3.3.1. Giải pháp chung
- Chính sách, chiến lược:
Các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam hiện nay chưa có quy định thống nhất về loại hình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất (cả khi luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật được ban hành); quy hoạch sử dụng đất chủ yếu được lập trong đồ án quy hoạch chung xây dựng; công tác đánh giá biến đổi khí hậu trong nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cũng chưa có quy định cụ thể, có
Ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu (hệ thống sử dụng đất, tài nguyên đất
đai…) SỬ DỤNG ĐẤT (quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch không gian…)
CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng và các
hiện tượng cực đoan…..)
GIẢI PHÁP CHUNG
- Chính sách, chiến lược
- Khoa học công nghệ - Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông
- Hợp tác quốc tế
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
- Giải pháp nâng cao sức chống chịu (mưa lũ, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, các hiện tượng cực đoan. - Giải pháp mang tính bảo vệ GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ - Giảm nhẹ BĐKH từ lĩnh vực năng lượng. - Giảm phát thải khí nhà kính
đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản, nội dung cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH và các cơ chế chính sách khác có liên quan.
Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn phải phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các tổ chức trong nước, quốc tế xây dựng biện pháp lồng ghép ứng phó với diễn biến của khí hậu, đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước liên quan đến biến đổi khí hậu, xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
Tích hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch sử dụng đất hàng năm: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các nhiệm vụ và sản phẩm cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất. Bên cạnh đó cần thiết lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm có sự tham gia của cộng đồng để kế hoạch mang tính thực tiễn và khả năng thực thi cao.
- Khoa học công nghệ:
Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sự phát triển bền vững nhất là khi Khu kinh tế Vân Đồn được xác định là khu kinh tế trọng điểm phía Bắc với tốc độ đơ thị hóa cực mạnh mẽ. Chính phủ cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của BĐKH đến các lĩnh vực đặc biệt tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình sử dụng đất, đặc biệt là các khu vực dự kiến mở rộng phát triển các khu chức năng công nghiệp, du lịch, hạ tầng k thuật và đô thị với chức năng ở, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng ven biển thấp.
- Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trước hết là lãnh đạo địa phương, của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu...
Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Có biện pháp tun truyền sâu rộng đến các khu vực xã đảo nghèo, ít được tiếp cận với khoa học công nghệ, phương tiện truyền thông.
- Hợp tác quốc tế:
Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất nhằm ứng phó với BĐKH, danh mục các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.
3.3.2. Giải pháp thích ứng
- Giải pháp nâng cao sức chống chịu: Các giải pháp thích ứng nhằm để tăng sức chống chọi các tác động của biến đổi khí hậu .
- Giải pháp mang tính bảo vệ: Các giải pháp thích ứng nhằm bảo vệ nguyên trạng, tránh tác động đã dự báo của biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại.
a. Giải pháp nâng cao sức chống chịu:
- Chống chịu với mưa, lũ:
Vấn đề lớn nhất mà các đô thị hiện nay phải đối mặt đó chính là việc ngập úng khi có hiện tượng mưa lớn, lũ lụt. Tuy nhiên với khu kinh tế Vân Đồn, khu vực
phát triển các chức năng đô thị chủ yếu được xây dựng mới, các trạm, hệ thống thoát nước đã được quy hoạch chi tiết đến từng khu do đó trong tương lai nếu hồn thiện thì vấn đề thốt nước khơng đáng lo ngại. Nhưng trước mắt khi các khu chức năng chưa hoàn thiện, đang ở giai đoạn san nền, thi cơng thì vấn đề về ngập úng khi có mưa lớn là vấn đề nan giải ảnh hưởng đến tiến độ thi công, cũng như chất lượng môi trường (nước, khơng khí, hệ sinh thái….) do đó cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình đã được phê duyệt trong quy hoạch bên cạnh đó trong q trình thực hiện quy hoạch ở khu vực này cần phải giám sát k quá trình xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo theo các thiết kế đã đề ra để việc tiêu thốt nước khơng
thường xảy ra. Khi chịu các tác động này cần phải thích ứng nhanh, chú ý tới thiết kế hệ thống thoát nước khu dân cư, đối với các con suối là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ cần tăng cường nâng cao mật độ rừng đầu nguồn. Khu chơn lấp rác thải ở phía nam đảo cần có hệ thống thốt nước thải riêng sau khi xử lý, bố trí nước thải qua thanh lọc của rừng giảm ô nhiễm tối đa khi thải vào môi trường.
Để hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của xói mịn, sạt lở đất, chúng tôi đề xuất giải pháp tổng hợp về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; hạ thấp độ dốc trồng rừng để giữ đất chống sạt lở; xây dựng các cơng trình kè bờ, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao; di dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét…
- Chống chịu với nhiệt độ tăng:
Quy hoạch KKT Vân Đồn cần thiết nên thêm vào hạn mức diện tích đất cây xanh ở các khu vực có mật độ xây dựng cao như đô thị Cái Rồng, và các khu công nghiệp. Thông qua việc bổ sung cây xanh theo các tuyến giao thông nội khu công nghiệp, khu dân cư, bố trí diện tích các cơng viên nhỏ xen kẽ các nhà máy xí nghiệp các khu chung cư…… Cây xanh không những hấp thụ ánh sang mặt trời làm giảm được nhiệt độ, điều hịa khơng khí mà cịn hấp thụ trực tiếp được một phần lượng khí phát thải từ khu cơng nghiệp, từ giao thông đô thị ra khu vực xung quanh.
- Chống chịu với nước biển dâng:
Các khu vực nhạy cảm với nước biển dâng thường là những khu vực trũng thấp ven biển, rất nhiều những khu chức năng được phát triển như khu sân bay, các cảng biển, khu đô thị ven biển …Theo bản đồ ngập úng đến năm 2020 thì có 2 khu vực chịu ảnh hưởng đó là khu cảng sân bay và khu dải ven biển thuộc thị trấn Cái Rồng và Đông Xá. Các khu chức năng trên theo quy hoạch sẽ san nền >3,5m, do đó có khả năng thích nghi cao. Tuy nhiên nếu tác động tích lũy của nhiều yếu tố như lượng mưa, triều cường sóng biển hay bão thì ngập úng là vấn đề đáng lo ngại. Riêng với khu vực sân bay đề xuất giảm diện tích khu vực giáp biển, cho vào hạng mục đất dự trữ phát triển, trước mắt giữ nguyên hiện trạng là đất rừng phòng hộ.
Đối với khu vực dải ven biển thị trấn Cái Rồng, Đông Xá cần chú ý tới các vấn đề về cấp thoát nước, đảm bảo thốt nhanh khi có các hiện tượng nước biển dâng, mưa lớn cùng lúc xảy ra. Nền đã được bố trí cao nhưng các cơng trình hạ tầng
cần chú ý thiết kế xây dựng cao hơn mức nền đã san để đảm bảo tránh ngập lụt là cao nhất, công tác vệ sinh môi trường, xử lý vận chuyển rác cũng cần được triệt để tránh ứ đọng khi ngập lụt gây ô nhiễm.
Những khu vực không được san lấp như khu vực đất nông nghiệp trồng lúa, đất trồng cây hằng năm nguy cơ ngập úng cao, trong tương lai có thể chuyển đổi sang ni trồng thủy sản để thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu.
Xây dựng bản đồ ngập lụt cho toàn Khu kinh tế đến năm 2050 để đảm bảo quy hoạch có tính thích nghi cao, phát triển bền vững trong tương lai; khoanh vùng các khu vực nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng để làm cơ sở khoa học lồng ghép với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Chống chịu với bão:
Bão là vấn đề phức tạp gây ra thiệt hại nặng nề và khơng có quy luật. Do đó phương án chống chịu với bão là cấp thiết nhất với KKT Vân Đồn, nhất là khi những định hướng quy hoạch mở rộng các khu chức năng của Vân Đồn đều sát mép nước. Do đó phương án cần phải thực hiện ngay trong kì quy hoạch là:
+ Xây dựng vùng đệm sinh thái ven bờ bằng việc tăng diện tích đất rừng phịng hộ ven biển, rừng đầu nguồn giúp chắn sóng, chắn gió, hạn chế cát bay, tăng diện tích rừng ngập mặn giúp hạn chế tác động của bão, ngập lụt.
+ Nâng cấp hệ thống đê quanh khu vực ven biển.
+ Xây dựng bản đồ ngập lụt và khoanh vùng những nơi nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão qua từng năm.
+ Đối với khu dân cư và các khu chức năng cần nâng cao ý thức người dân, các cơng trình xây dựng hướng vào sức chống chịu với bão thông qua kiên cố hóa, quy hoạch mở rộng khu dân cư cũ cần chú ý đến việc tránh tối đa sức gió tàn phá thơng qua hệ thống núi đá cao, hoặc trồng các cây chắn gió.
được bảo vệ nghiêm ngặt, cần tăng cường độ che phủ, bảo tồn đa dạng sinh học, công viên địa lý đá vôi, các vùng phát triển đã thực hiện cần quản lý tốt đúng như cam kết.
Tại KKT Vân Đồn nước ngọt là một vấn đề sống cịn, do đó, diện tích hồ chứa nước ngọt tại KKT nên được bảo vệ bên cạnh đó việc triển khai các dự án xây dựng các cơng trình trữ nước mưa như xây bể, đào các ao trữ nước nhỏ là việc làm hết sức thiết thực. Xây dựng các khu công nghiệp cách xa các hồ chứa tránh chất thải, nước thải, khí thải gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại hồ.
Diện tích đất bãi cát bồi xã Bản Sen, Minh Châu nên ngăn chặn việc khai thác cát lậu, khơng có giấy phép. Nếu để tình trạng này diễn ra sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với sử dụng đất. Trong phương án quy hoạch đến năm 2020 cần lập ra các khu vực quan trọng và khoanh vùng các khu vực cho phép khai thác và tiến hành đấu thầu rộng rãi. Những xã này, cần xác định những khu vực có khả năng khai thác mà khơng gây hậu quả về mặt mơi trường, ít chịu tác động của biến đổi khí hậu đồng thời khơng dẫn đến xói lở để khai thác.
Quy hoạch các khu chức năng KKT Vân Đồn lấy một phần đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa cho nên diện tích đất trồng lúa đã giảm đáng kể, ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực cho khu vực do đó UBND huyện đảo Vân Đồn nên phối hợp với Ban quản lý KKT khoanh vùng phần diện tích đất trồng lúa bị ngập nước do biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể chuyển mục đích sử dụng. Diện tích cịn lại khơng chịu ảnh hưởng cần có biện pháp quản lý tốt tránh tình trạng tự ý chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp.
3.3.3. Giải pháp giảm nhẹ
- Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp cịn lại sau quy hoạch, đặc biệt là khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long. Khu vực phát triển rừng sản xuất tại KKT Vân Đồn nên có biện pháp tuyên truyền cho người dân thực hiện song song việc khai thác rừng và trồng rừng cho hiệu quả, tránh bỏ hoang, tăng cường mức độ che phủ của rừng, hạn chế đốt nương làm rẫy tại khu vực dân trí thấp.Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.
-Đối với các diện tích sản xuất nơng nghiệp: Cần đảm bảo thực hiện theo quy hoạch sản xuất vùng tăng cường các sản phẩm hàng hóa đặc trưng vùng các sản phẩm có năng suất cao phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ khách du lịch. Cần có sự linh hoạt trong chuyển đổi mục đích khi ngập lụt xảy ra, nghiên cứu cây trồng có khả năng chịu ngập, chịu mặn, chịu phèn, nuôi trồng thủy hải sản trên đất ngập nước theo mơ hình bền vững để thích nghi tối đa.
Áp dụng mơ hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nơng nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ơ nhiễm mơi trường.
- Các khu chức năng phát triển khu công nghiệp, khu dân cư tập trung,… là những khu vực phát thải khí lớnnên tăng cường trồng cây xanh, khuyến khích người dân sử dụng những phương tiện thân thiện với môi trường như đi xe đạp, đi bộ …Khoảng cách quy hoạch mới các khu dân cư, khu đô thị, các khu công nghiệp, các cơng trình trường học, bệnh viện, cơ quan cơng sở nhà nước…cách chỉ giới quy hoạch đường giao thông trên 100m.
- Các khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của BĐKH: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các cơng trình tiêu úng, đề điều và các cơng trình hồ chứa, kênh mương để phịng tránh thiên tai, ngăn mặn, chống hạn, cung cấp nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất nơng nghiệp, nhất là đối với các vùng khó khăn, nhưng phải phù hợp với địa hình, khí tượng thuỷ văn của vùng. Ưu tiên đất ởphục vụcho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch sửdụng đất phải hợp lý so với với tập quán của dân cư trước khi di dời tạo điều kiện cho việc định canh, định cư.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Hiện trạng sử dụng đất: Bên cạnh những sự chuyển đổi mang tính tích cực
như chuyển đổi loại hình sử dụng đất nơng nghiệp cho hiệu quả cao hơn, hay đưa đất chưa sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất,… thì KKT Vân Đồn gặp phải một số bất cập như: Tiến độ của các dự án đã được phê duyệt diễn ra rất chậm chap nguyên nhân được xác định là do GPMB, biến đổi khí hậu làm gia tăng bão và mưa lớn,... Bên cạnh đó việc khai thác rừng, cát một cách bừa bãi cũng là vấn đề lớn hiện nay tại KKT Vân Đồn.