: http/ www.racindia.com/
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN THÔNG QU ỐC TẾ
5.3.2. Tin tức và dòng thông tin trong thị trường truyền thơng tồn cầu
Theo Sherley Biagi, các quốc gia ở châu Mỹ - La tinh và nhiều quốc gia đang phát triển khác ln chỉ trích điều họ tin rằng quan điểm thiên kiến của phương Tây
đối với dòng chảy của thơng tin trên tồn thế giới. Những quốc gia này cho rằng hành vi này mang tính chất áp đặt chủ nghĩa thống trị văn hóa, cấu thành tư tưởng phương Tây.
Hấu hết các hãng thông tấn quốc tế lớn đều có trụ sở chính tại các quốc gia phương tây: AP, UPI (Mỹ), Reuters (Anh), AFP (Pháp), DPA (Đức) cung cấp cho toàn bộ hệ thống báo in, phát thanh truyền hình cho các nước phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới. Vis- News có trụ sở tại Anh, CNN có trụ sở ở Mĩ và World International Network cung cấp dịch vụ hình ảnh quốc tế. Sky TV ở Châu Âu và Star TV ở châu Á cung cấp chương trình truyền hình bằng vệ tinh.
Bất chấp vị trí thống trị của các cơ quan thơng tấn tồn cầu của phương Tây, nhiều khu vực trên thế giới hỗ trợ dịch vụ thông tin trong phạm vi các quốc gia của họ và thậm chí trong khu vực của họ. Thơng tấn xã Trung Đông (MENA) trụ sở tại Ai Cập cung cấp tin tức cho các quốc gia trong khu vực Trung Đông. Thông tấn Nigeria (NAN) giới hạn dịch vụ của mình trong phạm vi Nigeria.
Các dịch vụ tin tức ngồi quỹđạo phương Tây được hình thành : hãng thơng tấn Nga RITA; Mạng lưới tin tức Châu Á – Thái Bình Dương ở Nhật Bản; Thơng tấn xã Caribe (CANA); Thông tấn Liên Phi (PANA); Thông tấn khơng liên kết (NANA) có trụ sở tại Nam Tư; Inter Press Service (IPS) trụ sở tại Rome.
Trật tự thế giới mới về truyền thông và thông tin
Tuy nhiên dịch vụ tin tức phương Tây vẫn chiếm ưu thế vì 90% nội dung và các sản phẩm truyền thơng trên tồn cầu đều năm trong tay các tập đồn truyền thơng phương Tây. Các nhà phê bình hệ thống tin tức và dịng thơng tin hiện nay gọi vấn đề này là Trật tự thế giới mới về truyền thông và thơng tin (NWICO).
Báo chí thuộc thế giới đang phát triển và các chính phủ mới độc lập đặc biệt nhạy cảm với tình hình hiện nay. Họ cho rằng việc đưa tin của các hãng thông tấn lớn mang những giá trị vị chủng của phương Tây, những giá trị tác động đến nội dung và hình thức thơng tin. Việc đưa tin của các nền báo chí này mang những giá trị
chính trị, kinh tế, tơn giáo và các giá trị xã hội không đại chúng khác…Các nền
báo chí thế giới đang phát triển và các chính phủ cho rằng chủ nghĩa vị chủng của phương Tây tạo ra dịng chảy thơng tin khơng đều khi cung cấp phần lớn thông tin về các sự kiện ở thế giới phát triển trong khi chỉ đề cập một phần rất nhỏ các sự kiện từ thế giới đang phát triển.
Tuyên bố UNESCO năm 1978
Tổ chức UNESCO thông qua một tuyên bố năm 1978 ủng hộ các nguyên tắc truyền thông tự chủ và quyền tự quyết đối với các quốc gia khi họ xây dựng chính sách truyền thơng của riêng mình.
Báo cáo MacBride
UNESCO đã bổ nhiệm ủy ban 16 người do Sean MacBride người Ailen đứng đầu, nhận được các khuyến nghị tại hội nghị toàn thể của UNESCO tại Belgrade. Những khuyến nghị này được gọi là báo cáo Macbride. Báo cáo đã liệt kê 82 giải pháp nhằm giúp đạt được Trật tự thế giới mới về truyền thông và thông tin nhưng sau khi bản báo cáo này được công bố thì bản thân các nhà phê bình tình trạng truyền thơng hiện thời và các nhà phản đối các khuyến nghị nêu ra trong Báo cáo đều không thoải mãn.
Phương Tây phản đối tính hồ nghi của Báo cáo về thị trường tự do trong truyền thông, bao gồm quan điểm phản đối quảng cáo; nhiều người ủng hộ NWICO phản
đối việc báo cáo đánh giá thấp vai trị kiểm sốt của chính phủ.
Hội nghị Belgrade đã thông qua một nghị quyết chung ủng hộ NWICO nhưng năm 1983 lấy cơ phản đổi một số nguyên tắc nên ra trong Báo cáo McBride, chính phủ Reagan rút 50 triệu đơ la hỗ trợ tài chính cho UNESCO, khiến UNESCO thay đổi và tự đó chuyển sang các vấn đề khác. NWICO vẫn là một sáng kiến mang tính ly thuyết mà các nhà nghiên cứu về truyền thơng tồn cầu tiếp tục tranh luận vfi những tác động của nó với cộng đồng truyền thơng quốc tế.
Câu hỏi thảo luận:Thảo luận theo nhóm (3-5 người) nhận định dưới đây:
“Tương lai của truyền thông kỹ thuật số chỉ hạn định bởi nhu cầu của người tiêu dùng và trí tưởng tượng của các nhà phát triển truyền thông”