Trong một gia đình, mình là người gia trưởng, là
bậc đáng tôn quý, cho nên việc hậu sự của chính bản
thân mình, mỗi khi bàn luận dặn dị di chúc thì khơng thể nói là khơng tốt lành được. Có nhiều người sợ mỗi
khi nói đến việc sau khi mình chết, nên làm và xử lý
thế nào cho con cháu nghe, cho rằng đó là việc làm
chẳng lành, nếu con cháu có hỏi, thì lại cho rằng chúng nó trù rủa cho mình mau chết v.v …, cho nên mỗi người chúng ta đều kiêng kỵ khơng có bàn nói về
chuyện đó. Chúng ta lại không hiểu rằng, đã sinh làm
con người trên cuộc đời này, thì khơng ai là khơng
tránh khỏi cái chết. “Sinh – lão – bệnh – tử là lẽ
thường nhiên”, do đó những vấn đề lớn có lợi hay tổn
hại liên quan mật thiết đến bản thân chúng ta, diễn ra
trước và sau khi lâm chung, thì người người đều khơng nên không biết, trong một gia đình những người con
lớn cần phải có sự hiểu biết về vấn đề này. Thời gian
trôi đi rất nhanh, đặc biệt là người già nhân khi cơ thể
cịn khỏe mạnh, trí lực cịn minh mẫn, nên đem quyển sách này cho mọi người cùng tham khảo, sau đó hãy
quyết định dặn dị di chúc lại những ý chỉ của bản thân, phân tích căn dặn một cách rõ ràng, đó là thượng sách. Có nhiều người tuổi đã xế chiều, đối với vấn đề này có khả năng khơng quan tâm cho lắm, nhưng đến lúc già
nếu không đem những chủ trương của mình căn dặn
cháu con gia đình, thì khi đến lúc lâm chung trong tâm trí thì rõ ràng minh bạch, có lời muốn nói muốn
khuyên, mà miệng thì lại khơng nói được, đến lúc
người nhà xử lý không đúng, linh hồn thần thức người
đó phải chịu oan uổng khổ đau, lúc đó thì trách ai đây?