COMPLEXE – MẶC CẢM

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 179 - 180)

PHỤ LỤC 3: TỪ VỰNG

COMPLEXE – MẶC CẢM

bệnh học) ra, đều mượn từ Dictionnaire de psychologie (Từ điển Tâm lý học) của James Drever.

ABRÉACTION – GIẢI TỎA

Được các nhà phân tâm học dùng để chỉ quá trình giải tỏa một xúc cảm bị dồn nén bằng cách sống lại kinh nghiệm ban đầu trong tưởng tượng.

AFFECT – CẢM XÚC

Theo cách dùng hiện nay, mọi loại tình cảm hay xúc cảm gắn với những ý nghĩ hay những tổ hợp ý nghĩ.

Déplacement d’ (di chuyển cảm xúc), được các nhà tâm lý học dùng để chỉ

sự cố định cảm xúc, đặc biệt trong các giấc mơ, vào một vấn đề hay một đối tượng khác với những vấn đề hay đối tượng khác thuộc về cảm xúc một cách bình thường.

Fixation d’ (cố định cảm xúc), được dùng để chỉ những hiện tượng của sự

phát triển mà sự quan tâm đối với chúng vẫn gắn với những đối tượng, những cách tư duy và hành động ít hay nhiều đặc trưng của các giai đoạn đầu tiên, thay vì mở rộng và thay đổi một cách bình thường trong tiến trình phát triển.

ÇA – CÁI ẤY

Được Freud dùng để chỉ khối năng lượng hay sức mạnh tác động qua lại có tính phi cá nhân, tạo nên cái vơ thức theo nghĩa hẹp, hay cái mà người ta có thể gọi là cái vô thức cấu trúc (inconscient structural), nằm đằng sau các quá trình tạo thành đời sống có ý thức, như những nhân tố quyết định các q trình ấy.

CATHEXIS – TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TÂM THẦN

Sự tích lũy năng lượng tâm thần vào một ý nghĩ nào đó, một ký ức nào đó, một chuỗi tư tưởng hay hàng động riêng biệt nào đó (rất hay được dùng theo cách hiểu này của các nhà phân tâm học)

COMPLEXE – MẶC CẢM

cảm được vùi vào phần vô thức của tinh thần gọi là sự dồn nén (xem REFOULEMENT).

Toàn bộ chùm ý nghĩ trong tinh thần một cá nhân con người liên kết với những tình cảm mạnh mẽ, có thể được gọi một cách thích đáng là một mặc cảm; thật ra, đó rất thường khi là những ký ức về một kinh nghiệm hiện thực hoặc tưởng tượng, có kèm theo những kết luận của chủ thể về những ký ức và những tình cảm mạnh mẽ do những ký ức ấy gây ra. Chúng có thể có lợi hay có hại do sự thích nghi về xúc cảm của chủ thể đó, và nếu gặp dịp, có thể lại trồi lên một phần hay toàn bộ trong những khu vực tiền ý thức của tinh thần; tuy rằng mục đích của sự dồn nén là ngăn cản sự tái trồi lên ấy.

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 179 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)