Lịch sử các ca bệnh do Freud soạn là những tài liệu độc nhất trong tâm bệnh học lâm sàng; ngày cả trong lịch sử y học nữa, chúng cũng đánh dấu một giai đoạn còn độc đáo hơn. Trước kia, chưa bao giờ những đau khổ gắn với thân phận con người lại được viết bằng những lời lẽ sâu kín đến thế, thấu hiểu đến thế về mặt lâm sàng. Từ khoảng mươi mười hai ca được thuật lại chi tiết, có năm ca nói chung được coi là quan trọng nhất. Hai trong số năm ca này bàn về các bệnh loạn tâm như: gần như chắc chắn đó là những biến thế của chứng phân liệt, theo sự mô tả của Freud. Chúng tôi sẽ thuật lại vắn tắt ở đây ba ca kia: lần lượt đó là một ca hystérie, một trạng thái lo sợ (angoisse phobique) và một ca nhiễu tâm ám ảnh thúc ép.
CA DORA
Đó là ca đầu tiên được Freud cơng bố sau tác phẩm của ông, với sự cộng tác của Breuer; tiêu đề đầy đủ của ca này là Một mẩu phân tích về hystérie
(Fragment d’une analyse d’hystérie). Tiêu đề ban đầu của nó là Các giấc mơ
và hystérie (Rêves et Hystérie), với mục đích chứng minh vai trị của các giấc
mơ trong sự phân tích hystérie. Lịch sử của ca này cũng chỉ xoay quanh hai giấc mơ do một nữ bệnh nhân thuật lại và được phân tích tỉ mỉ.
Freud đã ngần ngại ít lâu trước khi công bố ca này. Lúc đầu, ông trao cho nhà xuất bản vào năm 1901, nhưng lại rút bản thảo về và giữ nó thêm bốn năm nữa, trước khi quyết định cuối cùng để cho nó đến với cơng chúng chun nghiệp mà nó được dành cho họ.
Trong ca Dora, bệnh nhân đầu tiên lại là bố cô, người được Freud chữa bệnh giang mai. Bốn năm sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân này đưa con gái mình đến với Freud, ơng chấp nhận tiến hành trị liệu tâm lý cho cơ. Hồi đó, cơ đã từ chối việc chữa bệnh. Nhưng hai năm sau, cơ tự mình trở lại, việc chữa trị được thực hiện và kéo dài ba tháng, sau đó Dora ngừng chữa bệnh và biến mất khỏi tầm tay66 Freud.
Lúc mới chữa trị, Dora mười tám tuổi; cô là em trong hai người con, người kia là anh cơ, mười chín tuổi rưỡi. Ơng bố thì đã gần năm mươi, cịn bà mẹ ít hơn ơng một hay hai tuổi gì đó. Bà được Freud mơ tả như một người đàn bà hồn tồn bận bịu với những cơng việc nội trợ tỉ mỉ, khiến bà khơng có thì giờ để có những liên hệ cá nhân với gia đình. Vào lúc đó, những triệu chứng
của Dora có rất nhiều và rất khác nhau; phần lớn những triệu chứng ấy đã có nhiều năm, một số thậm chí đã có từ hơn nửa đời của cơ rồi. Freud coi đó là những triệu chứng cổ điển của hystérie; những khó khăn khi đọc, mất tiếng, đôi khi mất liền vài tuần lễ, những cơn đau nửa đầu, trầm nhược, gây hấn hystérie kèm theo một sự rút lui khỏi các địa vị xã hội, ý nghĩ tự sát để trừng phạt gia đình vì khơng hiểu mình, cũng như chán ngấy cuộc sống nói chung. Trong tiến trình phân tích, Freud được biết từ Dora là bố cơ đã có quan hệ với vợ một người hàng xóm. Ơng này, M.K, cũng đã từng gạ gẫm Dora về mặt tính dục, đề nghị cưới cô làm vợ nếu bố cô ly hôn để lấy vợ ông ta. Bệnh của Dora nảy sinh vì cơ yêu bố mình, vì mối xung đột do những đề nghị của người hàng xóm gây ra và vì cơ tự đồng nhất với vợ người hàng xóm kia, một người đàn bà nồng nhiệt hơn mẹ của Dora nhiều. Thế là tất cả những điều đó có liên quan với hồn cảnh gia đình của nữ bệnh nhân, một hoàn cảnh xung đột Œdipe thật căn bản và cổ điển. Nhưng ban đầu Freud lại chưa thấy hiện tượng ấy chỉ sau này ông mới khám phá ra tầm quan trọng hàng đầu của nó. Dora chữa trong ba tháng, sau đó cơ ngừng lại mà khơng giải thích tại sao. Mười lăm tháng sau, cô trở lại khám một lần duy nhất, cho biết rằng các triệu chứng của mình đã khá hơn nhiều, tuy rằng thật ra cịn lâu cơ mới hồn tồn khỏi bệnh.
Trong kết luận bản báo cáo, Freud thẳng thắn xem xét thất bại của mình về việc phân tích tình huống trẻ con ban đầu của Dora cũng như về sự chuyển dịch giữa Dora và chính ơng, một sự chuyển dịch chắc chắn có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự giảm bớt căn bệnh lúc mới chữa trị, cũng như trong việc nữ bệnh nhân từ bỏ Freud và sự chữa trị của ơng. Khi nhìn trở lại, Freud cho rằng sự giảm bớt ấy hoàn toàn là do một sự chuyển dịch khơng được phân tích, rằng những bài học chính mà ơng phải rút ra từ ca này là khả năng tiếp cận những chất liệu năng động của sự liên tưởng tự do ở các bệnh nhân hystérie, đặc biệt là sự liên tưởng tự do của các giấc mơ của họ, cũng như sự thiếu thận trọng của ông khi coi sự giảm bớt về triệu chứng, “sự trốn chạy vào sức khỏe”, như một bằng chứng khỏi bệnh nhiễu tâm.
Ca này có một kết cục lý thú. Nhiều năm sau, vào năm 1922, Dora đến khám một nhà phân tâm học khác, làn này là bác sĩ Felix Deutsch, nhà thực hành ở Viên và là môn đồ của Freud. Sau khi Dora chết, bác sĩ Deutsch công bố kinh nghiệm của mình về ca cũ này. Ơng cũng xác nhận sự lý giải và những tiên đoán của Freud về bệnh nhân này ở nhiều điểm. Nữ bệnh nhân này chưa bao giờ thắng vượt được hẳn xung đột Œdipe cịn giữ ngun của mình, cũng chưa bao giờ khắc phục được những hậu quả sau này của sự xung đột đó,
được gây ra bởi những gì mà cơ đã lý giải một cách vơ thức như những ý đồ loạn luân của M.K, chứ không phải như sự đồng nhất riêng và mạnh mẽ của cô với người vợ của M.K., người mà bố cơ có quan hệ. Chính bản thân cô vẫn bị lãnh cảm, vừa chán hôn nhân lại vừa chán những liên hệ tính dục khác giới nói chúng. Cơ là một ví dụ khơng may về tính sáng suốt của những cơng trình đầu tiên của Freud, cũng như về những hậu quả trị liệu không thuyết phục được mấy.
CA BÉ HANS
Xét theo lý thuyết chung của phân tâm học, ca này là đáng ngạc nhiên nhất trong tất cả những cơng trình được cơng bố của Freud. Nó được cơng bố năm 1909, dưới vẻ một nghiên cứu nhan đề Phân tích chứng sợ ở một đứa con trai
năm tuổi. Bé Hans là một đứa trẻ rất sợ phải ra khỏi nhà, lấy cớ là sợ bị một
con ngựa cắn. Bố của Hans, rất tin vào Freud và các lý thuyết của ông, đã nhờ Freud xem xét ca này, nhưng không đưa con trai mình đến gặp ơng. Freud khuyên người bố về cách chữa trị cho con, trong đó người bố gần như phải ln ln tham gia vào, điều đó tất nhiên có tác động sâu sắc vào chứng nhiễu tâm của con. Freud chỉ gặp đứa bé có một lần. Nhưng dường như chưa tìm thấy một cái gì thật nổi bật hồi đó cũng như sau này cả, tuy rằng điều đó trái ngược hiển nhiên với những lý thuyết tâm động của ông về ý nghĩa vô thức của liên hệ Œdipe, cơ sở của chứng sợ mà đứa trẻ đã bộc lộ cho người bố.
Đứa trẻ đã kể lại cho bố nó những nỗi sợ và những giấc mơ của nó, đặt ra những câu hỏi cho bố cũng như cho mẹ, vẽ những bức tranh để minh họa vấn đề của nó. Chuyện này bắt đầu từ khi Hans được ba năm rưỡi, sau khi đẻ em gái nó, một sự kiện khiến nó phải nghĩ tới nguồn gốc của những đứa bé, tới cách mẹ chúng đẻ ra chúng, tới các vai trò của bố và mẹ trong chuyện này. Đồng thời, đứa con cũng biểu lộ một mối quan tâm lớn tới dương vật của nó mà nó gọi là “cái tè”, cũng như tới dương vật của người khác, nhất là của bố, đồng thời cũng rất chú ý tới những con ngựa đực sau khi thấy rằng dương vật của chúng to khác thường.
Chứng sợ ngựa được mô tả như sản phẩm trực tiếp của tất cả các nhân tố ấy; Freud lý giải điều đó cho người bố theo mặc cảm Œdipe: vì nó có một dương vật to hơn của bé Hans, người bố sẽ đe dọa nó nếu nó thú nhận với bố là nó muốn chiếm mẹ cho một mình nó. Đặc quyền chiếm hữu ấy xuất phát từ người nào có dương vật to nhất, và vì ngựa có dương vật to hơn cả nên trở
thành đối tượng chuyển dịch, nhờ đó mà những nỗi sợ của Hans về những ý định của bố nó đối với nó đã được chuyển dịch sang những con ngựa sẽ cắn nó nếu nó ra khỏi nhà. Sự bảo vệ mà Hans tìm kiếm chỉ được thực hiện một cách vô thức bởi nhiều nhân tố trong các giấc mơ. Khơng những nó ở trong nhà để tránh bị ngựa cắn, mà nó cịn ở lại với mẹ chứ khơng đi ra với bố.67
Trên thực tế, bố mẹ đứa bé – tuy có thể là sáng suốt hơn phần lớn các bố mẹ ở Viên vào những năm đầu thế kỷ này nhiều – vẫn tiếp tục phạm phải phần lớn những lỗi chủ chốt đối với giả thuyết phân tâm học về những đe dọa của người lớn đưa tới những mặc cảm bị thiến hoạn của trẻ con. Mẹ bé Hans đã nói với nó rằng nếu nó cứ chơi “cái đi tè”, thì bà sẽ gọi bác sĩ tới để xẻo đi68; cịn bố bé Hans thì lại mắng nó vì đã chú ý quá nhiều tới “cái đi tè” – mà chính cậu đã thú nhận một cách ngây thơ – cho tới khi Freud gợi ý rằng rất có thể đó là một chủ đề cần được thảo luận giữa bố và cậu con trai. Nhưng ngay cả sau đó, bố vẫn khơng thể ngăn mình cãi nhau với mẹ và cuối cùng, đuổi cậu bé ra khỏi phịng, vì bố khơng tán thành mẹ q yếu đuối, cứ để cho cậu bé nằm rốn ở giường mẹ vào sáng sớm.
Tuy có tất cả những thăng trầm ấy, bé Hans rồi cũng khỏi bệnh hoàn toàn; lúc đầu nó đã có thể theo mẹ, rồi sau đó theo bố đi dạo chơi, bất chấp những con ngựa gặp thấy. Hans thậm chí cịn thảo luận thoải mái với bố về chuyện “cái đi tè”; mà sau đó Freud đã phỏng đốn rằng điều hoang tưởng ban đầu là việc bác sĩ cắt xẻo dương vật đứa bé do mẹ cắm vào óc nó lại may mắn biến thành một niềm tin được bố tán thành là trẻ con và “cái đi tè” sẽ lớn lên khi tới lúc; Tuy nhiên vai trò của người mẹ trong sự quan tâm này không bao giờ được hai bố con thảo luận cả.
Mười bốn năm sau, một chàng trai duyên dáng bước vào phòng làm việc của Freud và nói: “Cháu là bé Hans đây ạ!” Anh ta mạnh khỏe trong cả thời gian ấy, đi theo con đường của bố, một nhạc cơng, và vì thế đã theo đuổi nghề âm nhạc. Theo những thơng tin mà chúng tơi nắm được, từ đó anh ta sống một cuộc đời tương đối bình thường. Tuy nhiên, anh ta đã hồn tồn quên đi trạng thái trước đây, khơng nhớ gì về những cuộc thảo luận chữa bệnh với bố, cũng như cuộc đến thăm Freud duy nhất của mình. Cuộc viếng thăm lần thứ hai là theo phép lịch sự, vì tên của Freud rất thường được nhắc tới trong gia đình. Freud coi ca này có một tầm quan trọng độc nhất: lần đầu tiên, tính dục trẻ con đã được chứng minh rõ ở một đứa trẻ, thay vì được diễn dịch từ sự phân tích trở lại những giấc mơ và những ký ức người lớn. Freud nhận xét rằng ca này chẳng dạy thêm điều gì mới cho ơng cả, nhưng nó xác nhận những gì Freud đã thử dạy cho mọi người. Bản thân ông không bao giờ tỏ ra một chút
nhiệt tình nào với việc phân tích trẻ con, có thể vì ơng dễ xúc động và một điều rõ ràng là trong ca duy nhất mà ông trực tiếp chịu trách nhiệm ấy, sự tham gia tích cực của ơng trên thực tế bị thu hẹp ở mức tối thiểu, vì tồn bộ cơng việc chữa trị đã được thực hiện bởi nhân vật trung tâm của mặc cảm
Œdipe ở đứa trẻ, đó là người bố của nó.
CA MỘT NGƯỜI BỊ TRA TẤN BẰNG CHUỘT
Ca này được kể lại dưới nhan đề ban đầu là Những nhận xét về một ca nhiễu
tâm ám ảnh. Khi công bố ca này, Freud nhằm mục đích chính là để minh họa
các cơ chế chuyển dịch và tính dục ác dâm-hậu mơn mà ơng đốn là nằm bên dưới phần lớn các ca nhiễu tâm ám ảnh. Văn bản ấy làm cho hình thức và những cơ sở của ca này trở thành rất sáng rõ.
Đây là bản thuật lại một cuộc phân tích trọn vẹn và thành cơng, kéo dài mười một tháng trời. Bệnh nhân giảm được những triệu chứng của mình và, cho tới lúc chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vẫn luôn luôn khỏe mạnh. Tên gọi thường được đặt cho ca này bắt nguồn từ nỗi sợ ám ảnh trung tâm mà bệnh nhân vẫn than phiền. Nó có liên quan với một kiểu tra tấn khủng khiếp mà một đồng nghiệp sĩ quan cùng tập luyện với anh ta đã kể như một hình thức trừng phạt đơi khi được áp dụng ở phương Đơng. Nạn nhân bị trói lại, một chiếc bình đựng chuột được đặt dốc ngược xuống mơng anh ta; chuột chỉ cịn có cách gặm thành một đường đi qua hậu môn nạn nhân mà thôi. Bệnh nhân liền thấy ý tưởng đó quá kỳ quặc, tởm lợm nhưng lại hấp dẫn, điều đó khiến anh ta cơng phẫn.
Trong những lần tập mà người ta đã kể lại giai thoại đáng lo ngại ấy cho anh ta nghe, anh ta cũng đang bị mất kính. Anh ta đánh điện với Viên để người bán kính gửi cho mình một đơi kính khác; anh ta nghe được câu chuyện trừng phạt bằng chuột vừa được kể này chính là giữa khi anh ta mất kính rồi nhận được kính. Anh ta chợt nghĩ rằng nếu anh ta khơng thi hành một chương trình thật rắc rối về hành động và suy nghĩ có tính tốn để tránh một thảm họa thuộc loại này, thì kiểu trừng phạt ấy sẽ trút lên đầu hai người thân thiết nhất của anh ta: người bố và người vợ mà anh thương yêu. Thật ra, bố anh ta đã chết từ nhiều năm rồi; cịn người vợ anh ta u thương thì anh ta khơng thể tin rằng cơ ta đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó khơng hề làm thay đổi chút nào ám ảnh của anh ta về chuyện đó, cũng khơng hề làm thay đổi gì những hành động chuộc tội mà anh ta tự cảm thấy mình bắt buộc phải làm. Khi đọc lại bản tường thuật của Freud về những lần gặp gỡ đầu tiên với
người đàn ông trẻ tuổi đặc sắc ấy, người ta có ấn tượng rất mạnh về sự bối rối của chính nhà phân tâm học trước chương trình rời rạc ấy, tuy được trình bày tỉ mỉ nhưng lại hồn tồn lộn xộn, do bệnh nhân ấy nghĩ ra. Chương trình này bao gồm việc trả tiền cho một sĩ quan nào đó về đơi kính được gửi tới ở một làng nằm khơng xa hành dinh tập trận; bệnh nhân thì tin chắc rằng dù mình đã thật sự trả tiền cho người sĩ quan kia rồi, thì chắc chắn bố mình cũng như vợ mình vẫn sẽ bị trừng phạt; sau đó anh ta tin rằng số phận của họ cũng sẽ như thế nếu anh ta khơng trả tiền, nên nó trở thành quyết định.
Phần đầu câu chuyện này là một sự tường thuật phức tạp về những chuyến đi, những sự giải quyết và chống giải quyết, những sự không giải quyết bao quanh tất cả mọi hoạt động của bệnh nhân; chẳng hạn, việc kết hợp chuyện anh ta sẽ trả tiền cho viên sĩ quan kia với chuyện viên sĩ quan kia tưởng rằng