Thống kê những cơn bão đổ bộ vào KKT Vân Đồn trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PNghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Hiện trạng tác động của BĐKH đến khu kinh tế Vân Đồn

2.3.1. Thống kê những cơn bão đổ bộ vào KKT Vân Đồn trong những năm qua

Năm 2005, tồn huyện Vân Đồn nói chung đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão số 2, 6, 7 gây ra.

Năm 2008, Năm 2008 có 10 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đơng. Tồn tỉnh nói chung cũng như huyện Vân Đồn chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4, số 6 và 1 áp thấp nhiệt đới.

Năm 2010, Mùa bão năm 2010 có 03 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Bão ảnh hưởng đến Quảng Ninh và huyện Vân Đồn nói riêng là 3 cơn bão (số 1 Conson, số 2 Chanthu, số 3Mindulle ).

Năm 2011, mùa bão năm 2011, Huyện đảo Vân Đồn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4, 5. Đặc biệt, Vân Đồn còn chịu ảnh hưởng của trận mưa lớn ngày 17/06.

Năm 2012, KKT Vân Đồn chịu tác động trực tiếp từ con bão số 8.

Năm 2013, Ngày 3/8 KKT Vân Đồn chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão là cơn bão số 5, và cơn bão số 14.

Năm 2014, cho đến nay KKT Vân Đồn đã chịu ảnh hưởng của con bão số 3.

2.3.2. Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực khu kinh tế Vân Đồn

2.3.2.1. Tác động đến hệ sinh thái

Chúng ta đã biết rằng các loài sinh vật, muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một mơi trường sống phù hợp, trong một sinh cảnh tương đối ổn định: về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v... và cộng đồng các lồi sinh vật trong sinh cảnh đó. Chỉ một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi, sự phát triển của lồi sinh vật đó sẽ bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho lồi đó bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít.

Theo dự báo của IPCC (2007), nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt

khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên 1,8 0C đến 6,4 0C vào năm 2100,

lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn, và do nhiệt độ nước biển ấm lên, rồi bị dãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm và tất nhiên nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ. Nước biển dâng lên nhiều hay ít, cịn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng, sẽ gây nên xói mịn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập dẫn đến các loài thực vật bị chết hàng loạt. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa thì các dịng nước mưa sẽ làm tăng xói mịn đất, lũ lụt, sụt lở đất, và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các lồi sinh vật và tài nguyên sinh

Các hệ sinh thái vịnh Hạ Long, Bái Tử Long có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều lồi có giá trị kinh tế cao và quan trọng, là nơi sinh trưởng, phát triển và sinh sản của rất nhiều giống loài hải sản.

Các lồi động vật khơng xương sống rất phong phú và đa dạng, nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như: Thân mềm (Mực, Rươi, Ruốc...) , Giáp xác (các lồi tơm có giống tơm He núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam), Da gai, Hai mảnh vỏ (trai ngọc, bào ngư, tu hài).. ngồi ra cịn có đồi mồi, tơm hùm, sái sùng…

Động vật có xương sống có đại diện chủ yếu là lồi cá, trong đó có nhiều giống cá quý như song, ngừ, chim, thu, nhụ...

Hệ sinh thái thềm cỏ biển và rong biển phân bố ven bờ, cửa sông, các đảo tới độ sâu 6m hoặc hơn, đây là các hệ sinh thái nhạy cảm. Một số vùng có các hệ sinh thái dễ bị tổn thương do ô nhiễm như hệ sinh thái ven biển Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Yên Hưng, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên,

Ở vùng nước ngọt, ngồi các lồi cá, tơm, cua, ốc, vùng Đơng Triều có con rươi, con ruốc nổi theo mùa.

Ven bờ biển và trên các vịnh đang phát triểt triển mạnh nghề nuôi trồng các loại hải sản như: Ngọc trai, Bào ngư, Tu Hài, cá Song, cá Vược… Ngư trường rộng và sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển KKT Vân Đồn.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động tới các hệ sinh thái KKT Vân Đồn:

* Biến động nhiệt độ

Nhiệt độ đóng vai trị quan trọng cho q trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sinh dưới nước nói riêng. Mỗi lồi có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định, khi nhiệt độ khơng khí tăng lên làm cho nước nóng lên, các vực nước tù và nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm số lượng thủy sinh trong các kênh rạch. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi sinh vật có thể bị chết hoặc chậm lớn. Một ví dụ về tác động của nhiệt độ tới hệ sinh thái dưới nước của tỉnh Quảng Ninh là hệ sinh thái rạn san hô.

Từ những năm 1997 trở về trước san hô phân bố hầu hết quanh các đảo đá vơi phía Đơng Nam Cát Bà lên đến các đảo phía nam Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Nam… Nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Vài năm trở lại đây do môi trường bị ô nhiễm, sự tàn phá của con người cùng với nhiệt độ nước biển tăng cao (do biến đổi khí hậu) đã làm cho san hô thay đổi đáng kể về diện tích, phạm vi phân bố.

Hình 2.8: San hơ bị tẩy trắng do nước biển ấm lên 2.3.2.2. Tác động đến nông nghiệp 2.3.2.2. Tác động đến nông nghiệp

- Mưa bão gây ảnh hưởng, thiệt hại đến đất trồng lúa, hoa màu nuôi trồng thủy sản:

+ Năm 2010: Theo thống kê tại KKT Vân Đồn, mưa lớn kết hợp với gió bão cấp 12 làm gần 100 ô lồng bè, nuôi thủy sản, nhuyễn thể trên địa bàn bị sóng cuốn trơi, đánh vỡ và nhấn chìm, hàng chục hécta ni nhuyễn thể bị tàn phá.

+ Năm 2011, trận cơn mưa lớn ngày 17/06 khi thủy triều xuống mức thấp nhất làm thay đổi độ mặn của nước biển gây thiệt hại to lớn về ngành thủy sản. Thủy sản bị chết hàng loạt, đặc biệt là tu hài. Tổng thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.

nuôi hầu giống của các hộ dân ở xã Thắng lợi, Hạ Long và TTCR; làm 30ha lúa bị ngập úng rải rác tại xã Đài Xuyên, làm đổ 15 ha lúa tại xã Ngọc vừng… Tuy không có thiệt hại về người, song ước tính thiệt hại về tài sản do cơn bão gây ra trên địa bàn huyện khoảng 4,5 tỷ đồng.

2.3.2.3.Tác động đến du lịch

* Thiệt hại về người, tài sản và cơ sở vật chất du lịch.

Bão lũ, lốc, áp thấp nhiệt đới: Gây thiệt hại đến cơ sở tài sản của người kinh doanh trên vịnh. Bão đổ bộ vào đất liền phá hỏng các cơng trình cơng cộng ven biển.

Cơ sở vật chất, hạ tầng (đường giao thông, đường điện, nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi,..) là những khu vực rất nhạy cảm của KKT Vân Đồn như cầu Vân Đồn 1,2,3. Hệ thống các loại hình vui chơi giải trí bị phá vỡ bởi các cơn bão đổ bộ với cường độ cao, bên cạnh đó nguồn nước là rất quan trọng đối với huyện, sự ô nhiễm nguồn nước đã đem đến khó khăn cho KKT Vân Đồn.

* Làm gián đoạn hoặc mất đi các hoạt động kinh doanh.

- Bão lũ, ngập úng: Tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch của KKT Vân Đồn, gây lo lắng cho người kinh doanh.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan làm hư hại và phá hủy các địa điểm du lịch trên, ảnh hưởng đến số lượng du khách và hoạt động du lịch, kinh tế trên địa bàn. Đặc biệt là hiện tượng các cơn bão đổ bộ vào đất liền với cường độ mạnh hơn gấp nhiều lần, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch bị phá hỏng, hư hại, các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn do việc khách du lịch hủy bỏ các tuyến, tour,..

- Hạn hán, nước biển dâng: Thường xảy ra trên địa bàn KKT Vân Đồn đã làm cho công việc kinh doanh gặp khó khăn hơn rất nhiều, bên cạnh đó diện tích các đảo đang bị thu hẹp do quá trình nước biển dâng làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng khó khăn.

* Tác động đến các địa điểm du lịch, làm hỏng hoặc phá vỡ những hệ thống sinh thái, làm cho việc du lịch biển trên vịnh Bái Tử Long là hết sức khó khăn. Vịnh Bái Tử Long và Hạ Long là những di sản thiên nhiên được thế giới cơng nhận và bình chọn. Các hệ sinh thái trên vịnh vô cùng phong phú và đa dạng đã đem đến nguồn du lịch tiềm năng cho KKT Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh. Việc bão lũ, nước

biển dâng đã làm cho hệ sinh thái đang bị hủy hoại và ảnh hưởng đến ngành du lịch của KKT.

2.3.2.4. Tác động đến giao thông

* Phá hoại và làm hư hỏng các cơng trình giao thơng

Nhiệt độ gia tăng và xâm nhập mặn: Kết cấu các cơng trình giao thông bị phá hủy khi nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường, q trình xâm nhập mặn gây bào mịn cơng trình giao thơng cơng cộng như cầu Vân Đồn 1,2,3,…

Mưa, bão, lũ, sạt lở : Con đường giao thông các huyện gặp rất nhiều tác động của sạt lở, trượt lở núi, bên cạnh đó là các dịng sơng sâu, hẹp nên việc lũ tràn về gây hư hỏng cầu cống.

Năm 2005: Thiệt hại do bão, lốc xoáy và sạt lở đất đã gây hư hại đến 10 tuyến và 30 chiếc cột điện thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Năm 2008, cơn bão số 6 đã làm sạt lở 71m cảng Đồng Hồ - xã Quan Lạn,

khối lượng 21m3, Đường giao thông Yến Hải – xã Quan Lạn sạt lở 30m3vào sát

đường bê tơng, có nơi xói sâu vào trong lịng đường bê tông.

Năm 2012, Cơn bão số 8 đã làm một số điểm bị sạt lở, nứt gãy trên trục chính đường 334 đoạn qua thôn Đài Mỏ, xã Vạn Yên.

Năm 2013, Cơn bão số 5 tại thị trấn Cái Rồng, KKT Vân Đồn, nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước, các phương tiện giao thông phải rất khó khăn để di chuyển.

Năm 2014, cơn bão số 3 năm 2014 đã đổ bộ vào huyện với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9 mưa kéo dài đã làm tốc mái 2 nhà tại xã Hạ Long; sạt lở 300m ta luy đường thôn Yến Hải, 50 m kè bến cập tầu xã Quan Lạn.

* Cản trở giao thông gây ách tắc, hao tổn thời gian vận chuyển, tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến kinh tế:

+ Sạt lở, trượt lở đất đá: Gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra đảo.

trường sống, cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Từ đó kéo theo tập quán canh tác của người dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều hướng khơng có lợi. Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo.

- Tác động về nhà ở, cơ sở hạ tầng:

Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ gia tăng, lốc xoáy, bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra do biến đổi khí hậu cũng góp phần tác động khơng nhỏ tới xây dựng dân dụng và nhà cửa của nhân dân KKT Vân Đồn, đặc biệt tại các vùng nông thôn núi cao của các xã đảo xa như xã Bản Sen, vùng trũng thấp, ven biển như xã Đông Xá, thị trấn Cái Rồng, … Đơn cử như cơn bão xảy ra vào năm 2010, mưa lớn cùng với gió cấp 11 giật trên cấp 12 đã làm tốc mái hoàn toàn hơn 50 căn nhà. Bão làm đổ cột phát sóng của Đài TTTH Vân Đồn và đổ 1 ăng ten của 1 trạm phát sóng Viettel.

- Vấn đề vệ sinh mơi trường và sức khỏe người dân:

Với tình hình vệ sinh mơi trường tại KKT Vân Đồn chưa cao, nhất là khi quy hoạch chưa hoàn thiện mà đang ở giai đoạn đầu của việc triển khai, hơn nữa hiện trạng hệ thống xử lý rác thải, nước thải còn nhiều hạn chế. Nước sạch và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng do bão lũ làm phát tán các loại chất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trường, gây ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là môi trường đất, nước. Hàm lượng các chất độc hại, cặn lơ lửng, vi sinh vật trong nước tăng cao vào mùa lũ, người dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo chất lượng, sức khỏe bị ảnh hưởng và có thể phát sinh các đợt dịch bệnh mới. Cụ thể, lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao vào mùa mưa lũ sẽ phá hủy hệ thống nước thải và các nhà vệ sinh tại các điểm dân cư vùng trũng thấp dọc phía Đơng Nam của đảo Cái Bầu, và khu vực dân cư tập trung tại các sườn núi dốc như xã Bản Sen gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Điều đó tạo ra mơi trường sinh sôi cho các loại vi khuẩn là những tác nhân trực tiếp gây ra những loại bệnh tật thường gặp như tiêu chảy, bị bệnh về đường hô hấp,... thành phần vật truyền nhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, cùng với các bệnh lây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong vùng và các vùng lân cận.

Mặt khác, BĐKH làm thay đổi môi trường nước vào mùa khô hạn, mực nước ngầm tầng nông bị tụt giảm, giảm trữ lượng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người. Nhất là đối với KKT Vân Đồn, nước ngọt là vấn đề sống cịn, hệ thống sơng, hồ hạn chế. Thời gian gần đây, những bãi rác tự phát tại KKT Vân Đồn có xu hướng gia tăng. Ví dụ như việc xây dựng “chui” nhà máy rác ngay tại khu Di tích lịch sử quốc gia thương cảng cổ Vân Đồn đã gây bức xúc với người dân tại khu vực đó.

* Tổng hợp tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực KT-XH trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn:

Theo phương pháp đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan tới các ngành, lĩnh vực KT-XH mà (IPCC, 2007) xây dựng. Chúng tôi đưa ra bảng tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong giai đoạn qua đến các ngành, lĩnh vực KT-XH của huyện đảo Vân Đồn như sau:

Hiện t ợng thời tiết cực đoan

Lĩnh vực KT-XH Nông nghiệp Tài nguyên n ớc Sức khỏe con ng ời Khu vực dân c Yếu tố xã hội 1. Bão, Lũ lụt, Úng ngập 5 3 2 3 2. Nắng nóng, Hạn hán 4 2 3 2

3. Sương muối, rét đậm, rét hại 5 1 4 2

4. Sạt lở đất 2 2 1 2

5. Lốc xoáy, Sét 3 1 1 1

Bảng 2.4: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến KKT Vân Đồn Chấm điểm các yếu tố khí hậu cực đoan tác động đến KT-XH trên địa bàn Chấm điểm các yếu tố khí hậu cực đoan tác động đến KT-XH trên địa bàn huyện Vân Đồn (1- khơng nguy hiểm, 2- nguy cơ, 3- có nguy cơ tiềm ẩn, 4- có nguy cơ cao, 5 – nguy cơ cao)

Từ bảng tổng hợp cho thấy, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PNghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)