Nậu Lâu Ðà, còn nhiều các vị đệ tử khác, cũng như thế nữa.

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 26 - 27)

I. THÔNG TỰ Kinh văn

A Nậu Lâu Ðà, còn nhiều các vị đệ tử khác, cũng như thế nữa.

Tuổi cao đức trọng đều tơn q thì gọi là “trưởng lão”; lại gọi là Tôn Giả, là người đáng tôn quý.

Ngài Xá Lợi Phất (Ấn Ðộ đọc là Sariputra, chữ Hán là Thân Tử), trong hàng Thanh Văn, Ngài là bậc Trí Tuệ đệ nhất.

Ngài Ma-ha Mục Kiền Liên (Ấn Ðộ đọc là Mahamogallàna, chữ Hán là Ðại Thái Thúc Thị), là bậc có phép thần thơng đệ nhất.

Ngài Ma-ha Ca Diếp (Ấn Ðộ đọc là Maha Kasyapa, chữ Hán là Ðại Ẩm Quang), thân Ngài có ánh sáng vàng, được Phật truyền tâm ấn cho làm Tổ đệ nhất, Ngài là bậc tu hạnh Ðầu Ðà đệ nhất (hạnh Ðầu Ðà là khất thực, đi xin ăn).

Ngài Ma-ha Ca Chiên Diên (Ấn Ðộ đọc là Maha Katyana, chữ Hán là Ðại Văn Sức), là dịng Bà La Mơn, là bậc có tài nghị luận giỏi đệ nhất.

Ngài Ma-ha Câu Si La (Ấn Ðộ đọc là Maha Kausthila, chữ Hán là Ðại Tất), là bậc có tài trả lời các câu hỏi hay đệ nhất.

Ngài Ly Bà Ða (Ấn Ðộ đọc là Revata, chữ Hán là Tinh Tú), là bậc không điên đảo rối loạn đệ nhất (tức là ngồi Thiền Ðịnh).

Chữ Chu Lợi Bàn Ðà Già (Ấn Ðộ đọc là Ksudra Panthaka, chữ Hán là Kế Ðạo), là người rất đần độn, chỉ nhớ nghĩa được một bài kệ mà thành người có tài biện luận giỏi vơ cùng, nên Ngài là bậc nhớ nghĩa hay đệ nhất.

Ngài Nan Ðà (Ấn Ðộ đọc là Nanda, chữ Hán là Khánh Hỷ), là em ruột của Phật, Ngài là bậc có uy nghi, dung mạo đệ nhất.

Ngài A Nan Ðà (Ấn Ðộ đọc là Ananda, chữ Hán đọc là Khánh Hỷ), là em con chú của Phật, lại được làm Thị Giả đứng hầu Phật, Ngài là bậc được nghe nhiều đệ nhất.

Ngài La Hầu La (Ấn Ðộ đọc là Rahula, chữ Hán là Phú Chướng), là Thái- tử của Phật, Ngài có đạo hạnh bí mật đệ nhất.

Ngài Kiều Phạm Ba Ðề (Ấn Ðộ đọc là Gavampati, chữ Hán là Ngưu Tư), vì có tội ác khẩu từ kiếp trước nên phải chịu quả báo cịn sót lại: mồm nhai

như con bò, Ngài là bậc được hưởng cúng dường ở cõi Thiên bậc nhất. Ngài Tân Ðầu Lư Phả La Ðọa (Ấn Ðộ đọc là Pindola Bharadvaja, chữ Hán là Bất Ðộng và Lợi Căn), Ngài ở lại thế gian rất lâu dài để hưởng cúng dường ở đời mạt thế. Ngài là bậc phúc điền đệ nhất, giống như một thửa ruộng tốt để người đời trồng cây phúc.

Ngài Ca Lưu Ðà Di (Ấn Ðộ đọc là Kalodayin, chữ Hán là Hắc Quang), Ngài là sứ giả của Phật, là bậc giáo hóa được nhiều người đệ nhất.

Ngài Ma-ha Kiếp Tân Na (Ấn Ðộ đọc là Maha Kapphina, chữ Hán là Phòng Tú), là bậc biết xem sao đệ nhất.

Ngài Bạc Câu La (Ấn Ðộ đọc là Vakkula, chữ Hán là Thiện Dung), Ngài là bậc có thọ mệnh sống lâu đệ nhất.

Ngài A Nậu Lâu Ðà (Ấn Ðộ đọc là Anirudha, chữ Hán là Vô Bần), Ngài cũng là em con chú của Phật. Ngài là bậc có Thiên Nhãn, con mắt trông xa đệ nhất.

Các Ngài thường theo Phật luôn luôn, cho nên gọi là Thường Tùy Chúng. Các Ngài vốn là bậc Pháp Thân Ðại Sĩ, là bậc Bồ Tát đã chứng được Pháp Thân, mà thị hiện ra làm Thanh Văn, cho nên lại gọi các Ngài là Ảnh Hưởng Chúng, là các vị Tăng có nhiều ảnh hưởng cho đạo Phật.

Nay các Ngài được nghe phép tu Tịnh Ðộ là phép thu nhận được vô lượng cơng đức, các Ngài đều được lợi ích là: Phật đã bố thí cho các Ngài được hiểu nghĩa đệ nhất trong giáo lý của Phật. Các Ngài làm cho đường Ðạo tăng lên, đường đời giảm bớt, tự mình cải tạo cho đất nước mình trở nên thanh tịnh giác ngộ, cho nên các Ngài lại được gọi là Ðương Cơ Chúng, là các vị Tăng có cơ đương nổi việc Phật.

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)