VNĐ

K K K Có

12 CT cổ phần Cơng dụng hóa K K K K K K

13 Công ty cổ phần ván gỗ

nhân tạo Tân Việt Trung 02 cán bộ 18,5 triệu VNĐ

K K Có Có

Hương Việt Nam

15 Cơng ty cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ An

K K K K K K

16 CT cổ phần Minh Thái Sơn K K K K K K

17 Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng Vinaconex

K K K K K K

Nguồn: Ban quản lý KKTĐN [1] Ký hiệu:

K: Không

Nước thải sản xuất và sinh hoạt

Tại KCN Bắc Vinh đã có 13 dự án đang hoạt động (lấp đầy 62,9%) và tại KCN Nam Cấm đã có 22 dự án hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Đó là chưa kể nhiều trong số các nhà máy vẫn chưa thực hiện việc xử lý nội bộ nước thải sản xuất theo đúng cam kết trước khi thải vào hệ thống dẫn thải chung của KCN, dẫn đến tình trạng nước thải chung của KCN đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt khá nghiêm trọng tại các khu vực tiếp nhận nước thải của thành phố Vinh (xem bảng 3.8).

Đến thời điểm hiện tại, KCN Bắc Vinh mặt bằng quy hoạch nhà máy xử lý nước thải tập trung đã được phê duyệt và đang thực hiện việc lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tại KCN Nam Cấm dự án đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang chờ vốn từ ngân sách nhà nước để tổ chức đấu thầu thi công.

Tại CCN Hưng Lộc trên địa bàn thành phố Vinh, hệ thống thu gom nước thải và nước mưa đã xuống cấp và gần như không hoạt động, nước thải không thể chảy vào các bể xử lý và hồ sinh học [27].

Bảng 3.13: Tổng hợp về công tác quản lý chất thải của một số nhà máy trong các KCN tại thành phố Vinh TT Đơn vị sản xuất Ngành nghề Kinh doanh Xử lý MT Chất thải và xử lý ĐTM/ CKBVMT Quan trắc NTSX Xử lý CTR (kg/ngày) Xử lý CTNH (kg/ngày) Xử lý Khí thải Xử lý 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 KCN Bắc Vinh 1 Nhà máy granit Trung Đơ Gạch granit nhân tạo, ngói, gốm sứ cao cấp Có 1 lần/năm 36.000 CTMT đơ thị Vinh xử lý 90 CTMT đô thị Vinh xử lý 2 Cơng ty CP bao bì Sabeco-Sơng Lam

Bao bì, lon nhơm 2 mảnh và cartoon Có 1 lần/năm 18.000 m3 Hệ thống lọc công nghiệp 3.000.000 m3 3 CT CP sản xuất dịch vụ thương mại

Vũ Huy Sx kem giải khát

Có Khơng 4.000m3 Bể xử lý nước thải 500kg 4 CT TNHH MTV Tân Khánh An Sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu

& bao bì Có 2 lần/năm 0 0 0 CTMT xanh xử lý 5 CT CPXDCN & TM Việt Hồng Xây dựng điện cơng nghiệp Không 0 244 kg/tháng CTMT đô thị Vinh xử lý 33 kg/tháng 6 CT TNHH XNK Hùng Hưng

Sản xuất, thi công lắp đặt ván sàn gỗ tự nhiên Có Cam Kết 01 lần/năm 30.000 kg Đốt 7 CT TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden

Star

Sản xuất thức ăn

chăn ni 01 lần/năm Có

Hệ thống lọc bụi trong dây chuyền SX 8

Công ty Cổ phần may Minh Anh -

Kim Liên

Dệt may xuất khẩu 01 lần/năm Có 15kg

Bãi thu gom rác thải TP. Vinh

9

Công ty cổ phần

KCN Nam Cấm 1 Cơng ty cổ phần khống sản Miền Trung Thăm dị, khai thác, chế biến, kinh doanh khống sản Có Khơng 360m3 Bể lắng tự xây Chưa đáng kể 2 Công ty TNHH Hương Liệu

Sản xuất đá, bột đá siêu mịn, vật liệu xây dựng Có Khơng 20kg Thu gom đưa đi tiêu

hủy 3 Công ty TNHH liên hiệp Nghệ An Mua bán, khai thác, chế biến đá vôi trắng Cam kết 1 lần/năm 5m3 lắng, ra đường ống chung của KCN 4 CT TNHH & XNK thủy sản Hải An Mua bán thủy sản

2 lần/năm 1.960 m3 Qua bể xử lý 3 ngăn 420 kg CTMT Cửa Lò 5 CT TNHH Ng/liệu giấy Nghệ An Sản xuất, mua bán, chế biến nông-lâm- thủy sản Cam kết 2 m3/d Xả vào hệ thống nước thải KCN 2,1-2,3 mg/m3 6 CT CP chế biến

Tùng Hương VN Sản xuất, chế biến lâm sản Có 2.190m3 Lắng lọc 2.000kg Tái sản xuất 30m3 Lưới lọc

7 Cơng ty cổ phần khống sản Á Châu Sản xuất bột đá Không Không 5 m3 Lắng sơ bộ, mương thoát nc KCN 8 Công ty cổ phần

cơng dụng hóa Ván ép nhân tạo

Có Khơng 2.000m3 9 Công ty TNHH châu Tiến Sản xuất bột đá trắng siêu mịn, bột trát tường SX bột đá, chế biến khoáng sản Cam kết

05 lần/năm chưa thực hiện

10

Nhà máy thực phẩm gia súc con heo vàng Nghệ An

Sản xuất và phân phối thức ăn gia

súc Có 01 lần/năm 1,5m3/nă m CTMT Cửa Lò 20

 Khí thải sản xuất

Theo quy định, các doanh nghiệp tự xử lý khí thải sản xuất theo cam kết trong các báo cáo ĐTM hoặc theo các bản cam kết BVMT. Các CSSX phần lớn đã có lắp đặt các hệ thống lọc bụi, thơng gió trong các xưởng sản xuất nhưng vẫn cịn nhiều CSSX chưa thực hiện việc xử lý khí thải và bụi, đặc biệt là tại các kho, bãi, sân phơi nới xử lý thơ các ngun liệu sản xuất. Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên liệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng tạo ra lượng bụi và khí thải đáng kể nhưng cũng khơng được kiểm soát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu khi hoạt động trong khuôn viên các khu, cụm công nghiệp cũng như các khu vực phụ cận.

 Rác thải:

Tại các KCN, CCN rác thải sản xuất và sinh hoạt tự thu gom và ký hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thị thành phố Vinh hoặc Công ty Môi trường và Đô thị thị xã Cửa Lò vận chuyển và xử lý. Rác thải sản xuất trước khi vận chuyển ra khỏi khu, cụm công nghiệp không được phân loại, đặc biệt là không phân tách ra các chất thải rắn nguy hại. Theo quy định, tại các KCN phải có trạm chứa chất thải song cho đến nay, tại 2 KCN đều chưa xây dựng, rác thải vẫn chỉ được thu gom đưa vào rất nhiều điểm cạnh các CSSX, đợi Công ty môi trường đến vận chuyển đi. Tình trạng này đã gây ô nhiễm cục bộ khá lớn trong các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là từ các rác thải hữu cơ.

Từ những phân tích trên có thể rút ra một số nhận xét về thực trạng công tác BVMT tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh như sau:

Nhìn chung cơng tác BVMT trong các khu, cum công nghiệp đã được thực hiện tương đối tốt theo các quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh Nghệ An, song hiện tại vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót đáng kể, đặc biệt là trong cơng tác quản lý chất thải các loại từ sản xuất.

Việc xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải sản xuất cịn có những vi phạm theo quy định của nhà nước cũng như theo các cam kết BVMT của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp phần lớn

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nguồn vốn để đầu tư xây dựng các cơng trình BVMT rất hạn chế.

Mặt khác, một số nguyên nhân khách quan khác cũng là một thách thức cho công tác BVMT ở khu, cụm công nghiệp như: Vốn đầu tư cho các hệ thống xử lý nước thải, rác thải sản xuất tập trung rất lớn, chi phí vận hành cũng rất cao, hiện đang nằm ngoài khả năng đầu tư của tỉnh cũng như của BQL các khu, cụm công nghiệp; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải chấp hành cam kết và quy định BVMT. Bên cạnh đó, việc phân quyền trách nhiệm quản lý mơi trường cịn có những điều bất cập, dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên tham gia, làm cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. 3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

Các khu, cụm công nghiệp là những khu vực sản xuất tập trung với nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy cơng tác quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp khá phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bao gồm các chính sách, cơ chế, chế tài, cơng nghệ sản xuất, nguồn lực về đầu tư và con người trực tiếp sản xuất và năng lực quản lý của các bên có liên quan.

Thực tiễn cho thấy, những sự bất cập về chính sách, quy định có tính pháp luật của nhà nước và địa phương, về chế tài phí gây ơ nhiễm, chế tài xử phạt đối với người vi phạm quy định BVMT; khả năng nguồn vốn và nhận thức của các doanh nghiệp và nhà đầu tư; năng lực hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường đã và đang làm cho công tác quản lý môi trường và chất thải các loại tại các khu, cụm công nghiệp trên khắp cả nước, trong đó có thành phố Vinh hiệu quả thấp dẫn đến các khu, cụm công nghiệp đang là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm nhất đe doạ mơi trường, gây nên sự ơ nhiễm nghiêm trọng có tính chất huỷ hoạ đến mơi trường tự nhiên, môi trường sống tại các khu vực lân cận. Từ nhận thức này, việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý môi trường và chất thải

tại các khu, cụm cơng nghiệp nói chung và tại thành phố Vinh nói riêng phải xuất phát từ những thiếu sót, bất cập thuộc tất cả các yếu tố nêu trên.

3.3.1. Các giải pháp liên quan đến chính sách, cơ chế, chế tài

- Cần tiếp tục xem xét, xây dựng một thể chế rõ ràng, minh bạch và cụ thể hơn trong công tác quản lý nhà nước về BVMT trong các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là phải phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia, bao gồm BQL khu công nghiệp, Sở TNMT, UBND cấp thành phố (hoặc cấp huyện) về đối tượng quản lý và xử lý vi phạm để tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thi hành nhiệm vụ cũng như trong công tác báo cáo kết quả công tác quản lý lên các cấp có thẩm quyền liên quan.

- Xây dựng chế tài đủ mạnh có tính pháp lý cao phù hợp với các loại hình sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ cam kết BVMT, không xây dựng hệ thống xử lý môi trường nội bộ trong doanh nghiệp cũng như đối với hệ thống xử lý chất thải tập trung của KCN.

- Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp bắt buộc phải tham gia đầu tư vào hạng mục xử lý chất thải tập trung của tồn bộ khu, cụm cơng nghiệp.

- Trong các báo cáo của dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp các hạng mục hạ tầng kỹ thuật mơi trường phải được đề xuất và tính tốn kinh phí xây dựng đầy đủ. Thực hiện cơng tác kiểm tra việc thực hiện các hạng mục này trong quá trình xây dựng CSSX cũng như trước khi dự án đi vào hoạt động.

3.3.2. Các giải pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường trường

- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các CSSX trong các khu, cụm công nghiệp một cách thường xuyên với sự tham gia của các bên có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường. Các đợt kiểm tra, thanh tra phải được công bố công khai đến BQL, đến từng doanh nghiệp có liên quan sau khi đã có kết luận và thực hiện đầy đủ các chế tài xử pháp vi phạm theo quy định hiện hành.

- Phát huy mạnh các công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường như “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, quy định về phí BVMT đối với chất thải (Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn).

- Tăng cường thể chế, phối hợp với cảnh sát môi trường trong việc bảo vệ môi trường và xử lý cương quyết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động bằng các chế tài xử phạt, cưỡng chế khác nhau, kể cả việc đình chỉ hoạt động của CSSX nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Vận dụng hiệu quả Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 32/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Hạn chế các dự án đầu tư có cơng nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp trong các khu, cụm công nghiệp.

- Thực hiện việc giám sát môi trường các khu, cụm công nghiệp và các CSSX theo định kỳ hàng năm theo đúng số lượng và chất lượng đã đăng ký trong các bản cam kết BVMT, báo cáo ĐTM. Đối với các CSSX không chấp hành việc tổ chức lấy mẫu, giám sát môi trường hàng năm phải xử phạt hành chính và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thực hiện.

3.3.3. Các giải pháp liên quan đến xây dựng nguồn nhân lực

- Cả 2 KCN Bắc vinh và Nam Cấm đã có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cần thiết phải đề xuất và thúc đẩy vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn từ các doanh nghiệp.

- Đối với các CCN trước mắt cần tu bổ, nâng cấp hệ thống thoát nước thải dẫn đến các hồ sinh học xử lý tự nhiên hiện có. Tiến tới trong vài năm tiếp theo cần đề xuất dự án khu xử lý nước thải tập trung để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như có căn cứ để kêu gọi nguồn vốn đầu tư.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường, bao gồm cả vật lực (thiết bị, cơ sở vật chất) và năng lực, trình độ quản lý môi trường của bộ phận quản lý môi trường

trong BQL khu, cụm công nghiệp, bổ sung theo đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn của bộ phận này.

3.3.4. Các giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT

- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về công tác BVMT đến từng doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp thông qua việc phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật, các quy định mới của nhà nước và của tỉnh về công tác BVMT, về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Thông báo kịp thời và đầy đủ các kết luận, kiểm tra, thanh tra về công tác BVMT, xử lý vi phạm môi trường, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)