VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN
Lúc đầu, Freud khơng có ý định trở thành nhà thực hành, càng khơng có ý định trở thành nhà chữa trị tâm lý. Thời nhỏ, ơng thích tưởng tượng mình dưới dạng vẻ một viên tướng to hay một chính khách lớn: Annibal5 là một trong những anh hùng ưa thích của ơng. Về sau, khoa học thu hút ông như con đường chắc chắn đi tới quyền năng thật sự và tới sự thông hiểu thật sự dành cho con người tồn vẹn, và đối với ơng, y học chính là sự phối hợp khả năng áp dụng những tri thức khoa học của mình với sự theo đuổi những lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, cuối cùng ông không chuyên tâm được vào việc thực hành y học lâm sàng vì những lý do tài chính, một phần vì những cơng trình nghiên cứu mà ơng tỏ ra rất có năng lực để làm lại khơng thể mang cho ông một sự tiến thân nào đó, một phần vì, giống như nhiều người trẻ tuổi thời ông và tất cả những người khác, ông đã yêu, muốn lấy vợ và cần có nhiều tiền hơn mức kiếm được.
Breuer đã giúp đỡ Freud, không chỉ bằng những khuyến khích và những ý kiến, mà cả bằng tiền bạc. Hai người thầy thuốc này cũng chia sẻ kinh nghiệm với nhau; Breuer chuyển một vài bệnh nhân của mình cho Freud cho đến lúc cả hai người cùng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các trường hợp hystérie, và quyết định coi những khám phá của họ là của chung để cơng bố. Đó là buổi đầu lịch sử của phân tâm học; do đó thật thú vị khi xem xét những ý kiến của Freud trong việc công bố chung đầu tiên và duy nhất ấy. Đây là một đoạn tán rộng ra có tính chất cá nhân của Freud khi bàn về một số ca do ông mô tả trong tác phẩm:
“Tôi chưa bao giờ là thầy chữa trị tâm lý cả. Giống như những nhà thần kinh học khác, tôi quen dựa vào những chẩn đoán tại chỗ và lập ra các dự báo bằng cách dùng liệu pháp điện, chính vì thế tơi thật kinh ngạc khi thấy những quan sát của tôi về người bệnh được đọc như những tiểu thuyết và có thể nói là chẳng mang dấu ấn nghiêm túc như những bài viết của các nhà bác học. Tôi tự an ủi bằng cách thẩm nhủ rằng tình hình ấy rõ ràng có thể gán cho chính bản thân của vấn đề được bàn, mà khơng phải là dó sự lựa chọn riêng của tôi. Việc chẩn đốn bằng cách định vị những phản ứng điện khơng quan trọng mấy khi nghiên cứu về hystérie, cịn một bản trình bày chi tiết về các quá trình tâm thần, như người ta thường quen thấy ở các nhà tiểu thuyết, cho
phép tơi có được một vài ý niệm về diễn biến của một chứng hystérie, bằng cách chỉ dùng một ít cơng thức tâm lý học. Những loại quan sát ấy phải được phán xét như những quan sát thuộc loại tâm bệnh học, nhưng có một ưu thế: mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử bệnh và những triệu chứng bệnh mà chúng ta đi tìm một cách vơ ích trong tiểu sử những chứng loạn tâm khác”.6
Hai tác giả kể lại việc họ đã làm thế nào để phát hiện ra rằng mọi kinh nghiệm có thể gây ra những cảm giác trầm nhược – như sợ hãi, lo âu, xấu hổ hay đau đớn thể chất – có thể làm khởi phát những triệu chứng hystérie. Việc loại khởi phát này thật sự đưa tới kết luận rằng chứng hystérie phụ thuộc: “… một cách rõ ràng vào tính nhạy cảm của người bệnh được xem xét (cũng
như vào những nhân tố chúng tơi sẽ nói dưới đây)… Trong chứng hystérie thông thường, thường xảy ra tình hình là khơng có một tác động gây chấn thương duy nhất nào, mà có nhiều chấn thương bộ phận, nhiều lý do nhóm lại”.7 Từ Hy Lạp trauma, nghĩa đen là vết thương, hồi đó được dùng thường xuyên để chỉ sự căng thẳng do hystérie gây ra.
“Nhưng về mối liên hệ nhân quả giữa chấn thương tâm thần thúc đẩy (traumatisme psychique motivant) và hiện tượng hystérie, thì khơng được tưởng rằng chấn thương tác động theo lối một agent provocateur8 (tác nhân gây sự) làm phát ra triệu chứng. Triệu chứng, khi đã trở thành độc lập, sau đó vẫn tồn tại. Đúng hơn, phải nói rằng chấn thương tâm thần và, sau đó, ký ức về nó, tác động theo lối một thể lạ mà sau khi đã phát ra rất lâu vẫn cịn đóng một vai trị tích cực. Một bằng chứng của điều này là do một hiện tượng cực kỳ lạ lùng và hoàn hảo đưa lại để làm cho những khám phá của chúng tơi có một tầm quan trọng thực tiễn.
Chúng tôi rất kinh ngạc khi thấy ra rằng, trên thực tế, mỗi triệu chứng hystérie biến mất ngay lập tức và không trở lại nữa, khi người ta hiểu rõ ký ức vê tác động khởi phát, đánh thức được mối xúc động gắn với ký ức đó và, sau đó, khi bệnh nhân mơ tả được những gì đã xẩy ra với mình một cách thật chi tiết và diễn đạt được xúc cảm của mình bằng lời. Một ký ức không mang theo xúc cảm hầu như ln ln khơng có một chút hiệu quả nào”.9 Thuật ngữ “xúc cảm” trong đoạn này được dùng theo nghĩa xúc cảm trong tâm bệnh học.
Hai tác giả đi tới kết luận rằng “không chỉ những căng thẳng gây sự ấy về căn bản có quan hệ nhân quả, bất kể chúng có trong ý thức hay khơng, mà cả những q trình quyết định đã tạo ra chúng, tức là những xúc cảm, vẫn tiếp tục hoạt động theo lối này hay lối khác một cách vô hạn trong thời gian – không phải là gián tiếp nhờ những mắt xích trung gian, mà là trực tiếp với tư
cách nguyên nhân khởi phát”.10
Tiếp đó là sự khẳng định: “Chính người hystérie khổ sở trước hết vì những điều sực nhớ lại”.
Việc giải thốt mối xúc cảm gắn liền với những nguyên nhân ấy được gọi là “giải tỏa” (abréaction); thật ra những gì xẩy ra trong những trường hợp được Breuer và Freud mơ tả, đó chính là một sự giải tỏa khỏi những vật liệu xúc cảm quan trọng và bị vùi đã lâu, được gây ra do sự nới lỏng một chướng ngại nằm trong ý thức bình thường, mà sự thơi miên đã làm tiêu tan đi ít ra từng lúc. Đào sâu hơn ý tưởng này cũng như những hậu quả chung của những quan sát của mình, hai tác giả viết:
“Tuy vậy, “giải tỏa” không phải là cách tháo gỡ duy nhất mà cơ chế tâm thần của một cá nhân khỏe mạnh có thể có được, khi người đó bị một chấn thương tâm thần. Ký ức, ngay cả khi không được giải tỏa, nằm trong tổ hợp lớn của những liên tưởng, bên cạnh những tác động khác thậm chí có thể mâu thuẫn với nó, và được điều chỉnh bởi những biểu tượng khác. Sau một tai nạn chẳng hạn, thì ký ức về những gì diễn ra tiếp theo nó, như việc cứu nạn, và ý niệm về sự bảo hiểm hiện nay, sẽ gắn chặt với ký ức về mối nguy hiểm vừa xẩy ra, với sự lặp lại (có giảm bớt) nỗi khiếp sợ đã có. Ký ức về một sự nhục nhã được thay đổi bằng một sự cải chính các sự kiện, bằng một ý thức cá nhân về phẩm giá,, v.v. Chính bằng cách đó mà con người bình thường dùng những hậu quả của sự liên tưởng để làm biến mất xúc cảm đi kèm theo.
Xin thêm vào đó một sự giảm bớt chung về những ấn tượng, một sự xóa nhịa các ký ức, tất cả những gì chúng ta gọi là “quên lãng” và tất cả những gì gặm nhấm những biểu tượng đã mất đi hiệu quả xúc cảm của chúng.
Những quan sát của chúng tôi cho thấy rằng, trong những ký ức, những cái nào đã gây ra sự xuất hiện của những hiện tượng hystérie thì thường giữ được sự tươi tắn đặc biệt và giá trị xúc cảm đầy đủ của chúng trong một thời gian dài. Nhưng cần phải nhấn mạnh, như một sự kiện nổi bật mà sau này sẽ có dịp dùng đến, rằng những ký ức ấy, trái với nhiều ký ức khác, không được giữ lại ở người hystérie. Hoàn toàn ngược lại, trí nhớ của các bệnh nhân không hề giữ lại một dấu vết nào của những tình tiết ấy hoặc chỉ giữ được chúng ở trạng thái sơ sài nhất. Chỉ bằng cách hỏi các bệnh nhân bị thơi miên thì những ký ức ấy mới lại trồi lên, với tất cả tính sống động của những sự kiện mới xẩy ra.”.11
Cịn có những nhận xét khác có tính chất chung và dứt khốt nữa về những nghiên cứu chứa đầy tài liệu quan sát chi tiết, mà không cần xem xét ở đây,
cũng đã được đưa vào hai lời tuyên bố đáng ghi nhớ khác, và một lần nữa chúng tơi xin dẫn ra đúng như đã được viết:
“Do đó, người ta có thể nói rằng nếu các biểu tượng trở thành những nhân tố gây bệnh vẫn giữ được hoàn tồn sự tươi tắn của chúng và ln ln chứa đầy xúc cảm, thì đó là vì chúng bị cấm hao mịn một cách bình thường do một sự giải tỏa và một sự tái hiện trong những trạng thái mà các liên tưởng không bị gây trở ngại”.12
Thật vậy, cái không thể nhớ lại được không phải là bị để lại đằng sau bản thân mình; đó là một ý tưởng mà chưa một tác phẩm khoa học nào nói lên trước đó, tuy rằng Wordsworth đã cảm thấy điều đó về mặt trực giác, như khi ơng ám chỉ tới những “ý nghĩ quá sâu để không thể khóc được”13. Shakespeare cũng vậy, hơn ba trăm năm mươi năm trước đó, đã đặt vào miệng Macbeth một yêu cầu khẩn khoản đối với một thầy thuốc hồi đó, một nhà chữa bệnh rất bất lực:
“Ơng khơng thể chỉ dẫn gì cho tâm hồn đau khổ này, Và nhổ bật nỗi buồn phiền khỏi trí nhớ của nó;
Khơng thể xóa đi những ưu tư khắc sâu và óc nó. Và, bằng vài phương thuốc quên lãng dịu dàng,
Để trừ bỏ gánh nặng nguy hiểm đè nặng lên trái tim của nó trong lồng ngực, Ơng khơng thể làm gì được ư?”14
“Có thể, chúng ta có thể làm được điều đó”, Freud và Breuer đáp. Một câu trả lời chứa nhiều hy vọng hơn câu trả lời của người thầy thuốc kia cho Macbeth; nhưng khi điều đó xẩy ra, thì than ơi, câu trả lời ấy lại không được những kẻ nghe nó chấp nhận mấy, vì nó thay thế cho sự bất lực tuyệt đối bằng một trực giác gây đe dọa và nguy hiểm về bề ngồi. Hai tác giả cung cấp cái chìa khóa để hiểu luận điểm của họ như thế này:
“Bây giờ người ta biết rõ tại sao phương pháp chữa trị tâm lý mà chúng tôi vừa mô tả lại tác động có hiệu quả. Nếu xóa bỏ những hậu quả của cái biểu tượng không được giải tỏa lúc đầu, khiến cho xúc cảm do biểu tượng ấy gây ra trào lên bằng lời lẽ; nó đưa biểu tượng ấy đến chỗ thay đổi theo con đường liên tưởng, bằng cách thu hút nó vào cái ý thức bình thường (dưới sự thơi miên nhẹ) hoặc xóa bỏ nó bằng ám thị y học, giống như cách người ta xóa bỏ chứng mất trí nhớ trong trạng thái mộng du”.15
Để đánh giá đầy đủ lịch sử đích thực của các ca, cần đọc chúng thật chi tiết. Người ta sẽ thấy chúng luôn luôn chứng minh rằng diện mạo rất thường xuyên của các triệu chứng khi mới xuất hiện đồng thời tượng trưng cho bản chất của chấn thương quyết định, cũng như cho giải pháp thần diệu do chấn
thương tinh thần của người bệnh tạo ra.
Một trong những nữ bệnh nhân của Freud là nạn nhân của những khủng hoảng nghiêm trọng do chứng đau thần kinh mặt gây ra, mà ông đã chữa trị theo những phương pháp qui ước nhiều lần khác nhau nhưng khơng có kết quả. Freud đã mơ tả mối quan tâm của mình khi tìm hiểu xem điều đó có dựa trên một cơ sở tâm lý không.
Bằng thôi miên, Freud gợi ra cảnh gây chấn thương đã bị vùi sâu trong vô thức của người bệnh ấy; bà đã sống lại thời kỳ mà bà cảm thấy rất bực tức đối với chồng bà. Bà kể lại một cuộc trò chuyện với chồng cũng như một nhận xét của chồng, một nhận xét mà bà cảm thấy như một sự lăng nhục đau đớn. Bỗng bà đưa tay sờ má mình, kêu lên một tiếng đau đớn và nói: “Nó giống như một cái tát vào mặt tơi”. Điều đó đã làm chấm dứt đau đớn cũng như khủng hoảng, nhưng không phải đối với các chứng đau thần kinh. Cần phải làm cho bà nhớ lại những hoàn cảnh khác nữa, và cuối cùng Freud đã phải làm cho nữ bệnh nhân này nhớ lại cơn đau thần kinh đầu tiên, tức là cách lúc bà đến khám bệnh ở ông 15 năm trước đó. Ở đây, chẳng có một sự tượng trưng hóa nào, mà là cái ơng gọi là:
“một sự chuyển hốn đồng thời; đó là một cảnh tượng nặng nề gây ra ở bà những cắn rứt và đẩy bà tới chỗ xua đuổi những liên tưởng khác. Như vậy, đó là một ca xung đột và tự vệ. Việc phát ra chứng đau thần kinh vào lúc đó là khơng thể giải thích được nếu người ta không chịu chấp nhận rằng nữ bệnh nhân ấy hồi đó bị đau răng hay đau mặt nhẹ, điều đó khó có thể có, vì hồi đó bà ở trong những tháng đầu lần có thai đầu tiên.
Vì thế, người ta giải thích rằng chứng đau thần kinh ấy, bằng con đường chuyển hốn thơng thường, đã trở thành dấu hiệu của một sự rối loạn tâm lý nào đó…”16
Bản thân Freud hiểu rất rõ rằng sự cần thiết phải chấp nhận sự trùng hợp về thời gian của chứng đau thần kinh và của chấn thương lúc đầu đã làm cho ca này trở nên ít rõ ràng hơn về loại nguồn gốc thuần túy tâm lý, nhưng phần lớn những bằng chứng lâm sàng dường như lại cho thấy như vậy. Do đó, ơng tiếp tục đưa ra những ví dụ mà ơng cho rằng chúng có thể chứng minh sự đau đớn thể chất có thể chỉ nảy sinh từ sự tượng trưng hóa.
Một trong những ví dụ nổi bật là trường hợp một cô gái mười lăm tuổi nằm liệt giường dưới con mắt cảnh giác của bà cô ta, một người nghiêm khắc, bỗng thét lên một tiếng kêu đau đớn. Cơ gái nằm mơ thấy mình bị đau nhức nhối ở vùng trán nằm giữa hai mắt, cơn đau ấy kéo dài nhiều tuần lễ và thỉnh thoảng lại xuất hiện trong 30 năm sau đó. Khi phân tích triệu chứng, nữ bệnh
nhân này đã nhớ lại và nói cho Freud biết rằng hồi đó cứ mỗi lần bị bà mình nhìn một cách “xoi mói” là cơ ta cảm thấy cái nhìn ấy như xun sâu thẳng vào óc mình. Thật ra, cơ ta đã lo ngại vì người bà nghi ngờ mình. Khi xua được cơn sực nhớ lại ấy, cô ta đã cười lên được và cơn đau biến mất.
Tuy việc cơng bố cơng trình chung của họ tương đối thành công, nhưng Breuer và Freud không bao giờ hợp tác với nhau nữa. Người ta đã in lại thông báo ban đầu, nhưng sự quan tâm do nó gây ra khơng thật hồn tồn thuận lợi. Từ sự cơng bố thơng báo mở đầu ấy của Breuer và Freud năm 1893 đến sự công bố các lịch sử bệnh nhân sau đó, cũng như những nhận xét lý thuyết của nhiều tác giả, bản thân Freud chỉ đưa ra một thông báo nhan đề
Các chứng nhiễu tâm tự vệ.
Trên thực tế, văn bản này không chỉ báo trước sự đoạn tuyệt với Breuer, mà còn là khởi đầu sự phát triển độc lập của khái niệm phân tâm học của riêng Freud. Mối bất đồng căn bản về quan điểm giữa hai tác giả này – mà sau đó Freud đã nhấn mạnh – là về vai trị của những xung lực tính dục trong bệnh căn của chứng hystérie. Nhưng cả ở đây nữa, sự bất đồng lúc đó vẫn chưa thật rõ rệt như người ta có thể chờ đợi. Việc Freud tin vào nguồn gốc tính dục của chứng hystérie xuất hiện rõ trong chương viết về liệu pháp tâm lý đối với