1.3.1. Tiếp cận hệ thống
Đới bờ đƣợc coi là một hệ thống mở của tự nhiên - xã hội (hệ thống tài nguyên - môi trƣờng - sinh thái - xã hội) trong đó mọi thành phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng thành phần trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần khác. Đới bờ là sản phẩm của quá trình tƣơng tác lục địa - biển, sông - biển, giữa các địa quyển với sinh quyển. Đới bờ là hệ thống phức tạp, nhạy cảm với các tác động tự nhiên và nhân sinh, biến động nhanh theo cả không gian và thời gian.
Tiếp cận hệ thống chính là cơ sở phƣơng pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý và sử dụng bền vững hệ thống đới bờ. Với cách tiếp cận
này, cho phép nhìn nhận các vấn đề ở đới bờ trong một tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ hệ thống cấp cao (có thể là toàn bộ đới bờ) đến hệ thống thành phần cấp thấp hơn (là các vùng địa lý theo quan điểm địa hệ thống và các hệ sinh thái theo quan điểm sinh thái học). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngƣợc lại. Các hệ thống hƣớng tới bền vững thì phải thay đổi các hành vi tƣơng tác từ ít (kém) bền vững sang trạng thái có tính bền vững cao hơn. Tƣơng tác giữa các hệ thống thuộc một hệ thống cấp cao hơn quyết định tính bền vững của hệ thống theo quan điểm phát triển bền vững.
Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trƣờng và phân vùng quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ phải đƣợc tiến hành đồng bộ, hệ thống, toàn diện.
1.3.2. Tiếp cận lịch sử
Tiếp cận lịch sử là cách tiếp cận truyền thống của hầu hết các ngành khoa học, trong đó có khoa học pháp lý. Việc nghiên cứu xem xét tổng thể các chuỗi sự kiện và dữ liệu lịch sử cho phép chúng ta đánh giá sự phát triển của hệ thống cơ sở pháp lý, từ đó dự báo các xu thế phát triển của hệ thống đồng thời, đánh giá đƣợc hệ thống pháp luật trong lịch sử, phát hiện các điểm mạnh, yếu của hệ thống này, làm cơ sở điều chỉnh và xây dựng pháp luật mới phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Tiếp cận lịch sử cũng đảm bảo cho việc xây dựng hệ thống thơng tin tƣ liệu, số liệu tồn diện, có độ tin cậy cao, đồng thời tạo dựng lên cơ sở khoa học cho việc định hƣớng khai thác toàn diện, hiệu quả và hợp lý tài nguyên trong vùng nghiên cứu. Tiếp cận lịch sử sẽ hỗ trợ toàn diện cho tiếp cận quản lý tổng hợp.
1.3.3. Tiếp cận sinh thái học
Đới bờ chứa nhiều hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng, có sức chịu đựng giới hạn, phụ thuộc nhiều vào các quá trình tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh nhƣ hệ sinh thái vũng vịnh, hệ sinh thái cửa sơng, hệ sinh thái
đầm phá. Trong số đó có các Đa dạng sinh cảnh nói riêng, điều kiện tự nhiên nói chung là cơ sở cho hình thành và tồn tại của đa dạng sinh học (đa dạng gen, loài và hệ sinh thái) và tiềm năng tự nhiên của các hệ sinh thái này. Mặt khác, cân bằng sinh thái đảm bảo duy trì các chức năng, giá trị, bảo vệ đƣợc tài nguyên và môi trƣờng của đới bờ, đó là kết quả mà phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ có thể đem lại và đó cũng chính là mục tiêu của PTBV đới bờ Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, mọi hoạt động về khai thác, sử dụng các hệ sinh thái ven biển phải đƣợc tiến hành ở trong khả năng chịu đựng và phục hồi của chúng. Đó là cơ sở để xác định nguyên tắc phân vùng sử dụng tài nguyên và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thƣơng, sức chịu đựng của các hệ sinh thái ven biển. Việc quản lý bền vững hay quản lý tổng hợp đới bờ phải dựa vào tiếp cận sinh thái (ecosystem approach) và chiến lƣợc thích ứng (adaptive strategies).
1.3.4. Tiếp cận tích hợp và liên ngành
Việc đánh giá tài nguyên cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, theo tiềm năng sử dụng của nhiều ngành kinh tế khác nhau và ở những mức độ sử dụng khác nhau (trực tiếp, gián tiếp, bảo tồn…).
Bản chất, tài nguyên, chức năng của đới bờ vừa phản ánh lại vừa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, vào các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hố, an ninh, quốc phịng. Đới bờ phải đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau về tự nhiên (sinh học, sinh thái, địa lý, hải văn, thuỷ văn, địa chất...) về xã hội (văn hoá, phong tục, tập quán, xung đột môi trƣờng), kinh tế, về an ninh quốc phịng... Do đó, phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ cần phải dựa vào sự tích hợp các chuyên ngành, sự phối hợp các chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau nhƣ khoa học tự nhiên (sinh học, các ngành khoa học trái đất, thủy sản, giao thông,...), khoa học XH&NV (kinh tế, luật, quản lý, môi trƣờng...).
1.3.5. Tiếp cận quản lý tổng hợp
Tiếp cận quản lý tổng hợp là nền tảng để quản lý thống nhất các hợp phần tự nhiên và các hoạt động khai thác, sử dụng của con ngƣời để đảm bảo phát triển bền
vững ở đới bờ. Tiếp cận quản lý tổng hợp là sự thống nhất về không gian địa lý, thống nhất về khoảng thời gian chiến lƣợc phát triển, thống nhất về thể chế chính sách, chiến lƣợc và qui hoạch phát triển và thống nhất về quản lý sử dụng và khai thác tài nguyên đới bờ. Đồng thời, đó cũng là sự thống nhất về cơ chế tài chính bền vững cho hành động quản lý vùng lãnh thổ trên mọi phƣơng diện khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trƣờng. Tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ ngày nay còn dựa trên các phƣơng thức quản lý trên cơ sở cộng đồng (quan điểm cộng đồng) và quản lý trên cơ sở các hệ sinh thái (quan điểm sinh thái nhân văn). Quản lý trên cơ sở cộng đồng là có sự tham gia sâu rộng của cộng đồng địa phƣơng đảm bảo phát huy đƣợc kiến thức bản địa vốn đƣợc đúc kết qua hàng ngàn năm phát triển của xã hội loài ngƣời tại địa phƣơng, đảm bảo duy trì đƣợc nguồn gen chọn lọc tự nhiên, an tồn sinh thái và an ninh mơi trƣờng. Nhƣ vậy, tiếp cận quản lý tổng hợp sẽ đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng và phát triển toàn diện, bền vững tài nguyên (thiên nhiên và nhân văn) cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Tiếp cận quản lý tổng hợp có cơ sở căn bản là tiếp cận hệ thống.
1.3.6. Tiếp cận về phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phƣơng hại tới sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. PTBV đới bờ là sự phát triển, sử dụng hợp lý tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trƣờng nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đáp ứng nhu cầu của thế hệ con ngƣời đang sống trong giới hạn cho phép mà vẫn đảm bảo cho các thế hệ tƣơng lai những điều kiện tài nguyên và môi trƣờng cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
Đới bờ có nhiều loại tài nguyên, nhiều chức năng và giá trị nhƣ nơi ở, sinh trƣởng và phát triển của nhiều loài sinh vật (habitat), sản xuất sinh khối, tích luỹ chất dinh dƣỡng, điều hồ khí hậu, giao thơng, du lịch, bảo vệ chủ quyền quốc gia... Do đó, đới bờ đƣợc coi là tài nguyên quan trọng đối với phát triển kinh tế (với tƣ cách là nguồn tài nguyên, nhiên liệu, địa bàn hoạt động...), đối với sự bền vững về môi trƣờng (là nơi tập trung phần lớn môi trƣờng sống của con ngƣời và thế giới
sinh vật, nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, nơi cung cấp tài nguyên phong phú), bền vững về mặt xã hội (gắn liền với sự phát triển văn hoá, phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất; là nơi xảy ra các xung đột mơi trƣờng; là nơi góp phần xố đói, giảm nghèo đối với ngƣời dân địa phƣơng trong khu vực ven bờ và vùng chung quanh). Mặt khác, các hoạt động kinh tế, xã hội phải nằm trong giới hạn cho phép của các hệ sinh thái ven biển (các chức năng, giá trị và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ven biển phải đƣợc duy trì).
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trƣờng đới bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với quản lý tổng hợp đới bờ, phải tính đến và giải quyết mọi xung đột môi trƣờng giữa các ngành kinh tế, an ninh quốc phòng, đảm bảo phát triển bền vững.