2.1.1 .Vị tríđịa lý và điềukiệntựnhiên
2.5. Tình hình quảnlýđấtđai tại xã Võng Xuyên
Những năm gần đây công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp do có sự quan tâm đầu tư của Đảng ủy, UBND xã, sự chỉ đạo sát sao của huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ và ngành Tài nguyên và Môi trường nên đã đạt được các kết quả sau:
2.5.1. Cơng tác tun truyền pháp luật, chính sách đất đai
Đến năm 2011, hệ thống tổ chức quản lý trong xã về Tài nguyên và Môi trường cơ bản ổn định, đã và đang đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của xã.
Luật Đất đai và các chủ trương, chính sách về của Đảng và Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai được phổ biến sâu rộng trong nhân dân nên các vụ việc việc tranh chấp và các vi phạm về đất đai trong những năm gần đây xảy ra ít.
2.5.2. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai
Chấp hành chỉ đạo chung của huyện, UBND xã đã chỉ đạo các thôn và ngành chuyên môn nghiêm túc thực hiện công tác kiểm kê đất đai định kỳ. Đến nay, công tác kiểm kê đất năm 2010 đã hồn thành. Cơng tác đăng ký thống kê đất đai cũng được xã thực hiện nghiêm túc.
2.5.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ
Được sự đầu tư của Nhà nước địa phương đã xây dựng được bản đồ địa chính, làm cơ sở để quản lý đất đai đến từng thửa đất.
Năm 2005 đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phục vụ cho công tác kiểm kê đất đai theo Nghị định 28/2004/NĐ-CP, và công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã.
Năm 2010 hoàn thành Kế hoạch số 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
2.5.4. Tình hình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hện nghị định 64/CP và nghị định 02/CP, xã đã tiến hành giao đất sản xuất nông và lâm nghiệp lâu dài cho hộ gia đình và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong xã yên tâm đầu tư sản xuất.
2.5.5. Công tác quản lý theo địa giới hành chính
Tổng diện tích theo địa giới hành chính của xã năm 2011 là 737,10 ha.
2.5.6. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Võng Xuyên đã tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2003 - 2010 được phịng Địa chính thẩm định, UBND huyện Phúc Thọ xét duyệt đã phát huy tác dụng tốt.
Công tác quy hoạch, kế hoạch đã đi vào nề nếp, có chất lượng hơn và đã thực sự đi vào cuộc sống từ công tác quản lý đến vấn đề hướng dẫn và thực hiện đầu tư khai thác sử dụng đất đai.
Hình 2.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ TP. Hà Nội năm 2011
CHƢƠNG 3 – ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Đặc điểm các đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất của xã Võng Xuyên.
3.1.1 Đặc điểm các đơn vị đất đai:
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mưa nhiều, nằm trong vùng nhiệt đới nên Võng Xuyên quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ dồi dào có nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn với lượng mưa trung bình năm 1.600-1.700 mm do đó đơn vị đất đai được phân chia làm 3 đơn vị dựa trên mức độ đồng nhất về địa hình, thổ nhưỡng và mức độ thốt nước, đó là:
- Đơn vị I: Nằm trên địa hình vàn, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa không được bồi, thành phần cơ giới trung bình đến nặng với pHKCl từ 4,8 – 5,7; mức độ thốt nước trung bình. Từ đó hình thành nên 4 HTSDĐ trên đơn vị I đó là ILN, ICHN, IQC, INTTS tương ứng đó là: đơn vị I lúa nước, đơn vị I cây hàng năm, đơn vị I quần cư, đơn vị I nuôi trồng thủy sản.
- Đơn vị II: Nằm trên địa hình vàn trũng, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa glây, thành phần cơ giới trung bình tới nặng với pHKCl từ 4,4 – 4,8; mức độ thốt nước kém. Từ đó hình thành nên 4 HTSDĐ trên đơn vị II là IILN, IICHN, IIQC, IINTTS tương ứng đó là: đơn vị II lúa nước, đơn vị II cây hàng năm, đơn vị II quần cư, đơn vị II nuôi trồng thủy sản.
- Đơn vị III:Nằm trên địa hình vàn trũng, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa glây, thành phần cơ giới trung bình tới nặng với pHKCl từ 4,4 – 4,8; mức độ thoát nước là ngập úng theo mùa. Từ đó hình thành nên 2 HTSDĐ trên đơn vị III là IIILN, IIINTTS tương ứng đó là: đơn vị III lúa nước, đơn vị III nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Các LHSDĐ phổ biến trên địa bàn xã a. Đất lúa nước a. Đất lúa nước
Dự kiến trong kỳ quy hoạch chuyển 82,72ha diện tích đất trồng lúa nước để phân bổ cho các mục đích sử dụng sau:
+ Sang mục đích đất ở nơng thơn: 15,98 ha;
+ Sang mục đích đất phi nơng nghiệp khơng phải là đất ở: 66,74 ha (đất trụ
sở cơ quan 0,24 ha; đất an ninh 0,60 ha;đất cụm công nghiệp 15,46 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,54 ha; đất vật liệu xây dựng 13,00 ha; đất xử lý chất thải0,32 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,86 ha và đất phát triển hạ tầng 31,72 ha).
+ Sang mục đích đất trồng cây hàng năm cịn lại: 27,00 ha; + Sang mục đích trồng cây lâu năm:23,00 ha;
+ Sang mục đích ni trồng thủy sản:25,00 ha; + Sang mục đích đất nơng nghiệp khác: 12,50 ha.
Từ nay đến năm 2020, đất trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế, ngoài việc sản xuất đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, cịn có vai trị trong ổn định an ninh và trật tự an tồn xã hội…, vì vậy trong giai đoạn quy hoạch cần đầu tư kỹ thuật để nâng cao hệ số sử dụng và tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích.
Đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa nước của xã giảm xuống còn 176,80 ha chiếm 44,75% diện tích đất nơng nghiệp.
b. Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây hàng năm còn lại dự kiến trong kỳ quy hoạch tăng 28,01ha, diện tích tăng được sử dụng từ các loại đất: Đất chuyên trồng lúa nước 27,0 ha; đất bằng chưa sử dụng 1,01 ha.
Đồng thời đất cây hàng năm giảm 7,70 ha, để chuyển sang các mục đích: đất trồng cây lâu năm 5,00 ha; đất ở nông thôn 1,30 ha; đất giao thông 1,40 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm cịn lại có 53,48 ha, thực tăng 20,31 ha so với năm 2011, chiếm 13,54% diện tích đất nơng nghiệp.
c. Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm dự kiến trong kỳ2011-2020 tăng 28,0ha, do chuyển đổi từ đất trồng lúa nước 23,0 ha và đất trồng cây hàng năm 5,0 ha.
Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất trồng cây lâu năm giảm 0,68 ha, do chuyển sang đất ở.
Đến năm 2020, diện tích đất cây lâu năm có 42,93 ha, thực tăng 27,32 ha so với năm 2011, chiếm 10,87% diện tích đất nơng nghiệp.
d. Đất ni trồng thuỷ sản
Trong kỳ quy hoạch dự kiến chuyển 2,99ha đất ni trồng thủy sản sang mục đích sử dụng sau:
+ Sang đất giao thông 1,70 ha. + Sang đất cơ sở văn hóa 0,03 ha. + Sang đất ở nông thôn 1,26 ha.
Đồng thời trong kỳ quy hoạch, đất nuôi trồng thủy sản tăng 26,50 ha, diện tích tăng thêm lấy vào các loại đất: chuyển đổi từ đất lúa vùng trũng năng suất thấp 25,00 ha; và tận dụng từ đất vật liệu xây dựng đã hết đất khai thác với diện tích 1,50 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất ni trồng thuỷ sản là 90,51 ha, thực tăng 67,00 ha so với năm 2011, chiếm 22,91% diện tích đất nơng nghiệp.
3.2. Đặc điểm hệ thống sử dụng đất đai
Từ những thành phần của đơn vị đất đai và LHSDĐ ta tiến hành thành lập hệ thống sử dụng đấtđai như sau:
HTSDĐ = ĐVĐĐ + LHSDĐ
Dựa trên điều kiện khí hậu và nền nhiệtẩm cũng như đặc điểm của3 đơn vị đấtđai là đơn vị I, đơn vị II, đơn vị III, cùng 4 LHSDĐ chủ yếu là cây lúa nước, cây hàng năm, cây lâu năm và quần cư, ta chọn được các hệ thống sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã. Từđó ta lựa chọn 10 HTSDĐ chính là: ILN,ICHN, INTTS, IQC; IILN, IICHN, IINTTS, IIQC; IIILN, IIINTTS.
Với:ILN : HTSDĐ I lúa nước trên địa hình vàn với mức độ thốt nước trung bình.
ICHN: HTSDĐ I cây hàng năm trên địa hình vàn với mức độ thốt nước trung bình.
INTTS: HTSDĐ I ni trồng thủy sản trên địa hình vàn với mức độ thốt nước trung bình.
IQC: HTSDĐ I quần cư trên địa hình vàn với mức độ thốt nước trung bình.
IILN: HTSDĐ II lúa nước trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
IICHN: HTSDĐ II cây hàng năm trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát
nước kém.
IINTTS : HTSDĐ II nuôi trồng thủy sản trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
IIQC: HTSDĐ II quần cư trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
IIILN: HTSDĐ III lúa nước trên địa hình vàn trũng với mức độ thốt nước kém.
IIINTTS: HTSDĐ III ni trồng thủy sản với mức độ thoát nước kém.
Tuy nhiên ta chỉ tiến hành chọn 8 HTSDDĐ chính là ILN,ICHN, INTTS,; IILN,
IICHN, IINTTS; IIILN, IIINTTS phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội và định hướng quy hoạch của xã.
Bảng 4. Các hệ thống sử dụng đất đai của xã Võng Xuyên
Sau đó ta tiến hành xây dựng bản đồ HTSDĐ.
Đơn vị đất đai Loại hình SDĐ Hệ thống SDĐĐ
I
Lúa nước ILN
Cây hàng năm ICHN
Nuôi trồng thủy sản INTTS
Quần cư IQC
II
Lúa nước IILN
Cây hàng năm IICHN
Nuôi trồng thủy sản IINTTS
Quần cư IIQC
III Lúa nước IIILN
3.3.Đánh giá các HTSDĐ
3.3.1. Đánh giá tính thích nghi của các HTSDĐ
Từ đặc điểm của các đơn vị đất đai kết hợp với các LHSDĐ ta được các HTSD với việc đánh giá tính thích nghi của các HTSDĐ đó theo tiêu chuẩn của FAO như sau:
Bảng5: Đánh giá mức độ thích nghi đất đai của các LHSDĐ TT Đơn vị đất đai LHSDĐ HTSDĐ Địa hình Loại đất TPCG pHKCl CEC Mức độ thốt nƣớc 1 Vàn Phù sa khơng bồi Trung bình 4,8-5,7 Trung bình Tốt Lúa nước S2: Đất thích hợp vừa cho việc trồng lúa, còn một số yếu tố làm giảm năng suất. Cần đầu tư kỹ thuật để nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Cây hàng năm S2: Đất thích hợp vừa trồng cây hàng năm. Chưa chủ động được nước tưới. Cây lâu năm S1: Rất thích hợp trồng cây lâu năm, một phần được chuyển từ lúa nước và cây hàng năm. Nuôi trồng thủy sản N1: Khơng thích hợp hiện tại. 2 Vàn trũng Phù sa glây Trung bình 4,4-4,8 Thấp Kém Lúa nước S1: Rất thích hợp cho việc trồng lúa nước, có hạn chếở mức độ nhẹ, khu vực này chiếm phần lớn diện tích đất lúa trong xã. Cây hàng năm S3: Ít thích hợp đối với cây hàng năm, chỉ thích hợp đối với một số cây trồng cụ thể.
Cây lâu năm
S3: Ít thích hợp với cây lâu năm, nên chuyển một phần sang mụcđích khác. Ni trồng thủy sản S1: Rất thích hợp với những hạn chế không đáng kể. Khu vực đất này chủ yếu tập trung vùng ven đê và thôn Nghĩa Lộ, Võng Nội.
3.3.2. Hiệu quả về mặt kinh tế
- Đất nơng nghiệp của xã bố trí chưa hợp lý với chủ yếu là đất trồng lúa nước (diện tích 347,02 ha chiếm 74,93% diện tích đất nơng nghiệp). Hệ số sử dụng đất năm 2011 đạt 2,98 lần. An ninh lương thực được đảm bảo. Nhưng để nâng cao hiệu kinh tế cao của việc sử dụng đất trong những năm tới đây cần bố trí đa dạng hóa cây trồng, áp dụng cơng thức ln canh phù hợp.
- Tỷ lệ đất phi nông nghiệp ngày càng tăng đã phản ánh đúng mức độ phát triển của các cơng trình và hiện trạng kinh tế - xã hội là điều kiện thúc đẩy xã phát triển về mọi mặt.
3.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội
Quy hoạch sử dụng đất đai xã Võng Xuyên đến năm 2020 là căn cứ điều chỉnh phát triển phân bổ lại dân cư, lao động và khai thác, sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo từng ngành và địa bàn dân cư trong xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của dân cư.
Trong những năm thực hiện quy hoạch, nhu cầu về xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là rất lớn, đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành cơng nghiệp - xây dựng phát triển, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập phi nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần ổn định xã hội.
- Việc sử dụng đất chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt xã hội: Với diện tích chủ yếu là đất nơng nghiệp có tới 41,60% lao động của xã tham gia vào lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nên xảy ra tình trạng lao động thời vụ, khi hết thời vụ một phần lớn lao động tham gia vào lĩnh vực này khơng có cơng ăn việc làm. Các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ của xã chưa phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động vào các ngành này không nhiều nên có tình trạng người dân bỏ đi làm ăn ở nơi xa. Như vậy trong thời gian tới xã cần quan tâm phát triển các ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ và kết hợp đào tạo nghề cho người dân.
Như vậy, ngoài đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương, xã Võng Xuyên còn sản xuất lúa hàng hóa và phục vụ chăn ni.
- Thu hút lao động và giải quyết việc làm: Lực lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thu hút một lực lượng lao động lớn. Hầu
hết số lao động này là nông dân, số người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước không đáng kể.
- Sản xuất nơng nghiệp góp phần chủ yếu vào xóa đói, giảm nghèo ở địa phương: Là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương: Theo kết quả điều tra nông hộ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 70% tổng số thu nhập hàng năm của nông hộ. Điều này cho thấy Võng Xuyên là xã thuần nông, để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân vẫn dựa vào phát triển nơng nghiệp là chính.
Trồng lúa và trồng các loại cây hoa màu có từ lâu đời, người dân địa phương đã có kinh nghiệm canh tác, hơn nữa kỹ thuật khơng q khó nên dễ dàng tiếp thu. Các LUT nuôi trồng thủy sản mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây, kỹ thuật ni trồng khó và phức tạp, 45% số nông hộ phỏng vấn mong muốn được hỗ trợ về kỹ thuật.
3.3.4. Hiệu quả về mặt môi trường
Hiện tại, môi trường và cảnh quan trên địa bàn xã về cơ bản chưa bị ô nhiễm. Võng Xuyên cũng là một trong những xã đã vận động tốt nhân dân hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV và hóa chất khác trong sản xuất, hạn chế các cơ sở sản xuất VLXD thủ công, công nghệ cũ.
Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì có sự khác nhau về hệ sinh thái đồng ruộng
Từ kết quả điều tra nông hộ và khảo sát thực địa ở xã Võng Xuyên cho thấy, những LUT khác nhau thì có sự khác nhau về mơi trường đất và nước.
- Những khoanh đất chuyên trồng rau màu từ 5 năm trở lên có hiện tượng thối hóa đất như đất bị chai cứng dần, năng suất cây trồng giảm, dịch bệnh tăng lên rõ rệt (trừ cây họ đậu và nấm).
- So sánh những thửa ruộng độc canh 2 vụ lúa, với những thửa ruộng trồng 2 vụ lúa và thêm 1 vụ đơng (tất cả các thửa ruộng này có điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở 2 vụ lúa tương tự nhau) cho thấy:
+ Những ruộng lúa có trồng màu vào vụ đơng ít cỏ dại hơn những thửa ruộng độc canh cây lúa, nên ít phải sử dụng thuốc diệt cỏ và ít tốn cơng làm cỏ hơn.
+ Những ruộng lúa có trồng cây trồng cạn vào vụ đơng cũng ít bị dịch rầy nâu và sâu hại lúa, nên dùng lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật ít hơn.
+ Những thửa ruộng trồng cây họ đậu hoặc trồng nấm vào vụ đông từ 5 đến 10 năm trở lên, lượng đạm bón giảm đi 10% nhưng năng suất tương đương với những
thửa ruộng chuyên trồng lúa.
- Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản ở địa phương:
Trong những năm vừa qua, nhiều vùng nuôi đã sử dụng chế phẩm vi sinh thay cho các loại hố chất để làm sạch mơi trường nước, loại bỏ các chất độc, chất hữu cơ thừa trong ao nuôi. Công tác quản lý phịng trừ dịch bệnh trên thuỷ sản ni bước đầu được kiểm sốt, mặc dù bệnh trên tơm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá bống bớp ở các vùng chuyên canh có nguy cơ tăng nhanh.
Tại xã Võng Xuyên, tất cả các nông hộ điều tra đều sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh hoặc kích thích tăng trưởng trong sản xuất. Những năm gần đây do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới, lạ. Vì vậy, số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng tăng lên.
Một số nơng hộ đã có dấu hiệu lạm dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật (sử dụng quá liều lượng cho phép, không tuân thủ thời gian cách ly theo hướng dẫn của nhà sản xuất) ở tất cả các LUT. Vì vậy, dẫn đến hậu quả gây ra hiện tượng kháng thuốc, có thể để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép trên nông sản
3.4. Đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng đất
3.4.1. Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu tổng quát a) Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, tích cực giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tư hoàn thiện một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất trong thời kỳ mới.