Quan hệ với Việt kiều

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 55 - 56)

I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ

I.6.1. Quan hệ với Việt kiều

Cộng đồng Việt kiều ở các nước Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung, tuy không

đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị xã hội cũng như kinh tế thương mại của nước sở tại.

Theo số liệu của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đến năm 2000, cộng đồng Việt

kiều và người Việt sinh sống làm ăn lâu dài ở Châu Phi có khoảng trên 2000 người, trong đó đông nhất là ở Angola, khoảng 1000 người, Maroc 300 người. Ngoài ra rải rác ở các nước khác đều có kiều bào Việt Nam. Cộng đồng Việt kiều được hình thành chủ yếu theo hai

dạng: những người đến định cư từ thời kỳ những năm 50-60 và những người mới ở lại sau khi đến các nước Bắc Phi bằng hình thức hợp tác chuyên gia và xuất khẩu lao động từ những năm 80-90, cùng với gia đình và họ hàng của họ.

Trong cộng đồng Việt kiều ở Bắc Phi hiện nay, nhiều người có vị trí cao trong xã hội

và cũng nhiều người thành đạt trong kinh doanh. Họ đều nắm vững phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại, am hiểu những khía cạnh nhất định của thị trường và đặc biệt luôn

có trong mình cái tâm hướng về đất nước.

Vì vậy, giữ quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy buôn bán

với các nước Bắc Phi theo nhiều cách. Việt kiều có thể đứng ra làm trung gian môi giới bán

sản phẩm Việt Nam sang Bắc Phi và ngược lại, hoặc làm cố vấn cho chúng ta trong hoạt động kinh doanh tại thị trường Bắc Phi, cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích. Hoặc

với mối quen biết của mình, họ giới thiệu chúng ta gặp gỡ các nhân vật, các tổ chức có uy tín ở bản xứ. Hoặc bằng thế lực của mình họ đứng ra bảo lãnh các thanh toán giao dịch bằng L/C

cho doanh nghiệp Việt Nam, khi L/C được mở tại Ngân hàng nước sở tại…

Tháng 10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 990/QĐ-TTg thành lập

Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài, giao cho Bộ Ngoại giao chịu trách

nhiệm quản lý tổ chức hoạt động của Quỹ. Kinh phí hoạt động ban đầu do Ngân sách Nhà

nước cấp khoảng 7 tỷ đồng. Kinh phí bổ sung hàng năm cho Quỹ được Ngân sách Nhà nước

cấp căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện các dự án được duyệt, sau khi đã trừ đi các nguồn tài chính có được từ tài trợ, viện trợ, đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các nguồn khác. Việc thành lập Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi thu hút cộng đồng người Việt hướng về Tổ quốc. Quỹ cần dành những quan tâm riêng cùng với những ưu tiên nhất định cho công tác vận động cộng đồng người Việt ở các nước Châu Phi.

Cần nói thêm rằng gián tiếp thúc đẩy buôn bán với các nước Bắc Phi thông qua cộng đồng người Việt ở các nước Tây Âu cũng là việc cần làm. Nhiều người Việt hiện nay đang

giữ chức vụ lãnh đạo trong các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn của các nước Châu Âu, có buôn bán lâu năm với thị trường Bắc Phi. Nếu có cơ hội, họ sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp

trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh sang Bắc Phi.

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 55 - 56)