FREUD VÀ TÍNH DỤC

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 80 - 98)

Sau những gì chúng tơi trình bày, có thể thấy rằng Freud đã tập hợp được một khối thông tin quan trọng về đời sống xúc cảm nội tâm của các bệnh nhân của ông bằng phân tâm học, vào lúc ông kết thúc công việc lý giải về các giấc mơ. Tác phẩm quan trọng tiếp theo rõ ràng là một sự tán rộng ra: đó là cả một tập sách về Lời nói dí dỏm và các quan hệ của nó với cái vô thức (Mot d’esprit et ses rapports avec I’inconscient). Cần mẫn trong tìm tịi, nhưng sinh động vì sự sắc bén của ơng, cuốn sách này lấy các cơ chế động vơ thức nằm bên dưới lối nói dí dỏm và hài hước làm chủ đề. Trong toàn bộ lịch sử giao tiếp của lồi người, những lời dí dỏm đồng thời xác nhận sự tồn tại và vai trị của cái vơ thức theo cách hiểu của Freud. Những lời dí dỏm ngộ nghĩnh rất thường là những ám chỉ tinh tế về những chủ đề thơ thiển, là những mã cho phép nói tới những chủ đề bị cấm, do đó, có thể thấy rằng những sự đùa cợt về tính dục chắc chắn là những sự đùa cợt phổ biến nhất. Điều này tuyệt đối khơng có gì nghi ngờ cả. Nhưng chúng ta phải thấy sự chú ý của Freud đối với những lời dí dỏm ở phần cuối cuốn sách ấy, nhằm xem xét trước tiên sự đóng góp quan trọng tiếp theo đó của Freud vào tư tưởng khoa học, cuốn Ba

tiểu luận về lý thuyết tính dục nổi tiếng của ơng.

Ba tiểu luận mãi mãi vẫn là một trong những tác phẩm chủ yếu của Freud. Chúng mang lại cơ sở cho lý thuyết về các chứng nhiễu tâm của ơng, giải thích nhu cầu dồn nén và nguồn năng lượng xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vơ thức, mà Freud gọi năng lượng ấy là libido. Ơng khơng chờ đợi Ba tiểu luận ấy sẽ được đón nhận một cách thuận lợi; thậm chí ơng thấy trước rằng chúng phải đương đầu với sự chống đối, bóp méo, tuy rằng ơng đã cố trình bày chúng một cách sáng sủa, mạnh mẽ và rõ ràng. Cùng với cuốn Khoa học về các giấc mơ, đây là một trong những ấn phẩm được ông sửa chữa và thường xuyên cập nhật hóa qua tất cả những lần xuất bản tiếp nối nhau. Về sau, trong Nhập môn phân tâm học và

trong tác phẩm cuối cùng Tóm tắt phân tâm học mà ơng chưa hồn tồn viết xong, Freud đã thay đổi thứ tự trình bày các sự kiện so với thứ tự gốc, và thêm vào đó nhiều nhận xét và sửa đổi quan trọng mà ông thấy cần phải làm. Như đã được viết ra, Ba tiểu luận lần lượt bàn về những lệch lạc tính dục về tính dục trẻ con và về những biến đổi vào tuổi dậy thì, theo thứ tự đó. Về sau, Freud thấy cần phải trình bày với người đọc trước hết về tính dục trẻ con, và từ đó mà phát triển những ý tưởng khác của ông về vấn đề này. Cách đề cập

cuối cùng về lý thuyết ấy chắc chắn là logic nhất và thỏa đáng nhất; nhưng, thật dễ hiểu những lý do thúc đẩy Freud giữ lại thứ tự ban đầu, vì tác giả thấy cần phải trình bày trước hết với người đọc những sự kiện mà họ không thể phủ nhận được, dù họ có khơng hài lịng chăng nữa, rồi sau đó mới đưa ra sự giải thích về những sự kiện ấy dưới ánh sáng những phát hiện của riêng ông. Cả ngày nay nữa, chúng ta vẫn có thể thấy rất có ích khi nghiên cứu những thuật ngữ do chính Freud dùng trong những văn bản ấy, với một độ sáng rõ và súc tích cao nhất, khơng thể vượt qua được. Đây là một ví dụ lấy từ lời nhập đề Sự phát triển của chức năng tính dục, ở chương ba cuốn Tóm tắt phân tâm học, một trong những tác phẩm cuối cùng mà ông khơng bao giờ hồn thành được (1939):

“Theo ý kiến phổ biến rộng rãi nhất, tính dục con người chủ yếu hướng tới chỗ làm cho các cơ quan sinh dục của hai cá nhân thuộc giới tính khác nhau tiếp xúc với nhau. Những cái hơn, việc nhìn ngắm, sờ mó thân thể bạn làm tình được coi là những biểu hiện phụ, những hành vi mào đầu. Xu hướng tính dục được coi như xuất hiện vào tuổi dậy thì, tức là vào thời kỳ trưởng thành về tính dục và có khả năng sinh đẻ. Nhưng, một sự kiện được biết nhiều lại không nằm trong cái khung chật hẹp của một quan niệm như vậy:

Thật lạ lùng, một số người chỉ cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình và bởi những cơ quan sinh dục của họ.

Cũng thật lạ lùng, khoái cảm ở một số người tuy vẫn mang tính chất hồn tồn tình dục, lại khơng khởi phát từ những vùng sinh dục hay không sử dụng những vùng này theo lối bình thường. Những người đó được coi là những kẻ lệch lạc (pervers).

Cuối cùng, rõ ràng có một số trẻ con bị coi là thối hóa vì ngun nhân đó, quan tâm rất sớm tới cơ quan sinh dục của chúng, với những chỉ báo kích thích có thể nhìn thấy.

Việc khám phá ra ba sự kiện chưa được biết tới này đã gây xôn xao. Do nêu bật những sự kiện này, phân tâm học đã đi ngược lại những ý kiến phổ biến, do đó bị chống lại kịch liệt. Đây là những kết quả chính đã thu được:

Đời sống tính dục khơng phải bắt đầu vào tuổi dậy thì mà được biểu hiện rất sớm vào khi sinh ra, một cách rõ ràng.

Cần phân biệt các khái niệm tính dục (sexuel) và sinh dục (génital). Từ “tính dục” có một nghĩa rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều hoạt động khơng có liên quan với cơ quan sinh dục.

Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được khoái cảm từ những vùng khác nhau của thân thể; chức năng này về sau phải được đem

phục vụ cho sự sinh đẻ. Tuy nhiên, hai chức năng ấy khơng phải bao giờ cũng hồn tồn trùng hợp nhau.

Điều khẳng định đầu tiên, bất ngờ nhất trong những khẳng định nói trên, cũng là điều đáng được quan tâm hơn cả. Nếu phủ nhận tính chất tính dục của những hoạt động thân thể ở những đứa trẻ rất nhỏ, thì đó chỉ có thể là do hậu quả của một định kiến cũ kỹ mà có. Những hoạt động ấy gắn với những hiện tượng tâm thần mà sau này chúng ta lại thấy trong hoạt động yêu đương của người lớn, chẳng hạn như sự cố định vào một đối tượng riêng biệt, sự ghen tuông… Người ta cũng nhận thấy rằng những hiện tượng thời thơ ấu đầu tiên ấy tiến triển theo một số qui tắc, thường xuyên tăng lên cho tới cuối năm thứ năm, lúc chúng đạt tới đỉnh cao nhất để sau đó đình chỉ một thời gian. Lúc này, sự tiến triển dừng lại và nhiều điều bị quên đi hay thụt lùi. Sau thời kỳ gọi là tiềm tàng ấy, tính dục lại xuất hiện vào tuổi dậy thì, chúng ta có thể nói rằng nó lại bừng nở. Như vậy, chúng ta đứng trước một sự hình thành

hai pha của đời sống tính dục (instauration diphasée de la vie sexuelle), một

hiện tượng chỉ thấy có ở con người mà vai trị của nó trong sự tiến hóa của con người sẽ rất lớn. Những sự kiện của thời kỳ tính dục sớm sủa ấy – trừ những ngoại lệ hiếm hoi ra – tất cả đều gặp phải chứng quên trẻ con

(amnésie infantile), mà chúng ta không được thờ ơ. Thật vậy, việc ghi nhận chứng quên này cho phép chúng ta có một ý niệm về nguyên nhân của các chứng nhiễu tâm và xây dựng kỹ thuật chữa trị theo phân tâm học.

Hơn nữa, việc nghiên cứu các q trình tiến triển trong tuổi thơ ấu cịn đem lại cho chúng ta những bằng chứng làm chỗ dựa cho những kết luận khác. “Cơ quan đầu tiên được biểu hiện thành vùng kích dâm (zones érogènes) và đặt ra một yêu cầu của libido đối với tâm thần, từ khi mới đẻ, đó là miệng.

Tồn bộ hoạt động tâm thần tập trung trước tiên vào việc thỏa mãn các nhu cầu của vùng này. Đó là điều hiển nhiên, vì trước hết, nhu cầu bảo tồn đem lại sự thỏa mãn cho ăn uống. Nhưng xin đừng lẫn lộn sinh lý với tâm lý. Từ rất sớm, khi mút vú cho bằng được, đứa trẻ cảm thấy một sự thỏa mãn ấy vẫn có tính độc lập. Vì nhu cầu mút vú có thể đem lại khối cảm, nên nó có thể và phải được coi là mang tính chất tính dục.”54

Khi nắm được điểm xuất phát ấy rồi, chúng ta có thể bắt đầu nắm được tồn bộ lý thuyết tính dục của Freud. Khi khoái cảm mút vú vẫn là một phần những hoạt động của đứa trẻ, thì lợi nó cứng lên và răng nó mọc ra. Nó làm tăng khối cảm và thậm chí tìm kiếm một cảm giác về sức mạnh bằng cách cắn vú khi bú, như nhiều bà mẹ cho con bú có thể xác nhận điều đó theo kinh nghiệm của mình. Khi đứa trẻ bú, tính hung dữ thơ ngây khiến nó nhay đầu

vú và sự chống cự của nó khi mẹ rút đầu vú ra sẽ gây nên một sự đau khổ ở người mẹ đang cho bú vì bị mất đi những cảm giác kích thích dễ chịu. Đó là tính gây chấn có chủ ý, còn được biểu hiện rõ hơn nữa khi đứa trẻ được cho bú bằng bình sữa.

Với sự phát triển sau này của ý thức ở bản thân đứa trẻ, một vùng khác cũng chứa cảm giác thích thú và có thể được dùng theo hai lối ngược nhau, tuy đều quan trọng như nhau. Đó là vùng hậu mơn (anus), đặc biệt ở chỗ nối liền da và niêm mạc hậu mơn – trực tràng. Từ đó, các nhà sinh lý học đều thừa nhận một thực tế là tất cả những chỗ nối nhau giữa da và niêm mạc trên thân thể khơng những có một độ nhạy cảm đặc biệt, mà cịn có thể gây ra khối cảm khi được kích thích nhẹ nhàng. Người ta có thể tự hỏi, nếu đầu tiên Freud không lưu ý tới cái được ông gọi là các vùng gây dục hay hứng dục, tất cả chúng đều có đặc trưng này, thì làm sao có thể thực hiện được sự khám phá ấy một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.

Khối cảm hậu môn trước tiên đến từ sự thỏa mãn thể chất khi tống dược phân ra khỏi ruột; cái lợi thứ hai đến từ sự thỏa mãn tinh thần mà đứa trẻ cảm thấy khi thực hiện được chức năng này vì bố mẹ nó. Ngơn ngữ nhà trẻ phản ảnh lối nhìn nhận việc đại tiện ấy, chẳng hạn việc đại tiện thường được gọi là “đi ị” như một phần thưởng lớn… Cả ở đây nữa, ý chí sức mạnh và độc lập có thể xung đột với mong muốn đơn giản được thích thú, được yêu thương và được nhận sự yêu thương ấy một cách thụ động. Giữ phân lại trong ruột già, bướng bỉnh không chịu “đi ị” vào bô là những cách thách thức uy quyền của bố mẹ. Cịn có thêm một thích thú về cảm giác giữ phân lại khi ruột già đầy cứng, một thích thú về thể chất, gắn với việc trì hỗn, do đó, kéo dài khối cảm ngược lại là tống hết phân ra khỏi ruột.

Xen vào sự xuất hiện hai khả năng khoái cảm ấy với những phương tiện biểu hiện ngược nhau của chúng, cịn có khoái cảm thứ ba và cuối cùng về thể chất của tuổi ấu thơ, khoái cảm này nằm ngay ở các vùng sinh dục trên thân thể. Những vùng này, tuy hoàn toàn chưa sẵn sàng cho việc thực hiện hành vi tính dục về mặt sinh lý, vẫn là những vùng mạnh mẽ, quan trọng đối với khoái cảm. Lúc đầu, Freud cho rằng việc kích thích các vùng đó nói chung phải mang một yếu tố hấp dẫn có chủ ý từ bố mẹ hay từ những đứa trẻ khác; nhưng lý thuyết cuối cùng của ông đã dựa vào một thực tế là những hoang tưởng hấp dẫn rất thường khi là những ký ức-màn chắn có từ tuổi ấu thơ. Thật ra, xu hướng bình thường của đứa trẻ nhỏ (trai hay gái) muốn khám phá thân thể của nó, cũng như những cảm giác ngẫu nhiên như được lau mình sau khi tắm, được xoa phấn, hoặc cả việc cảm thấy sự chuyển động của khơng

khí ở các vùng sinh dục, khi đứa trẻ trần truồng trước hay sau khi tắm tất cả những điều đó có thể làm cho đứa trẻ chú ý ngay lập tức tới những vùng có thể gây ra một khối cảm đặc biệt, mạnh mẽ ấy.

Hơn nữa, Freud đã có thể gắn liền sự phát triển của khám phá này với những sự kiện có thực ở thời ấu thơ và với những tượng trưng của các giấc mơ cũng như với kinh nghiệm người lớn, như chúng ta đã thấy. Những dịp trần truồng tự nhiên, những vận động trong khơng khí, việc luyện tập cơ bắp và trò chơi, đặc biệt là những trò chơi nghịch ngợm và vật nhau, tất cả những điều đó có thể gây ra hưng phấn tính dục, tuy rằng – và điều này cũng là tất nhiên – sự hưng phấn ấy tuyệt nhiên khơng được coi là có sự liên quan gì với sự sinh đẻ, cũng như với những gì sẽ được hiểu rõ hơn và trở thành quan trọng hơn trong cuộc đời người lớn.

Thậm chí, như Freud đã nhiều lần nêu ra, rất thường khi số phận của trẻ con là phải chịu sự hưng phấn tính dục ngây thơ ấy trong năm năm đầu tiên của cuộc đời, và thường bị người lớn mắng mỏ dữ dội, đôi khi bị đe dọa nữa, mà những sự đe dọa này chính là bắt nguồn từ tuổi ấu thơ bị dồn nén của người lớn và tạo ra lại những nỗi khiếp sợ tiềm tàng về sự bỏ rơi tước đoạt, cắt xẻo mà trẻ con không thể tránh khỏi từ phía những người lớn có các thái độ như vậy đối với chúng. Một bé trai khám phá ra rằng dương vật của nó là một nguồn gây khối cảm, thì chỉ có thể nghe mẹ hay bố nó mắng khi bắt gặp nó đang tự vuốt ve: “Mày mà khơng để nó n, thì tao sẽ xẻo đi đấy!” Những mối đe dọa này, có khi được bố mẹ gán cho một ơng thầy thuốc gia đình hay thậm chí cho một người thợ ống nước được mời tới làm việc, cũng là một phần trong những ngẫu nhiên thời thơ ấu cho phép khám phá ra những khoái cảm do thân thể của nó đem lại cũng như những phương tiện để tạo ra những khối cảm ấy.

Vì lẽ đó, những tình cảm của đứa trẻ đối với các quan hệ với bố mẹ nó, cũng như thái độ của bố mẹ đối với thân thể của nó và tương lai của nó, có thể là hết sức khác nhau.

Freud cho rằng, vì những liên hệ con người thân thiết đầu tiên của đứa trẻ thường gắn với mẹ nó, hay với người nào làm vai trị của mẹ nó về những sự chăm sóc đầu tiên và về giáo dục, nên người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương đầu tiên của đứa trẻ. Bằng hai cách diễn đạt, Freud xác định thật chính xác những gì ơng hiểu về mặt phát triển tính dục ấy ở lồi người. Những đối tượng tính dục, hay những đối tượng yêu thương, là những người và vật mà chúng ta hướng libido của mình, tức là xung lực nội tại nhằm thỏa mãn tính dục, vào đó. Cách hướng dẫn xung lực ấy, Freud gọi là mục đích

tính dục. Trong tất cả các trước tác của mình, Freud dùng từ tiếng Đức Trieb, thường được dịch sang bản tiếng Anh của tác phẩm của ông thành “bản năng” (instinct), nhưng có lẽ đúng hơn, nên dịch thẳng bằng từ “xung lực”, hay bằng từ ngữ “xung lực bản năng”. Mục đích tính dục là sự tìm kiếm mục tiêu của xung lực bản năng ấy – tức tính dục; cịn đối tượng tính dục chính là mục tiêu được tìm.

Nhưng ngay trong tuổi thơ ấu, sự say mê thầm kín của đứa trẻ đối với mẹ không thể được đứa trẻ coi là vô tội, cũng không thể được thỏa mãn đầy đủ

Một phần của tài liệu 5947-freud-da-thuc-su-noi-gi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)