CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Sửdụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.3.1. Sử dụng đất bền vững
Theo khung đánh giá quản lý đất bền vững Nairobi, Kenya của FAO (1992):“Quản lý sử dụng bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các cơng nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm đến môi trường để đồng thời đạt đựợc 5 tiêu chí:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng nơng nghiệp (hiệu quả sản xuất); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên;
- Ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (tính bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền);
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)”.
Lớp Mức độ Giới hạn thời gian
Bền vững Bền vững lâu dài Bền vững trung hạn Bền vững ngắn hạn 25 năm 15 - 25 năm 7 - 15 năm Khơng bền vững Ít bền vững Không bền vững Rất không bền vững 5 - 7 năm 2 - 5 năm < 2 năm
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, hiệu quả và tiết kiệm là một quan điểm mang tính tồn cầu. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là xu thế tại các đơ thị lớn, tuy nhiên hệ lụy mà nó mang lại đó chính là tác động tiêu cực đến vấn đề sử dụng đất và chất lượng đất đai, diện tích đất bị thối hóa đang ngày càng tăng, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên mỗi đầu người càng giảm do áp lực tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh. Bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11ha.
Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Những kết quả nghiên cứu thu thập được của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT - cho thấy: BĐKH sẽ khiến 45% diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp; 27% diện tích đất rừng ngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy bị ngập hoàn toàn; đất ở của 7,3% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng; 4,3% diện tích đất giao thơng hiện có bị ngập vĩnh viễn; ĐBSCL có 19 khu cơng nghiệp bị ngập; vùng Đơng Nam Bộ có 55 khu cơng nghiệp bị ngập hoặc có nguy cơ ngập cao. Con người tác động vào đất đai qua các hình thức sử dụng khác nhau đã trực tiếp phát thải khí nhà kính vào mơi trường. Những tính tốn sơ bộ cho thấy, suy thối rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã làm phát thải vào môi trường 19,38 triệu tấn carbon/năm; chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát thải 58 triệu tấn Carbon/năm; chăn nuôi và trồng lúa 3 triệu tấn carbon/năm.
Đó mới chỉ là những con số nghiên cứu ban đầu. Nhưng chừng đó cũng đủ để chúng ta có thể thấy, tác động của BĐKH đối với tài ngun đất như thế nào. Chính vì thế, thời gian tới cần có một chiến lược quốc gia với tầm nhìn dài hạn cho việc sử dụng tài nguyên đất. Theo đó, cần ưu tiên sử dụng đất tốt cho nơng nghiệp, dành đất xấu (đất có khả năng sản xuất thấp hoặc khơng cịn khả năng sản xuất) cho các mục đích phi nơng nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, cần thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngồi nước để thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
1.3.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững
Theo FAO(1997), tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm:
Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt mơi trường. Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất bền vững.
a) Bền vững về mặt kinh tế: (i) Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình qn vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả … và tàn dư để lại). Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng tiêu thụ tạiđịa phương, trong nước và xuất khẩu. (ii)Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. (iii) Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên.
b) Bền vững về mặt xã hội: (i) Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quantâmtrước,nếumuốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài(bảovệ đất, mơi trường…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nơng dân có quyền thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khốn với lợi ích các bên cụ thể. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nơng hộ, có khả
c) Bền vững về mặt mơi trường: (i) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các q trình thối hóa đất do tác động tự nhiên: xói mịn, rửa trơi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa. (iii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa, giảm nhẹ thiên tai: bão lụt, xói lở, đất trượt, cháy rừng…(iv) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý. Giảm mức độ ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mịn, thối hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học.
Chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế tồn cầu hóa và tạo ra hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững. Với quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế Vân Đồn, có thể nhận thấy rằng đến năm 2020 sẽ có những biến động rất lớn về đất đai cụ thể bằng việc mở rộng không gian phát triển các đô thị, du lịch, cơng nghiệp … do đó ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch yếu tố về biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến Khu kinh tế có thể làm kìm hãm sự phát triển bền vững của khu vực. Do vậy định hướng sử dụng đất bền vững với 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường nên được đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
1.3.3. Định hướng sử dụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Định hướng sử dụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu là việc xác định phương hướng sử dụng tài nguyên đất hiện tại, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng không làm mất khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Định hướng sử dụng đất bền vững là một trong nhiều giải pháp đảm bảo phát triển bền vững đối với một địa phương. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế
các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh địa phương.
- Tiến hành đồng thời các hoạt động định hướng và quy hoạch sử dụng đất thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm.
- Các giải pháp định hướng sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định của Nhà nước; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.
-> Như vậy, có thể thấy rằng biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khơng thể tách rời và có thể được xác định thơng qua hai vấn đề biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thơng qua những hệ quả của nó; ví dụ như mực nước biển tăng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, sự xâm nhập mặn, … Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết. QHSDĐ có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh ni rừng, khuyến khích sản xuất sạch.
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH
CHUNGXÂY DỰNG KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN