CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 61 - 62)

TRƯỜNG

- Phát triển hệ thống cây xanh tập trung tại các công viên hiện hữu trên địa bàn huyện và trong các khu dân cư; cây xanh phân tán dọc theo các tuyến đường.

- Ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trên vùng đất dốc như canh tác theo đường đồng mức; trồng các đai rừng chắn gió để hạn chế ảnh hưởng đến các vùng đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư xung quanh. Trong đó: chú trọng đến diện tích đất bị xói mịn do mưa.

- Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng lại rừng trên đất rừng đã khai thác để tăng độ che phủ đất bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Ngăn ngừa, giảm thiểu thối hóa, phục hồi diện tích đất đã bị thối hóa bằng thực hiện các biện pháp canh tác tổng hợp; làm đất tối thiểu, trồng cây theo đường đồng mức, xây dựng mơ hình sản xuất nông lâm kết hợp; đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. Trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, cụm công nghiệp,...

- Sử dụng đất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng như: vùng đất dốc vừa (8-20o) thì trồng cây lâu năm, vùng dốc trên 20o thì dùng cho mục đích lâm nghiệp (trồng mới rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên). Vùng đất có tưới chủ động, địa hình thấp thì trồng lúa nước và các cây trồng có nhu cầu sử dụng nước cao; vùng tưới bán chủ động thì trồng mía, trồng cỏ chăn ni, trồng rau màu, cây ăn quả...

- Quản lý (Rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa) và thực hiện đầy đủ các chính sách đối với quỹ đất trồng lúa theo Nghị định 35/2015/NĐ- CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 35.

- Khuyến khích nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sử dụng các giống mới có năng suất cao và nhân rộng các mơ hình sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện để tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Trong sản xuất công nghiệp – TTCN; chế biến nông, lâm sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để hạn chế tác hại của chất thải gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước và môi trường xung quanh.

- Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng các biện pháp canh tác luân canh, xen canh với các cây họ đậu,... đầu tư cân đối các loại phân bón, trong đó chú trọng bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo độ phì nhiêu đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Bảo vệ tầng đất canh tác khi chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nơng nghiệp.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có phương án xử lý chất thải để tránh ơ nhiễm môi trường; cần phải thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử phạt

Trang 56

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên, khoáng sản, thực hiện nghiêm các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác.

- Ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ người dân cải tạo, bồi bổ đất sản xuất nông nghiệp và các dự án về phát triển ngành nghề nông thôn, thu hút lao động, nghiên cứu các giống cây trồng thích ứng với điều kiện suy thối đất hiện tại của huyện.

- Khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải. Kiên quyết di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Đầu tư đồng bộ các cơng trình xử lý chất thải, rác thải ở các cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị, khu trung tâm cụm xã,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các cụm công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hồn chỉnh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường.

- Trong q trình triển khai các dự án cụ thể về xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy chế biến nông, lâm sản, các cơ sở sản xuất công nghiệp... cần chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong cụm công nghiệp, khu đô thị. Thông qua hệ thống quan trắc mơi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm sốt được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

- Khi đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, cụm công nghiệp, khu du lịch phải phù hợp với quy hoạch cốt nền theo quy hoạch xây dựng để tránh ngập lụt sau này do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

II. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)