Giới thiệu khái quát huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội chọi trâu phù ninh, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

7. Bố cục của khóa luận

2.1 Giới thiệu khái quát huyện Phù Ninh

Phù Ninh là một xã miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Phú Thọ. - Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) và huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

- Phía Đơng giáp huyện Sơng Lơ (Vĩnh Phúc); - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ; - Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.

Phù Ninh có một vị trí rất quan trọng đối với đời sống cũng như là với kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ, là vùng văn hóa đặc sắc góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển du lịch với những danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ. Phù Ninh đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và phân cấp quản lý. Các đồ tạo tác được tìm thấy thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên (Thời kỳ đồ đồng, khoảng nửa đầu thế kỷ II Trước Cơng ngun) trong thời đại Hùng Vương đã được tìm thấy. Điều này khẳng định Phù Ninh là vùng đất có bề dày lịch sử. Tên gọi Phù Ninh đến thời kỳ nhà Trần mới bắt đầu xuất hiện. Địa bàn của huyện Phù Ninh thuộc phủ Tam đái, trấn Sơn Tây. Đến thời nhà Nguyễn thì trả lại tên huyện là Phù Ninh. Tên gọi Phù Ninh khơng cịn thay đổi nữa mà được giữ nguyên cho đến ngày nay, nhưng vị trí địa danh và địa giới hành chính có thay đổi.

Phù Ninh là vùng đất có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Từ đầu những năm 40, người dân Phù Ninh đã tham gia vào các cuộc nổi dậy chống lại quân xâm lược nhà Hán. Để tưởng nhớ những tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa, nhân dân trong huyện đã lập miếu, đền như: đền thờ Ả Mỵ ở xã Trạm Thản; thờ Hà Tơ, Hà Liễu ở xã Phú Mỹ. Trong suốt hàng nghìn năm Bắc thuộc và thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập, nhân dân huyện Phù Ninh nhiều lần hưởng ứng và tham gia các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tiêu biểu có

thể kể đến là trận đánh quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ 2 ở trang Cự Đà (Phù Ninh). Trong cuộc xâm lược lần này, đạo quân Vân Nam của giặc do Nạp Tốc Lạt Đình chỉ huy chặn đánh dữ dội. Giặc phải dừng ở Cự Đà (sau đổi tên thành Tử Đà, chính là quê của Hà Đặc). Hà Đặc đã dùng mưu, quân ta đại thắng, quân giặc bị đánh tan.

Khi thực dân Pháp cho quân đánh chiếm thành Hưng Hóa (thủ phủ của tỉnh lúc bấy giờ) vào năm 1884, nhân dân Phù Ninh cùng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã hưởng ứng Chiếu Cần Vương anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, làm cho thực dân Pháp phải mất hơn mười năm trời mới tạm thời đặt được ách đô hộ trên địa bàn tỉnh. Vào đầu thế kỷ XX, nhân dân trong huyện lại sôi nổi tham gia các phong trào yêu nước mang xu hướng tư sản, tiêu biểu là tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Phù Ninh là hậu phương; là nơi đón tiếp các cơ quan, kho tàng của Chính phủ, đồng bào nơi khác đến tản cư. Đồng thời, lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang trong huyện phối hợp với bộ đội chủ lực lập nên những chiến công vang dội trên sông Lô, trên Quốc lộ số 2 mà tiêu biểu nhất là chiến thắng Trạm Thản – Chân Mộng, tích cực chi viện sức người sức của góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Phù Ninh có địa hình đa số là đồi núi thấp, nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khơng khí trong lành mát mẻ. Với những bản làng trù phú xen lẫn những cánh đồng, đồi núi càng khiến cho nơi đây mang một vẻ đẹp thật kỳ lạ, yên bình và mộc mạc.

Đến với Phù Ninh, du khách có thể tham quan Chùa Thiên Long (xã Bảo Thanh), nơi đây trưng bày tượng Phật ngọc Hịa bình Thế giới được tạc từ khối ngọc xanh nặng hơn 18 tấn. Tượng được tạc theo khuôn mẫu theo pho tượng Phật Thích Ca đặt trong Bảo Tháp Bồ Đề Đạo Tràng. Phù Ninh còn nổi tiếng với lễ hội chọi trâu độc đáo được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 và ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Vẻ đẹp của phong cảnh và khí hậu trong

lành của Phù Ninh từ lâu đã trở thành nét hấp dẫn đối với du khách bốn phương. Các cơng trình kiến trúc xây dựng ở Phù Ninh cũng được quy hoạch thật khéo léo tạo nên một không gian kiến trúc phù hợp với tâm hồn, tình cảm của người dân Việt

Hiện nay, Phù Ninh đang trên con đường đổi mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; vận động, huy động các nguồn lực và sức mạnh của hệ thống chính trị trong cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới đáp ứng 4 tiêu chí gồm: Cơ cấu lao động, cơ sở vật chất văn hóa, chất lượng giáo dục và hệ thống tổ chức chính trị để phục vụ chính sách phát triển nền kinh tế mở của tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội chọi trâu phù ninh, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)