Dự báo tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu trong quy hoạch sửdụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PNghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 88)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Dự báo tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu đến quy hoạch sửdụng đất

3.1.2. Dự báo tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu trong quy hoạch sửdụng đất

dụng đất tại Khu Kinh tế Vân Đồn

- Căn cứ kịch bản biển đổi khí hậu cho KKT Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh. - Nội dung quy hoạch sử dụng đất trong đồ án quy hoạch chung KKT Vân Đồn, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Vân Đồn.

- Bản đồ địa hình, sơ đồ phân tích độ dốc, sơ đồ đánh giá đất xây dựng của KKT Vân Đồn và bản đồ nguy cơ ngập lụt của khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh ứng với mực nước biển 1m.

- Các tác động của biến đổi khí hậu của KKT Vân Đồn trong những năm qua. Chúng tơi nhận định các tác động chính của các yếu tố biến đổi khí hậu được lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh như sau:

độ gia tăng của nhiệt độ khác nhau. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng nhiệt độ vì nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khu kinh tế Vân Đồn theo kịch bản xây dựng cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 nhiệt độ tăng thêm 0,5 độ C, đến năm 2030 là 0,7 độ C. Tuy nhiên so với các huyện khác trong toàn tỉnh nhiệt độ của Vân Đồn thường giảm hơn do cịn chịu tác động của khí hậu đại dương. Chính vì vậy với sự gia tăng nhiệt độ theo kịch bản đến 2020 thì tác động không đáng kể đến Khu kinh tế.

Tuy nhiên, với sự gia tăng nhiệt độ vào cuối thế kỉ XXI,cùng vớiviệc Khu kinh tế Vân Đồn theo quy hoạch sẽ trở thành một đô thị với tốc độ đơ thị hóa rất mạnh mẽ cụ thể như việc Quy hoạch mở rộng các khu chức năng phi nông nghiệp như các khu đô thị, khu thương mại, các nhà máy công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu vực phát triển du lịch, đường giao thông, sân bay, các cảng biển, sân golf …, thì đây sẽ là yếu tố gây tác động đến nền nhiệt của KKT trong tương lai. Cụ thể như: chu kỳ ngày đêm của sự hấp thụ và tái bức xạ sau đó của năng lượng mặt trời và sự sinh nhiệt từ các tịa nhà, kết cấu bê tơng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế; chi phí bổ sung cho việc điều hịa khí hậu trong các tồ nhà đồng thời khí nhà kính tăng lên nếu nhu cầu làm mát tăng;khí thải từ nhà máy công nghiệp, từ phương tiện giao thơng…. Bên cạnh đó, tại các khu vực phát triển trên, đất quy hoạch chủ yếu được lấy từ sự chuyển đổi mục đích đất nơng nghiệp đặc biệt là đất rừng, dẫn đến việc diện tích rừng bị thu hẹp sẽ làm giảm khả năng điều hòa nhiệt độ. Cộng hưởng của sự gia tăng nhiệt độ theo kịch bản và sự gia tăng nhiệt do đơ thị hóa sẽ là một vấn đề đáng quan tâm tại Khu kinh tế.

Sự tăng nhiệt như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí của Khu kinh tế, đặc biệt là những khu vực có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao, khu vực trung tâm trong đồ án quy hoạch chung xây dựng đã chú ý đến quy hoạch công viên cây xanh chuyên biệt, tuy nhiên vẫn cịn ít. Dự báo các khu vực phát triển du lịch, khu đô thị Cái Rồng, Đồn Kết… và khu vực phát triển cơng nghiệp vận tải gần sân bay sẽ là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của sự gia tăng nhiệt độ gây áp lực đến vấn đề sử dụng đất cũng như đời sống của người dân tại khu vực đó.

Nhiệt độ tăng lên vào mùa khô (tháng 12 -2) cũng làm cho khả năng bốc hơi nước tăng lên, tăng nguy cơ gây khô hạn đặc biệt các vùng sản xuất nơng nghiệp,

vùng có núi, vùng khó khăn về nước ngọt nhất là đối với KKT Vân Đồn với hệ thống sơng, hồ ít, do đó nước ngọt là vấn đề sống còn. Lượng nước bốc hơi sẽ ảnh hưởng lớn đến trữ lượng nước chứa ở các hồ nước ngọt tự nhiên, qua đó ảnh hưởng tới lượng nước cung cấp cho nhu cầu phát triển của khu kinh tế; những vùng đất vốn có nguy cơ nhiễm mặn cao khi nhiệt độ tăng sẽ càng làm tăng khả năng đất bị nhiễm mặn…

Khu kinh tế Vân Đồn diện tích đất trồng rừng sản xuất chiếm tỉ lệ cao, khai thác rừng cũng là một mũi nhọn cho nền kinh tế, những hoạt động khai thác tại đây cùng với sự gia tăng nhiệt độ, với k thuật khai thác còn hạn chế sẽ tiềm tàng nguy cơ cháy rừng. Trong tương lai cần hạn chế việc khai thác, cần mở rộng thêm vùng bảo tồn nguyên sinh của Khu bảo tồn quốc gia…….

3.1.2.2. Lượng mưa

Theo tài liệu công bố năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, đối với kịch bản phát thải trung bình (B2) thì lượng mưa lại Quảng Ninh đến năm 2020 sẽ tăng thêm 1,3% và 2% đến năm 2030 so với thời kỳ 1980-1999. Khu kinh tế Vân Đồn lượng mưa trung bình dao động 2095,30 – 2339,50 mm/năm, tuy nhiên lại không đồng đều giữa các khu vực trong tồn KKT, sự khơng đồng đều còn xảy ra theo mùa và diễn biến không đồng đều theo từng năm, khu vực đảo chính Cái Bầu lượng mưa trung bình thường thấp hơn so với khu vực khác, đặc biệt là khu vực đảo Trà Bản.

Sự gia tăng về lượng mưa cũng làm thay đổi lượng nước chứa ở các hồ chứa nước ngọt, trữ lượng nước trong hồ tăng lên nhưng sự gia tăng xảy ra không đồng đều theo mùa. Lượng nước hồ tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sự gia tăng bất thường do lượng mưa thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng xấu tới khu kinh tế.

Dựa trên việc lượng mưa tăng nhiều trong mùa hè (tháng 6-8) cùng với các đặc điểm địa hình, độ dốc và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất phi nông nghiệp diễn ra rất nhiều trên địa bàn Khu Kinh tế Vân Đồn, chúng ta có

thốt tự nhiên ra biển. Dự báo khu vực chịu tác động mạnh nhất là khu vực đảo Trà Bản. Xã Bản Sen là xã đảo nghèo, lại là nơi có địa hình hiểm trở nhất, dân cư sống tập trung ở các khu vực sườn núi là khu vực dễ bị tổn thương trong tương lai khi lượng mưa gia tăng. Trong những năm qua, xã đảo này cũng phải hứng chịu hậu quả rất nhiều từ những trận mưa lớn như trận mưa lớn ngày 3/9/2013 đã gây lũ lụt và sạt lở tại một số nơi trên địa bàn, mới đây nhất là do ảnh hưởng của cơn bão số 3 năm 2014 đã làm mưa lớn tại một số nơi thuộc khu vực Bắc Bộ trong đó có xã Bản Sen khi lượng mưa đo được là 238mm.

Qua nghiên cứu và thực tế có thểthấy Khu kinh tế Vân Đồn có địa hình khá phức tạp, khu vực có độ dốc >25% chiếm khoảng 67% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất bằng phẳng rất ít, chủ yếu nằm ở khu vực ven biển do đó mưa lớn tập trung vào mùa hè (tháng 6-8) sẽ làm cho xói mịn, rửa trơi và sạt lở đất có điều kiện hoạt động mạnh, tác động tiêu cực đến việc bố trí đất đai, đáng chú ý là hạn chế đến việc bố trí đất xây dựng trên hoặc gần các sườn dốc, đặc biệt tác động lớn đến hệ thơng giao thơng, các khu dân cư hiện có ven các sườn núi. Thối hóa do xói mịn đất làm ảnh hưởng đến độ màu mỡ đất canh tác, làm suy giảm chất lượng rừng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân tại Khu kinh tế Vân Đồn.

3.1.2.3. Nước biển dâng

Nhiệt độ tăng làm tăng dung tích nước vốn có của các đại dương đồng thời làm cho băng tan từ các vùng Bắc cực và Nam cực, từ các khối băng trên núi cao. Hệ quả của các hiện tượng này là quá trình nước biển dâng. Đối với KKT Vân Đồn, nhận định cũng chịu tác động mạnh mẽ của nước biển dâng. Theo tài liệu công bố năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường về Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, đối với kịch bản phát thải trung bình (b2) thì nước biển dâng tại Quảng Ninh đến năm 2020 sẽ là 7-8 cm đến năm 2030 sẽ tăng thêm 11-12 cm và 20-24cm đến năm 2050 so với thời kỳ 1980-1999. Những khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình nước biển dâng chính là những khu vực trũng thấp ven biển.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường Việt Nam đã thành lập bản đồ ngập lụt cho Quảng Ninh theo kịch bản phát thải cao đến năm 2020 (nước

biển dâng đối với kịch bản phát thải cao đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh là 7-8 cm), theo đó KKT Vân Đồn cũng có khu vực nằm trong vùng ngập đó là khu vực ven biển giáp giữa xã Đông Xá và thị trấn Cái Rồng, và khu vực xã Bình Dân nơi

quy hoạch sân bay với diện tích ngập khoảng 2,8 km2

.

Hình 3.2: Kết quả tính tốn xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh với kịch bản cao Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường Việt Nam, 2012

Theo bản đồ nguy cơ ngập lụt đối với khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh được lập trong tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Namứng với mực nước biển 1m có thể khoanh vùng được những khu vực nằm trong quy hoạch phân khu chức năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động nước biển dâng vào khu kinh tế Vân Đồn gồm: Rìa phía Tây của khu đảo Cái Bầu (khu vực định hướng sân dựng sân bay ở xã Bình Dân và khu đơ thị Đồn Kết của xã Đồn Kết), khu vực ven biển thuộc xã Đông Xá và thị trấn Cái Rồng, một phần khu vực đảo Quan Lạn… Nước biển dâng sẽ tác động đến cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái và phá vỡ cấu trúc cảnh quan của khu

Hình 3.3: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh ứng với mực nước biển dâng 1m ứng với mực nước biển dâng 1m

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, 2012. 3.1.2.4. Các hiện tượng dị thường của thời tiết như bão, giông lốc….

Khu kinh tế Vân Đồn nằm trong vịnh Bắc bộ gồm nhiều đảo hợp thành, hàng năm các cơn bão hình thành trên Biển Đông đổ bộ đều ảnh hưởng đến KKT tuy mức độ ảnh hưởng là khác nhau với các cơn bão tùy theo đường đi của bão nhưng đa phần đều chịu ảnh hưởng, bình quân hàng năm khoảng 13 cơn bão ảnh hưởng. Các cơn bão đi qua thường gây mưa lớn sóng biển cao gây ảnh hưởng trên tồn bộ Khu Vân Đồn, đặc biệt là những khu vực ven biển.

KKT Vân Đồn là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên khi bão vào vịnh Bắc Bộ trước khi vào trong đất liền. Năm 2014 mới chỉ có 04 cơn bão vào nước ta trong đó có cơn bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào KKT. Việc biến đổi khí hậu làm cho các cơn bão cũng biến động, xu hướng bão ngày càng tăng cao về cấp độ gió, độ ảnh hưởng phổ rộng, hình thành di chuyển nhanh, sức tàn phá lớn. Trong tương lai việc đưa ra các phương án phịng tránh ứng phó với thiên tai bất thường đặc biệt với các vùng nguy cơ ngập cao, vùng nguy cơ sạt lở, các cảng biển, đặc biệt là cảng hàng không là điều cần thiết. KKT Vân Đồn do chính sách mở rộng đơ thị, các hoạt động san lấp lấn

biển hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, những khu vực này và những khu dân cư cũ, sẽ là nơi chịu tổn thương nhất trước những dị thường của thời tiết.

Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan khác như giơng, lốc, vịi rồng…nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Các hiện tượng này diễn ra theo mùa và không ổn định, thường đến đột ngột, khi xảy ra thì đem lại những thiệt hại lớn, để lại hậu quả nặng nề, gây nguy hiểm đến sinh mạng và người dân sống trong vùng.

* Tổng hợp các khu vực, lĩnh vực và đối t ợngdự báo dễ bị tổn th ng do tác động của BĐKH trên địa bàn KKT Vân Đồn

TT Yếu tố tác động Vùng nhạy cảm, dễ tổn th ng Ngành/lĩnh vực dễ tổn th ng 1 Gia tăng nhiệt độ Toàn bộ KKT, đặc biệt vùng ven biển phía Đơng Nam của đảo cái Bầu nơi có mật độ dân số, và mật độ xây dựng khá cao

- Cơ sở hạ tầng Khu vực trung tâm - Lâm nghiệp (khu vực rừng sản xuất)

- Nông nghiệp (trồng trọt, thủy hải sản) và an ninh lương thực.

- Ngành công nghiệp, năng lượng - Sức khỏe cộng đồng (người cao tuổi, trẻ em, người lao động ngoài trời..) 2 NBD gây xâm nhập mặn, ngập úng Xảy ra ở các khu vực trũng thấp:

- Khu vực phía Tây đảo cái Bầu

- Ven biển phía Đơng Nam đảo Cái Bầu

- 1 phần khu vực đảo Quan Lạn

- Phía Nam đảo Ngọc Vừng - Phía Bắc đảo Trà Bản

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản)

- Lâm nghiệp

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm)

TT Yếu tố tác động

Vùng nhạy cảm,

dễ tổn th ng Ngành/lĩnh vực dễ tổn th ng

- Cơ sở hạ tầng; giao thông, đê biển. - Nhà cửa, phương tiện khai thác thủy sản.

- Nơi cư trú; sức khoẻ và đời sống.

4 Lũ lụt, ngập

úng Tập trung ở khu đảo Trà Bản

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản.

- Sức khỏe và đời sống. - Cơ sở hạ tầng

Bảng 3.4: Tổng hợp các khu vực, lĩnh vực và đối tượngdự báo dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa bàn KKT Vân Đồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PNghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)