25
Tiến sỹ đánh giá như thế nào về chủ trương xã hội hóa đầu tư các dự án hạ tầng đang được đẩy mạnh gần đây của của Chính phủ?
Giao thơng - vận tải (GT-VT) là điều kiện bắt buộc để tạo nền tảng phát triển KT-XH, là lĩnh vực ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước, nhưng nguồn vốn này quá thấp so với nhu cầu đầu tư. Theo ước tính thống kê, nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam đến năm 2020 trung bình mỗi năm cần ít nhất 16 tỷ USD, trong khi vốn của Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60%. Sự hạn chế của nguồn vốn này là một trong những nhân tố làm chậm nhịp độ phát triển kết cấu hạ tầng và tốc độ phát triển KT-XH chung của cả nước, các địa
phương và các ngành liên quan... Vì thế, nếu chỉ trơng cậy vào ngân sách thì giấc mơ về những con đường hiện đại cịn xa lắc. Do vậy, tăng cường xã hội hóa đầu tư GT-VT, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trọng yếu có nhu cầu vốn đầu tư lớn ở cả đường bộ, cầu, hầm, đường sắt và hàng khơng dưới các hình thức BOT, BTO hay BT và PPP…là chủ trương lớn, lựa chọn tất yếu và phù hợp xu hướng chung trên thế giới. Điều này được khẳng định mạnh mẽ trong Hội nghị lần thứ 4, BCH T.Ư Đảng khóa XI khi thơng qua Nghị quyết số 13 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Hành lang pháp lý cơ bản đã được định hình, một số cơ chế để tạo thuận lợi hơn cho thực hiện cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thu hút được nhà đầu tư, hài hịa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.
Chính phủ kỳ vọng thực hiện thành cơng chính sách xã hội hóa đầu tư các dự án hạ tầng giao thơng, theo đó khơng chỉ đa dạng hóa nguồn vốn, thu hút được nguồn vốn thương mại và các nguồn vốn khác do nhà đầu tư tư nhân huy động, đẩy nhanh các dự án phát triển hạ tầng, kiểm sốt được nợ cơng trong hạn mức an tồn, mà cịn tăng thu hút công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao được hiệu quả đầu tư, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Chủ trương này còn tạo cơ hội mới, tầm chiến lược cho định hướng đầu tư của các ngân hàng, công ty và nhà đầu tư trong nước.
Trên thực tế, chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông đã và đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước. Số lượng dự án BOT đi vào vận hành sẽ tăng nhanh từ năm 2016, nhất là trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến cao tốc.
Việc các Ngân hàng tham gia tài trợ vốn cho dự án hạ tầng giao thơng có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân hoạt động Ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cịn chậm như hiện nay?
Dù có một phần nguồn vốn khác, nhưng về cơ bản các dự án xã hội hóa về vẫn phải trơng cậy vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Khi tăng trưởng tín dụng chậm do khả năng hấp thụ vốn của doanh