: http/ www.racindia.com/
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN THÔNG QU ỐC TẾ
5.1.2. Báo chí cơng dân
Năm 1999, những nhà hoạt động xã hội ở Seatle (Mỹ) đã sáng lập Trung tâm Truyền thông độc lập (Independent Media Center - IMC) đầu tiên để bày tỏ phản
ứng với việc tổ chức hội nghị WTO trong khi các kênh truyền thơng chính thống khơng đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ. Từ đó, IMC đã thiết lập ở hơn 2.000 thành phố trên khắp thế giới. Cùng với sự phát triển của IMC, những kênh thông tin của các nhà báo công dân bắt đầu bùng nổ trên internet dưới các hình thức weblog, chatroom, forum, wikis..
Tuy nhiên khái niệm báo chí cơng dân được nhắc tới từ vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy ngày 22/11/1963 khi nhiếp ảnh gia nghiệp dư Abraham Zapruder tình cờ ghi lại được khoảnh khắc kinh hoàng này.
Báo chí cơng dân là hoạt động thu thập, phân tích và chia sẽ thông tin của những người không chuyên về lĩnh vực báo chí trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Báo chí cơng dân trong tiếng Anh được gọi bằng các thuật ngữ như citizen journalism, participatory journalism, public journalism, mass journalism, democratic journalism hay street journalism. Báo chí cơng dân đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng và tác động tới cách tiếp nhận thông tin của công chúng cũng như cách làm tin của giới truyền thông.
Năm 2008, hãng thông tấn CNN cho ra đời trang web ireport.com cho phép độc giả khắp nơi trên thế giới gửi về những hình ảnh và video liên quan đến sự kiện mà họ tận mắt chứng kiến. Dự án thành công này đã được các hãng khác làm theo như i-Caught của ABC, uReport của Fox và FirstPerson của MSNBC..Các hãng này đã nhìn thấy tiềm năng của báo chí cơng dân để kết hợp với báo chí chính thống đem đến cho độc giả cái nhìn đa chiều nhất.
Ngòai ra, YouWitnessNews của Yahoo và YouTube đăng tải và thu hút hàng triệu người tham gia và truy cập. WikiPedia (Wikipedia.org) có hơn chục ngàn cộng tác viên với các ngôn ngữ khác nhau.
Ngày 11/11/2009, trên trang web http://journalismdegree.org đã cơng bố Top 50 blog báo chí gồm: citizen journalism, personal blog, journalism school – supported blogs, organizational Blog…
Theo thống kê blog Technorati, hệ thống ghi nhận và theo dõi hơn 70 triệu trang blog trên thế giới. Trung bình mỗi ngày có khoảng 120,000 blog mới ra đời. Mật độ bài post lên mỗi trang là 17 bài/giây, tổng cộng mỗi ngày có khoảng 1,5 triệu post mới.
Ở Chilê, sau khi tờ báo quốc gia Las Ultimas Noticias tiến hành chọn lọc các thông tin được đọc nhiều nhất trên trang web của họ để đăng tải trên báo in, thì số lượng phát hành tờ báo này đã tăng lên 30%.
Ví dụ như bão Katrina ở Mỹ đổ bộ vào miền Đông Nam Hoa Kỳ ngày 29/8/2005 – một trong những thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trước sự tàn phá của cơn bão thì nguồn cung cấp thông tin duy nhất là Blog của Michael Barnett ở New Orleans. Michael Barnett là nhà quản trị mạng của công ty DirectNIC nằm trên tầng 10 của tòa nhà bị ngập nước. Qua blog của Barnett và nhiều blog khác trên LiveJournal.com, độc giả có được bức tranh sống động ở New
Orleans trong thời gian xảy ra bão Katrina.
(http://interdictor.livejournal.com/2005/08/28/)
Interdictor là tên của một blog (LiveJournalblog mà đưa các thông tin về ảnh hưởng của cơn bão Katrina ở New Orleans, nó được Michael Barnett quản trị. Anh ở tầng 10 của tòa nhà ở trung tâm New Orlean ở 650 Đại lộ Poydras. Đó là nguồn thơng tin đáng tin cậy và ít ỏi giữa trung tâm New Orleans và thế giới trong suốt thời gian cơn bão. Barnett và những người viết blog đưa tin về những gì của cơn bão đang xảy ra thơng qua webcam, video và hàng nghìn bức ảnh cho cả thế giới chứng kiến những gì xảy ra trước khi các phương tiện truyền thơng tới hiện trường.
Thậm chí CNN cịn trích trực tiếp nguồn từ trên blog. PC World từng xếp nội dung đăng tải của blog này xếp thứ 14 trong danh sách “16 khoảng khắc vĩ đại nhất trong lịch sử Web”.
Một ví du khác về vụ đánh bom khủng bố tàu điện ngầm ở Luân Đôn ngày 07/7/2005. Các hãng tin lớn tìm kiếm và đăng tải những thông tin từ các trang web cá nhân, những người dân chứng kiến và đăng tải nhiều bức ảnh, đoạn video tường thuật những gì diễn ra. Đài BBC cho biết trong vòng 24 giờ họ nhận được hơn 20 nghìn bài viết qua thưđiện tử, hơn 1 nghìn bức thư và hơn 20 đoạn quay video.
Các hãng thông tấn đang cố gắng đưa ra giải pháp nhằm tận dụng ưu thế của báo chí cơng dân vừa dành lại được sự quan tâm của độc giả. Thơng qua báo chí cơng dân, độc giả được cung cấp thông tin đa chiều, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đặc biệt từ chính những người trong cuộc chứng kiến. Báo chí cơng dân cịn thể hiện tiếng nói của mỗi người dân về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội….Chính phủ các nước dựa vào đó mà đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, thông qua những ý kiến của người dân mà có những điều chỉnh cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.