Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 54 - 55)

I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ

I.4.3. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là một công việc thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động

xúc tiến thương mại và hợp tác với các nước Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung cần được chú trọng nhiều hơn. Đương nhiên, về phía doanh nghiệp cũng vẫn phải chủ động đào tạo nhân lực cho mình song không thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động này. Có nghĩa là trên cơ sở những kiến thức cơ bản về kinh doanh, thương mại quốc tế, ngoại ngữ

(ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ địa phương), cán bộ phục vụ chiến lược xúc tiến thương mại

với thị trường Bắc Phi phải được trang bị thêm những kiến thức cơ bản tối thiểu về từng thị trường (tức là trở thành hạt nhân và bộ phận không thể thiếu trong việc thực hiện chính sách

mặt hàng và thị trường). Theo kinh nghiệm rút ra từ thành công trong xúc tiến thương mại

của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ...), để tìm hiểu bất cứ một

thị trường nào được coi là mới và là mục tiêu thâm nhập, mở rộng, phát triển quan hệ, không

có cách nào tốt hơn là cử “cán bộ nằm vùng” và hình thức hay được áp dụng là thông qua các chuyên gia thuộc các chương trình hỗ trợ nào đó (trong khuôn khổ các chương trình, dự án

viện trợ phát triển) hoặc đội ngũ lưu học sinh (thuộc chương trình hợp tác đào tạo), đội ngũ lao động hay kiều dân. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hình thức này, tuy nhiên để làm

được thì Chính phủ cần tính toán và chấp nhận “đầu tư” cho tương lai, tức là phải đầu tư, hỗ

trợ các hoạt động đào tạo nhân lực. Ngoài việc phát triển một đội ngũ cán bộ có năng lực

chuyên môn, am hiểu về thị trường sở tại, vấn đề ngoại ngữ là rất quan trọng. Trong 5 thị trường này, tiếng Pháp được sử dụng phổ biến tại Angiêri, Maroc và Tuynidi và trong chừng

mực nào đó là Ai Cập (cả 4 nước đều nằm trong Cộng đồng Pháp ngữ). Ngoài ra, cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng được tiếng Arập, tiếng địa phương ở Bắc Phi. Biết được

tiếng Arập sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn khi làm việc với các đối tác tại khu vực Bắc Phi.

Hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ thông qua các khóa huấn luyện, các buổi

hội thảo có mời các chuyên gia trong nước và quốc tế. Hoặc cũng có thể gửi lưu học sinh đi đào tạo tại các nước Bắc Phi, đặc biệt là ở một số nước có nền giáo dục tương đối phát triển như Ai cập, Maroc.

I.5. THÀNH LẬP TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Với ý nghĩa là một cơ cấu thương mại hiện đại, các Trung tâm thương mại (TTTM)

Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa

và nhỏ, nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Năm 2002, được sự đồng ý

của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã thực hiện công tác chuẩn bị cho việc thành lập các Trung tâm Thương mại, trực thuộc Cục Xúc tiến thương mại, tại Mỹ, Nga và các Tiểu

vương quốc Arập Thống nhất (Dubai), với những nhiệm vụ như : quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; Cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh với Việt Nam trong các

lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác,

mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu; Đại diện cho Cục Xúc tiến Thương mại

tại nước ngoài để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ với các cơ quan xúc tiến thương mại và các tổ chức hữu quan của nước sở tại.

Tính đến 7/2004, Trung tâm thương mại tại Mỹ và Dubai đã được khai trương và đi

vào hoạt động.

Từ nay đến năm 2006 cần xúc tiến thành lập một Trung tâm như thế này ở Bắc Phi,

trước hết ưu tiên lựa chọn địa bàn Ai Cập.

Trong việc thành lập và duy trì hoạt động của TTTM ở Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung, cần chú ý một số giải pháp sau:

- Do việc thành lập TTTM ở Bắc Phi sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt động lớn,

sự hỗ trợ ban đầu về tài chính của Nhà nước là hết sức cần thiết. Về lâu dài, Nhà nước cần có

các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc tự mình thành lập TTTM.

- Định hướng phát triển TTTM ở Bắc Phi phù hợp với chiến lược xuất nhập khẩu của

Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với Châu Phi nói riêng. - Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phong phú và ổn định cho các TTTM.

- Bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu, TTTM ở Bắc Phi cũng cần quan tâm thỏa đáng đến

việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu.

- Quan tâm đầu tư thỏa đáng khâu nhân sự cho TTTM. Do đặc thù của Bắc Phi là một địa bàn mới, còn nhiều khó khăn, ngay từ đầu phải đảm bảo tính chuyên nghiệp của nhân sự được cử đi quản lý TTTM và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Về khía cạnh này, cũng cần có

biện pháp khai thác tiềm năng của cộng đồng người Việt ở nước sở tại.

- Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong việc thành lập TTTM ở Bắc Phi theo

các hình thức thích hợp.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao và Thương vụ của ta ở Bắc Phi, cần đề xuất và tạo điều kiện cho các nước Bắc Phi, đặc

biệt là Ai Cập, thành lập Trung tâm thương mại của nước mình, hoặc một cơ cấu thương mại tương tự, tại Việt Nam.

I.6. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC BẮC PHI THÔNG QUA

QUAN HỆ VỚI VIỆT KIỀU, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CÁC NƯỚC KHÁC

Một phần của tài liệu Luận văn : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Bắc Phi, thực trạng và giải pháp pot (Trang 54 - 55)