Chất lượng nước ngầm một số nhà máy trong KCN Nam Cấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 59 - 61)

năm 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị N1 N2 N3 QCVN 09:2008 1 pH Thang pH 7,13 7,2 7,1 5,5-8,5 2 CaCO3 mg/l 171 395 297 500 3 TSS mg/l 203 1500 4 NH4+ mg/l 0,13 0,17 0,1 5 Cl- mg/l 19 2,1 325,43 250 6 NO3- mg/l 0,4 1,1 57,6 15 7 Mn mg/l 0,1 0,4 0,5 8 Fe mg/l 0,15 2,2 0,32 5 9 TDS mg/l 205 280 1500 10 COD 2 4 11 Coliform MPN/100ml 4 2 8 3

Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật mơi trường Nghệ An

Vị trí lấy mẫu:

N1: Nước ngầm tại giếng khoan khuôn viên công ty CP bia Nghệ An

N2: Nước ngầm tại Công ty ván nhân tạo Tân Việt Trung

N3: Cơng ty khống sản OMYA

Số liệu bảng 3.6 cho thấy nước ngầm tại các giếng khoan của các nhà máy đã có dấu hiệu ơ nhiễm chất hữu cơ và clorua. Hàm lượng các chất hữu cơ NH4+ cao hơn TCCP không đáng kể nhưng hàm lượng NO3-

tại giếng khoan của công ty khoáng sản OMYA đã vượt TCCP gấp 4 lần. Đối với hàm lượng clorua tại nhà máy này cũng vượt TCCP khoảng 1,5 lần, ngoài ra hàm lượng coliform cũng rất cao vượt TCCP tới 2,5 lần.

Diễn biến chất lượng nước ngầm trong giai đoạn 2008 – 2010 thông qua giá trị trung bình của 4 đợt quan trắc mỗi năm được trình bày trong bảng 3.7.

Phân tích số liệu từ bảng 3.7 cho thấy, nhìn chung chất lượng nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2010 chưa bị ơ nhiễm và có thể sử dụng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, xem xét từng thông số chất lượng nước ngầm, có thể nhận thấy hàm lượng một số thơng số đã có dấu hiệu ơ nhiễm trong giai đoạn này.

Coliform là biểu hiện rõ nhất về ô nhiễm nước ngầm trong suốt giai đoạn 2008 – 2010 tại tất cả các khu, cụm công nghiệp. Hàm lượng coliform trong các CCN cao hơn so với trong các KCN. Tại các CCN hàm lượng coliform vượt TCCP từ 4 – 25 lần, trong khi ở các KCN, giá trị này chỉ khoảng 1,5 – 20 lần tuỳ từng năm. Mặt khác, trong biến trình của coliform có thể thấy xu thế giảm hàm lượng khá rõ từ năm 2008 – 2010, tại tất cả các khu, cụm công nghiệp hàm lượng cao nhất vào năm 2008, nhưng đến năm 2010 hàm lượng giảm đi từ 1,8 đến xấp xỉ 12 lần. Mức độ giảm ở các CCN thấp hơn so với tại các KCN. Tại KCN Bắc Vinh, hàm lượng coliform trong năm 2010 giảm tới 8 lần, tại KCN Nam Cấm giảm 15 lần so với năm 2008. Tại CCN Đông Vĩnh, hàm lượng coliform trong năm 2010 giảm 2,5 lần, tại CCN Nghi Phú giảm 1,5 lần so với năm 2008.

Thơng số thứ 2 có dấu hiệu ơ nhiễm là hàm lượng Mn trong nước ngầm tại các khu, cụm công nghiệp, vào năm 2008 hàm lượng Mn tại CCN Nghi Phú và Đơng Vĩnh có giá trị cao hơn TCCP, tại CCN Nghi Phú gấp 1,5 lần và CCN Đông Vĩnh gấp 2,5 lần. Tuy nhiên cũng như hàm lượng coliform, xu thế giảm hàm lượng Mn trong giai đoạn 2008 – 2010 thể hiện khá rõ tại các CCN này xuống thấp hơn TCCP từ 2 – 3 lần. Riêng tại KC Nam Cấm, hàm lượng Mn có xu thế biến động khơng rõ ràng, vào năm 2010 lại tăng cao hơn các năm 2008 và 2009, thậm chí vượt TCCP nhưng khơng đáng kể.

Đối với các thông số chất lượng nước ngầm khác, xu thế biến động có chiều hướng gảm dần qua các năm. Tại một vài vị trí cụ thể, một số thơng số đã tăng theo năm. Ví dụ: hàm lượng CaCO3 vào năm 2010 tại KCN Bắc Vinh đã tăng gấp 3 lần so với năm 2009, tại KCN Nam Cấm, giá trị tương ứng các năm cũng tăng lên gấp gần 2 lần. Hàm lượng Fe tại CCN Đông Vĩnh, KCN Bắc Vinh cũng tăng theo năm với giá trị gia tăng không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)