CÔ ĐẶC (CONDENSATION)

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 59 - 61)

“Giấc mơ thường ngắn ngủi, nghèo nàn, vắn tắt, so với sự rộng lớn và phong phú của những ý nghĩ về giấc mơ”31

Câu này thể hiện rõ thực chất của sự cơ đặc. Điều đó có nghĩa là trong giấc mơ biểu hiện, một ý tưởng có thể biểu hiện rất nhiều liên tưởng tự do, và đến lượt chúng, những liên tưởng tự do này sẽ dẫn tới những ý tưởng hoàn toàn khác, dù rằng chúng thường chồng lên nhau trong nội dung tiềm ẩn. Freud đặt cho quá trình này tên gọi riêng là “sự quyết định bởi nhiều nhân tố” (surdétermination), nhờ đó mà một ý tưởng hay một ký ức có thể được nhận ra, trên thực tế, là biểu hiện của một số ý tưởng hay ký ức nào đó quan trọng hơn nhiều và khơng có những liên hệ rõ ràng giữa chúng với nhau. Những ví dụ riêng của ơng, trong Khoa học về các giấc mơ, tuy sống động thật, nhưng hết sức phức tạp; song giấc mơ của một nữ bệnh nhân mà một đồng nghiệp của ông kể lại dưới đây sẽ là thêm một minh họa nữa, đơn giản hơn nhưng cũng nhiều hình ảnh. Giấc mơ này do Frink kể lại:

“Một người phụ nữ trẻ nằm mơ thấy mình đi dạo trên Đại lộ thứ năm với một người bạn gái, và dừng lại trước quầy hàng của một người tạo mốt để nhìn những chiếc mũ. Cơ ta nhớ lại rằng mình đã bước vào cửa hàng và mua một chiếc mũ. Giấc mơ ấy có vẻ nhạt nhẽo đáng thất vọng: ta hãy xem sự phân tích đưa lại cái gì.

Người bạn gái có mặt trong giấc mơ nhắc lại cho nữ bệnh nhân kia một sự kiện xảy ra ngày hôm trước. Đúng là cơ ta có đi dạo với người bạn gái ấy

trên Đại lộ thứ năm và có nhìn những chiếc mũ, nhưng cơ ta khơng mua. Được mời kể tiếp, cơ ta nói rằng hơm ấy chồng cơ ta phải nằm ở nhà vì ốm. Cơ ta biết rằng chẳng có gì nghiêm trọng cả, nhưng lại rất lo lắng và không thể xua được ý nghĩ là chồng mình có thể chết. Người bạn gái kia đến vào lúc đó, và chồng cơ ta đã gợi ý rằng một cuộc dạo chơi sẽ xua đuổi được những ý nghĩ đen tối. Sau khi nói như vậy, người phụ nữ trẻ nhớ lại rằng khi đi dạo cơ ta có nhắc tới một người đàn ơng quen biết trước khi cưới. Được u cầu nói tiếp, cơ ta ngần ngừ rồi thổ lộ rằng hồi đó cơ ta nghĩ là mình đã yêu người ấy. Frink hỏi tại sao hồi đó cơ ta khơng lấy anh ta. Người phụ nữ trẻ cười và nói khơng thể như thế được và nói thêm rằng, về tài sản và địa vị xã hội, anh ta đứng cao hơn cô ta đến mức thật ảo tưởng mới nghĩ tới chuyện đó. Frink khơng thể hỏi thêm những điều gì khác về chuyện này và cơ ta kết luận rằng đó là một chuyện ngớ ngẩn thời con nít chẳng có ý nghĩa gì cả. Frink liền u cầu cô ta liên tưởng về việc mua chiếc mũ. Cơ ta nói rằng mình rất thích những chiếc mũ bày trong quầy hàng, muốn mua một chiếc, nhưng khơng thể mua được vì chồng cơ ta nghèo. Rõ ràng giấc mơ đã thỏa mãn được ý muốn của cô ta bằng việc để cô ta mua một chiếc mũ. Nhưng chưa hết. Người nằm mơ bỗng nhớ lại rằng trong giấc mơ, chiếc mũ cô ta mua có màu đen.

Chi tiết ấy, bề ngồi thật vơ nghĩa, nhưng thật ra đã tiết lộ bí mật của cơ ta cho nhà phân tâm học.” 32

Chính Freud đã cho biết rằng trong khi lý giải, một mẩu nhỏ của giấc mơ bị bỏ qua cho đến lúc đó thường nổi lên, và người nằm mơ cũng khẳng định rằng mình đã hồn tồn qn đi cái mẫu ấy.

“Cái mẫu của giấc mơ đã bị quên đi ấy bao giờ cũng là quan trọng nhất: nó trực tiếp đưa tới lời giải, và chính sự kháng cự cũng đến từ đó.” (Khoa học về các giấc mơ)33

Frink đã đưa ra sự lý giải về giấc mơ của nữ bệnh nhân kia như sau:

“Trước khi nằm mơ, nữ bệnh nhân ấy đã sợ chồng mình chết. Cơ ta mơ thấy mình mua một chiếc mũ tang, và như vậy là đã thực hiện một sự tưởng tượng về cái chết. Trong cuộc đời thực, cô ta không thể mua được chiếc mũ vì chồng nghèo. Cịn trong giấc mơ, cô ta lại có thể mua được. Điều này giả định cơ ta có một ơng chồng giàu. Chẳng cần phải đi tìm thật xa mới biết được người đó là ai: các liên tưởng cho chúng ta biết người đàn ông mà cô ta thú nhận là đã yêu, nhưng lại không muốn tự thú nhận một cách đầy đủ. Anh ta rất giàu và nếu cơ ta là vợ anh ta thì sẽ mua được tất cả những chiếc mũ cơ ta thích. Kết luận: người phụ nữ trẻ kia đã mệt mỏi vì chồng mình, cơ

ta muốn chồng mình chết từ trong vơ thức; việc cơ ta sợ chồng mình chết chỉ là một quá trình bù đắp, một phản ứng tự vệ chống lại ý muốn của cô ta: cô ta muốn lấy người đàn ông mình đã u và có đủ tiền để thỏa mãn tất cả những sở thích của mình.”34

Khi nữ bệnh nhân bàn luận cách lý giải này với Frink, cơ ta chấp nhận tính chân thực của tất cả các yếu tố ấy, và trong những tuần lễ trước đó cơ ta thường nhắc tới người đàn ông đầu tiên mà cơ ta có thể lấy làm chồng. Sự quyết định bởi nhiều nhân tố ở đây đã được biểu hiện ở việc mua chiếc mũ tang. Chính ở bên dưới điều đó ẩn giấu ba sự mong muốn: cái chết của chồng; lấy người đàn ông mà ông cô ta đã từng yêu; có nhiều tiền.

Một khía cạnh khác của giấc mơ này, phù hợp hoàn toàn với những ý kiến của Freud, là những hình ảnh vơ thức có thể phù hợp với nhiều mong muốn mà trong cuộc đời thực thường trái ngược nhau hoặc không thể đi với nhau. Nếu người chồng của nữ bệnh nhân ấy chết và nếu cô ta đã lấy đối tượng mình u đầu tiên, thì chiếc mũ cơ ta mua có lẽ khơng phải là mũ tang.

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)