Lựa chọn mơi trường ni cấy thích hợp

Một phần của tài liệu Bộ môn vi sinh vật học – khoa sinh học đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 66)

3.3. Lựa chọn điều kiện ni cấy thích hợp cho khả năng sinh trưởng của ha

3.3.1.Lựa chọn mơi trường ni cấy thích hợp

Hai chủng vi khuẩn Bifidobacterium bifidum Bf 3.1, Bifidobacterium animalis Bf 9.2 ni trong điều kiện vi hiếu khí trên 7 loại môi trường: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT7, cấy 5% giống (OD600 ≈ 1,8) nuôi 24 giờ trên môi trường MT1 (MRSc). Sau 36 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ 37oC, cả hai chủng vi khuẩn trên có khả năng sinh trưởng tốt ở các mơi trường MT1, MT3, MT5 và tốt nhất ở môi trường MT1 (MRSc) với OD600 lần lượt là 2,108 và 2,245, kém nhất trên môi trường MT7 với OD lần lượt là 0,203 và 0,506. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Dave và Shah năm 1996, chỉ ra rằng MRSc chứa các thành phần dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển cho các chủng bifidobacteria [15]. Ngược lại, Payne và cộng sự

năm 1999, lại cho rằng môi trường MT4 là thích hợp nhất cho khả năng sinh trưởng của hai chủng B. longumB. adolescentis [46]. Từ kết quả trên chúng tơi lựa chọn

Hình 3.3:Lựa chọn mơi trường ni cấy thích hợp cho hai chủng Bifidobacterium

3.3.2. Lựa chọn nhiệt độ ni thích hợp

Hình 3.4:Lựa chọn nhiệt độ ni thích hợp cho hai chủng Bifidobacterium

Hai chủng Bifidobacterium bifidum Bf 3.1, Bifidobacterium animalis Bf 9.2 được ni cấy yếm khí ở các dải nhiệt độ khác nhau từ 20oC đến 55oC trên môi trường MRSc với 5% giống cấy. Sau 36 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào đều đạt cao trong dải nhiệt độ từ 37oC đến 40oC với OD600 đạt từ 2,013-2,135 đối với Bf 3.1 và 1,978- 2,265 đối với Bf 9.1 . Tuy nhiên, mật độ tế bào của hai chủng đạt cao nhất khi ni ở

37oC (Hình 3.7). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu đã cơng bố về đặc tính sinh lý của Bifidobacterium. Hầu hết các thành viên Bifidobacterium là ưa ấm, tăng trưởng mạnh trong phạm vi nhiệt 35-40°C, sau khi tăng trưởng được ngừng dứt và tất cả các hoạt động trao đổi chất xảy ra trong phạm vi nhiệt độ này [8]. Vì vậy, chúng

tơi chọn nhiệt độ 37oC để nuôi cấy tiếp cho cả 2 chủng.

3.3.3. Lựa chọn pH ni thích hợp

Trong dải pH thử nghiệm, cả hai chủng nghiên cứu đều sinh trưởng được trong dải pH rộng (4,0-9,0). pH sau ni có xu thế kéo về acid (pH<4) và không thay đổi nhiều đối với từng chủng. Sinh trưởng kém hơn trong điều kiện pH <5 (0,769 với chủng Bf 3.1 và 0,356 với chủng Bf 9.2) và >8 (1,189 với chủng Bf 3.1 và 1,003 với chủng Bf 9.2); sinh trưởng tăng từ pH 5,5-7 đạt OD xấp xỉ 2,0; số lượng cao nhất khi pH nuôi ban đầu 6,0 với OD của 2 chủng lần lượt đạt 2,136 và 2,0. Điều này khá tương đồng với Zhenguo và cộng sự (2016) khi nghiên cứu Bifidobacterium S7 cho thấy pH tối ưu cho Bifidobacterium sinh trưởng là 6,6[68]. Vì vậy, pH 6 là pH thích

hợp được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Bộ môn vi sinh vật học – khoa sinh học đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 66)