THỊ TRƯỜNG TUYNID

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 39 - 40)

- Hàng may mặc: Áo jacket, quần áo bảo hộ lao động trên bờ và dùng cho thuỷ thủ đánh cá Tính đến 8/1998, việc thanh toán nợ cơ bản đã hoàn thành.

2. THỊ TRƯỜNG TUYNID

2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TUYNIDI

Tuynidi tuy số dân chỉ có 10 triệu nhưng thu nhập bình quân đầu người khá cao, 2.500

USD (2003) tức là ở Bắc Phi chỉ đứng sau Libi, do vậy đây cũng là một thị trường quan

trọng trong khu vực này. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 8 tỷ USD chủ yếu là dầu thô,

hàng may mặc, dầu ô-liu, phân bón... Kim ngạch nhập khẩu đạt 11 tỷ USD chủ yếu gồm thực

phẩm, vải, hàng dệt may và dầu tinh chế. Đáng chú ý là từ nhiều năm nay, Tuynidi luôn

trong tình trạng nhập siêu.

Các bạn hàng xuất khẩu gồm có EU (80%), các nước Bắc Phi (6%), châu Á (4%), Mỹ

(1%).

Ở châu Phi, Tuynidi xếp thứ 6 trong số các quốc gia có trao đổi thương mại với các nước ngoài châu lục. Giá trị xuất khẩu chiếm tới 33% GDP và 45% nếu tính cả xuất khẩu

dịch vụ. Còn về nhập khẩu, con số này lần lượt là 45 và 50%.

Tuynidi có vị trí gần vớichâu Âu, đặc biệt với Pháp nên nước này là địa điểm lý tưởng để các quốc gia khác đầu tư tái xuất thành phẩm sang châu Âu và Pháp, đặc biệt trong lĩnh

vực dệt may và da giày. Pháp là đối tác thương mại số 1 của Tuynidi chiếm 26% thị trường

xuất nhập khẩu của Tuynidi vượt Italia và Đức. Pháp cũng là nhà đầu tư số 1 vào Tuynidi (dệt may) với 1023 công ty của Pháp tính đến đầu năm 2004. Trong khi chờ đời thị trường

Lybi mở cửa hoàn toàn, Tuynidi được xem là một sân sau rất hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu

Pháp (nhất là trong lĩnh vực dịch vụ).

Trong khu vực Bắc Phi, Libi là bạn hàng quan trọng nhất của Tuynidi, là thị trường

xuất khẩu thứ 4 (453 triệu USD) và là nhà cung cấp thứ 5 (460 triệu USD) năm 2003.

2.2. TÌNH HÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG

Tuynidi tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế như AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, UN, UNCTAD, UNESCO,WHO, WTO...

Tuynidi theo đường lối đối ngoại độc lập, hoà bình và không liên kết, ủng hộ cuộc đấu

tranh của nhân dân Palestine, nhân dân Nam Phi, đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới

mới công bằng hợp lý, chống sự chi phối của các nước lớn. Sau khi PLO phải rút khỏi Libăng, chính phủ Tuynidi đã cho phép PLO đặt trụ sở tại thủ đô Tunis. Là thành viên của

“Liên minh A-rập Magreb”, Tuynidi chú trọng củng cố quan hệ với các nước thuộc khối này vì lợi ích kinh tế và an ninh của mình. Mặt khác, Tuynidi đồng thời chủ trương đa dạng hoá

quan hệ, thúc đẩy quan hệ với Mỹ, phương Tây, đặc biệt là Pháp nhằm tranh thủ vốn đầu tư

và viện trợ tài chính.

Theo hiệp định hợp tác với Cộng đồng châu Âu, có hiệu lực từ ngày 1/3/1998, Tuynidi sẽ dần bỏ các rào cản để buôn bán với EU trong thập kỷ tới. Về phần mình,

Tuynidi được miễn hạn ngạch dệt may vào EU.

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)