Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 41 - 47)

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬDỤNG ĐẤT

1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

1.3.1. Đất đô thị

Phát triển hệ thống đô thị dựa trên sự phát triển bền vững, và tính chất đặc trưng của khu vực, phát triển theo hướng đô thị sinh thái vùng Tây Nguyên.

Theo Quyết định 241/QĐ-TTg đến năm 2030 phê duyệt Kế hoạch phân loại đơ thị tồn quốc giai đoạn 2021-2030, định hướng quy hoạch vùng tỉnh Lâm Đồng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030, quy hoạch vùng huyện để có cơ sở phân vùng phát triển đơ thị phù hợp, phân chia giai đoạn phát triển hợp lý với điều kiện phát triển đô thị tại địa phương; đồng thời tạo các dự án động lực chính để thúc đẩy đơ thị phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Căn cứ các định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Di Linh trong thời gian sắp đến vẫn sẽ duy trì và phát triển 2 khu vực đơ thị là thị trấn Di Linh và đơ thị Hồ Ninh.-

- Các khu vực trung tâm huyện Di Linh và các khu vực dân cư hiện hữu phát triển đô thị trên nguyên tắc chỉnh trang các khu dân cư hiện có về mặt kiến trúc cơng trình, quản lý quy hoạch, chỉ giới xây dựng, cấp phép xây dựng cơng trình tuân thủ quy hoạch được duyệt. Các khu vực di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh phải được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị vốn có trong tiến trình đơ thị hóa như: khu vực hồ Đơng, hồ Tây thị trấn Di Linh,...Hoàn thiện các quy hoạch phân khu chi tiết để đưa công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị một cách đồng bộ và đi vào nề nếp.

- Một số không gian đất phát triển nông nghiệp theo quy hoạch chung cần được tôn trọng và hạn chế phát triển đô thị tại các khu vực đất nông nghiệp theo quy hoạch chung; các lưu vực thốt nước chính trên địa bàn thị trấn Di Linh, đô thị Hồ Ninh cần được tơn trọng và có kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu thốt nước theo tiêu chuẩn đơ thị.

- Các khu vực phát triển đô thị mới xen kẽ trong khu dân cư cần đầu tư hệ thống thốt nước đồng bộ và có giải pháp vuốt nối cao độ nền với khu vực dân cư hiện hữu; tránh tình trạng chênh cao độ lớn làm ngập úng cục bộ, đảm bảo không gian đô thị hiện đại, văn minh.

- Các khu vực phát triển đô thị được xác định tương đối trên cơ sở định hướng quy hoạch vùng huyện Di Linh và các quy hoạch chung thị trấn Di Linh và đơ thị Hồ Ninh. Ranh giới cụ thể các khu vực dự án sẽ được xác định trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo tính chính xác,

Trang 37

phù hợp với địa hình, địa mạo và điều kiện thực tế từng giai đoạn.

Trong những năm tới, cần tiếp tục đầu tư phát triển 2 khu vực đô thị về kinh tế và quy mơ diện tích xây dựng đơ thị; từng bước xây dựng nơi đây trở thành một trong những đô thị trung tâm, văn minh, điểm du lịch hấp dẫn, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có sức lan tỏa mạnh đến các khu đô thị khác trong vùng.

1.3.2. Khu sản xuất nông nghiệp

+ Khu vực chuyên trồng lúa nước: tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Di Linh, Bảo Thuận, Gung Ré, Sơn Điền, Tam Bố, Liên Đầm...

+ Khu vực sản xuất cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, dâu tằm,tiêu, mắc

ca…): tập trung ở hầu hết các xã trong đó các xã có diện tích lớn như: Liên Đầm,

Tân Thượng, Tân Lâm, Tân Châu, Tân Nghĩa, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Nam, Hoà Bắc, Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng…

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đưa công nghệ cao vào sản xuất, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán tốt để thay giống địa phương đang ở giai đoạn thối hóa. Tiếp tục liên kết với các trung tâm giống uy tín, tổ chức cung ứng, chuyển giao các loại giống cây ăn trái phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện: sầu riêng, bơ, mít, bưởi… cải tạo vườn tạp thành vườn đa canh.

+ Khu vực chuyên trồng lúa nước: + Diện tích gieo trồng khoảng 2.600 ha (diện tích cịn lại sau khi chuyển đổi sang cây trồng khác). Tiếp tục chuyển đổi giống mới có năng suất cao. Phân bố chủ yếu ở Gung Ré, Đinh Lạc, Bảo Thuận, Sơn Điền…

+ Xây dựng vùng lúa chuyên canh chất lượng cao (đạt chứng nhận VietGap, Global Gap, hữu cơ …) tại Bảo Thuận, Gung Ré… Diện tích ban đầu khoảng 600ha.

+ Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm: Căn cứ vào đặc điểm địa hình, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm được xác định tại tất cả các xã, thị trấn. Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên 1 hecta gieo trồng. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng sản xuất, định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực

có hiệu quả kinh tế cao như: Vùng trồng cà phê phân bố trên tất cả các xã, thị trấn

(Thực hiện chuyển đổi diện tích cà phê có năng suất thấp, già cỗi sang trồng giống mới có năng suất cao, khả năng kháng bệnh và chịu hạn tốt, Hình thành vùng sản xuất cà phê sạch, chất lượng cao (đạt chứng nhận 4C, UTZ…) tại một số xã như: Đinh Trang Hòa, Liên Đầm, Tân Châu, Tân Thượng, Đinh Lạc, …); Vùng trồng chè phân bố ở các xã, thị trấn: TT. Di Linh, Gung Ré, Tân Lâm, Hòa Bắc, Hòa Trung, Hòa Nam, Hòa Ninh, Đinh Trang Hòa, Liên Đầm); Vùng trồng dâu tằm: định hướng phát triển ở các xã gần lưu vực sông Đồng Nai, sông suối, ao hồ như: Đinh Trang Thượng, Tân Lâm, Tân Thượng, Tân Nghĩa, Đinh Lạc, Gia Hiệp, Hòa Nam, Hòa Bắc...) phát triển cây ăn quả như: Sầu riêng, bơ,…

1.3.3. Khu lâm nghiệp

Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng theo quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với các vùng đất cao, độ dốc trên 25o được ưu tiên phát

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Di Linh Báo cáo tóm tắt

Trang 38

triển lâm nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng đẩy mạnh trồng rừng và khoanh ni phục hồi rừng; ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng sau khai thác. Trên cơ sở phương án điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025, định hướng 2030; tập trung triển khai đề án trồng xen cây lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; hồn thành cơng tác cắm mốc phân định nông lâm; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có. Đẩy mạnh xã hội hóa, phối hợp nhiều giải pháp tích cực và hiệu quả hơn nữa trong cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn. Khai thác rừng sản xuất, phục vụ phát triển cơng nghiệp gỗ một cách có hiệu quả.

Vùng rừng sản xuất phân bố phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện Di Linh thuộc ranh giới các xã Tam Bố, Bảo Thuận, Gung Ré, Gia Bắc, Sơn Điền, Hịa Bắc. Ngồi ra, rừng sản xuất còn phân bố rải rác ở các xã Gia Hiệp, Liên Đầm, Hòa Nam, Đinh Trang Thượng,…

Vùng rừng phòng hộ phân bố chủ yếu tại xã Đinh Trang Thượng, Hòa Nam, Hịa Bắc, Sơn Điền. Ngồi ra cịn phân bố rải rác ở các xã: Tam Bố, Bảo Thuận, … Kết hợp phát triển du lịch sinh thái môi trường rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

1.3.4. Khu du lịch

Xác định du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá là các sản phẩm du lịch chủ yếu của huyện trước mắt và trong tương lai gần.

Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xen cài khu đô thị, làng đô thị nông thôn tại các khu vực: hồ Kala và núi Brah Yàng (phía Bắc xã Bảo Thuận), hồ thủy điện Đồng Nai 2 (thuộc các xã: Tân Thượng, Tân Châu, Tân Nghĩa, Đinh Lạc) và các hồ cảnh quan, thủy lợi khác có phong cảnh đẹp; các khu du lịch: thác 7 tầng (phía Đơng xã Tam Bố), thác Liliang, sông Dariam (Gung Ré, Liên Đầm), thác Tul (phía Bắc xã Gia Bắc), thác Bobla (Liên Đầm).

Định hướng hình thành các điểm du lịch: du lịch hồ Đạ Nớ xã Đinh Trang Hòa; Điểm du lịch văn hóa cộng đồng (chuyên đề dâu tằm) xã Đinh Lạc, Gia Hiệp, Tam Bố; Điểm du lịch văn hóa cộng đồng (chun đề cồng chiêng và canh nơng) xã Gung Ré, Bảo Thuận, Liên Đầm, TT. Di Linh.

- Du lịch văn hoá: Di Linh có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Cơho, Châu mạ, Nộp, Nùng, Mường, Hoa, Raglai... đã tạo nên một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương. Với lợi thế có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, giao thông thuận tiện cho việc đi lại để tổ chức các cuộc picnic, cắm trại, tham quan và nghỉ dưỡng… là điều kiện lý tưởng phát triển loại hình du lịch làng nghề và du lịch văn hóa, phát triển các đội cồng chiêng phục vụ du lịch.

- Hình thành các Tour đến Di Linh: Để thúc đẩy ngành du lịch Di Linh phát triển cần thiết phải có sự liên kết, hình thành các tour gắn kết Di Linh với các trung tâm du lịch của khu vực và cả nước như: Nha Trang – Đà Lạt – Di Linh; Mũi Né - Di Linh – Đà Lạt; Di Linh – Vũng Tàu; Di Linh – TP. Hồ Chí Minh- các tỉnh miền

Trang 39

Tây....

Ngồi ra Huyện cịn có các điểm tham quan ngắm cảnh khác như: hồ Đông, hồ Tây, Cánh đồng Gung Ré, hồ 1019 (TT. Di Linh); khu hồ Hàm Thuận (xã Hòa Bắc); hồ thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đinh Trang Thượng); các trạm dừng chân, phòng giới thiệu trưng bày sản phẩm; các địa điểm có thể tổ chức tham quan các cơng trình tơn giáo như đền Di Linh, giáo xứ Kala, chùa Linh Thắng, …

1.3.6. Phát triển khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phân bố hợp lý các vùng công nghiệp và TTCN phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp chung của tỉnh Lâm Đồng, phát triển các ngành công nghiệp dựa vào tiềm năng và thế mạnh của khu vực, liên kết vùng, nhất là công nghiệp sơ chế chế biến, sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương. Gắn phát triển công nghiệp, TTCN với phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường

Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong và ngồi cụm cơng nghiệp - TTCN: Xây dựng các cơ chế chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư, xây dựng giao thơng, nâng cấp lưới điện, cấp thốt nước và hạ tầng cụm công nghiệp. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển CN – TTCN. Trong đó, tập trung trước mắt cho 2 khu công nghiệp đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 22/1/2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể:

- Cụm công nghiệp Gia Hiệp (đã co quyết định thành lập): Diện tích 21,7 ha. Định hướng ngành nghề sản xuất: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp khác...

- Cụm công nghiệp Tam Bố (đang triển khai đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư các dự án) quy mô 30 ha. Định hướng ngành nghề sản xuất: Thu hút, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nơng sản, cơ khí – sửa chữa, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản...

Ngồi 2 khu vực cụm cơng nghiệp đã và đang được triển khai thì định hướng xa hơn nữa cần bố trí thêm các khu vực phát triển cơng nghiệp – TTCN Bên cạnh đó định hướng quy hoạch cụm cơng nghiệp mới ở Tân Châu, Hịa Ninh và Gia Bắc. Trước mặt bố trí diện tích đất để phục vụ cho việc kêu gọi đầu tư giai đoạn 1 đến năm 2030 tại khu vực xã Tân Châu và Hoà Ninh.

Khai thác đá xây dựng tại xã: Đinh Trang Thượng, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Gia Hiệp, Đinh Trang Hoà, Gung Ré, Liên Đầm, Hoà Nam..., khai thác cát xây dựng tại xã Tân Lâm, Bảo Thuận, khai thác sét làm gạch ngói tại xã Gia Hiệp, than bùn tại xã Gia Hiệp.

- Chế biến nông sản: Để phát triển sản xuất các sản phẩm xuất khẩu lợi thế cạnh tranh theo hướng chuỗi giá trị có hiệu quả cao và bền vững, thì nhu cầu liên kết chế biến gắn với thương hiệu bản địa và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của huyện tại cụm công nghiệp Gia Hiệp, Tam Bố; Mở rộng diện tích cơ sở giết mổ tập trung tại thị trấn Di Linh, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung tại các xã Đinh Lạc, Hoà Ninh, Gia Hiệp và Tân Thượng; các cơ sở chế biến thực phẩm: Xay xát lương thực,

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Di Linh Báo cáo tóm tắt

Trang 40

bún bánh, đậu phụ, rượu trắng, nước đá... tại các xã.

1.3.7. Khu đơ thị (trong đó có khu đơ thị mới)

* Đối với thị trấn Di Linh:

Triển khai thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 và quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Di Linh, giai đoạn đến sẽ tập trung nguồn lực phát triển dựa trên 06 khu đô thị bao gồm thực hiện chỉnh trang đô thị và phát triển đơ thị mới, gồm có:

- Khu đơ thị số 1 (khu trung tâm thị trấn) có diện tích 360 ha; là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế của huyện.

- Khu đô thị số 2 (khu đơ thị phía Tây) có diện tích 140 ha với chức năng là trung tâm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp của thị trấn; khu dân cư hiện hữu kết hợp dự trữ phát triển.

- Khu đô thị số 3 (khu đơ thị hồ Tây) có diện tích 330 ha. Đây sẽ là khu dân cư xây dựng mới có mật độ trung bình và thấp, cơng viên, cây xanh kết hợp cảnh quan hồ Tây Di Linh.

- Khu đô thị số 4 (khu đô thị hồ Đơng) có diện tích 280 ha. Đây sẽ là khu dân cư phía Đơng thị trấn gắn kết với khu dự trữ phát triển hồ Đông Di Linh; khu dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng mới có mật độ trung bình, thấp.

- Khu đơ thị số 5 (khu đô thị Đông Nam thị trấn) có diện tích 160 ha với chức năng là khu vực phát triển thương mại dịch vụ tổng hợp kết hợp khu dân cư có bản sắc và truyền thống văn hóa riêng.

- Khu đô thị số 6 (khu đô thị thương mại dịch vụ) có diện tích 67 ha. Đây sẽ là khu dân cư thương mại dịch vụ tổng hợp phía Bắc thị trấn; khu dân cư hiện hữu kết hợp khu dân cư mới có mật độ trung bình, thấp.

* Đối với khu vực Hoà Ninh:

Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng Tỷ lệ 1/2000 tại Xã Hòa Ninh, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 605/QĐ – UBND ngày 11/3/2015 thì Hồ Ninh sẽ là đơ thị, trong đó:

Khu vực định hướng phát triển đơ thị được quy hoạch có diện tích 350 ha. Là trung tâm kinh tế, thương mại dịch vụ giáo dục y tế, văn hố các xã: Hồ Ninh, Đinh Trang Hoà, Hoà Bắc, Hoà Trung, Hoà Nam của huyện, được đầu tư xây dựng phát triển thành thị trấn Hồ Ninh với tiêu chí dơ thị loại V.

1.3.8. Khu vực đô thị - thương mại - dịch vụ

Trong định hướng quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn huyện Di Linh, dự kiến bố trí phát triển 01 khu vực đơ thị - thương mại - dịch vụ tại thị trấn Di Linh theo Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Di Linh, huyện Di

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 41 - 47)