KẾT KHUYẾN Kinh văn

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 96 - 99)

C. PHẦN LƯU THÔNG (LƯU THÔNG PHẬN)

3. Khuyến hạnh lưu thông

KẾT KHUYẾN Kinh văn

Kinh văn

Hán: Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá Lợi Phất cập chư tỳ khưu, nhất thiết thế gian, thiên, nhân, a tu la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan hỷ tín thụ, tác lễ nhi khứ.

Việt: Phật nói kinh này, khi đã xong rồi, ngài Xá Lợi Phất và các tỳ khưu, hết thảy thế gian, cõi trời, cõi người, cõi A Tu La và các cõi khác, nghe lời Phật nói, vui mừng tin chịu, làm lễ rồi đi.

trong đệ tự Phật, khơng có một người nào biết đến mà hỏi Phật.

Trí tuệ Phật soi thấy cơ duyên chúng sinh thành Phật đã chín rồi. Mặc dầu khơng ai hỏi, mà tự Phật nói ra phép Niệm Phật này khiến chúng sinh được 4 lợi ích (đây là thích nghĩa 8 chữ: hoan hỷ, tín thụ, tác lễ, nhi khứ).

Phật nói phép tu Niệm Phật này, giống như một trận mưa hợp thời làm cho nhân vật, cỏ cây mát mẻ, thấm nhuần, nảy nở, lớn lên, thế gọi là “hoan hỷ” (vui mừng). Ðó là phần lợi ích do pháp Phật bố thí cho tồn thể thế giới.

Trong tâm khơng cịn nghi hoặc một tơ hào nữa, thì gọi là Tín (tin). Lãnh nạp lấy nghĩa Phật vào tâm chẳng giờ phút nào quên, thế gọi là Thụ (chịu). Ðó là hai phần lợi ích vì tin lời Phật mà làm thiện, vì chịu lời Phật mà bỏ ác.

Ðem thân mạng quay về với Phật, ứng hợp với toàn thể pháp giới trùng trùng duyên khởi, thế gọi là “tác lễ” (làm lễ). Ðó là phần lợi ích được hiểu suốt vào Ðệ Nhất Nghĩa của Phật.

Nhưng trong mỗi một lợi ích, thực ra lợi ích nào cũng có đủ cả 4 lợi ích (được một lợi ích tức là được cả 4 lợi ích). Ðấy chỉ là muốn cho dễ hiểu mà tạm phân biệt ra làm 4 đấy thơi. Người nghe kinh tự mình đã thực hành, đã được 4 phần lợi lợi ích rồi, cứ một chiều tiến mãi không lui, đem kinh này đi mà lưu thông truyền bá khắp nơi để báo đền ân Phật, thế gọi là “nhi khứ” (rồi đi). Ði mãi suốt đời vị lai, giáo hóa cho mọi người được 4 phần lợi ích ấy nó vơ cùng tận.

Kinh Phật có nói: “Ðến đời Mạt Pháp, ức vạn người tu hành, ít khi có một người đắc đạo, chỉ còn nhờ vào phép tu Niệm Phật này mà được độ thốt thơi!” Than ơi! Ðời bây giờ chính là đời Mạt Pháp rồi (thổ lộ hết tâm can), nếu chúng ta bỏ pháp môn Niệm Phật này là một pháp bất khả tư nghị, thì cịn có pháp mơn nào để cho ta tu học được nữa?

Húc tôi đây, khi mới xuất gia, tự phụ là một nhà Thiền Tông, khinh thường các giáo điển, dám nói bậy rằng phép tu “trì niệm danh hiệu Phật” chỉ là một phương tiện bày ra riêng cho bọn người trung căn và hạ căn (hiện thân thuyết pháp). Về sau, nhân vì tơi đau nặng, mới chịu phát tâm cầu sinh về Tây Phương, rồi tôi lại chịu nghiên cứu 2 bộ sách Diệu Tông và Viên Trung, cả bộ Di Ðà Sớ Sao của ngài Vân Thê và nhiều

sách khác nữa, tôi mới biết phép Niệm Phật Tam Muội thực là một viên ngọc châu quý giá vơ ngần, tơi mới chịu hết lịng chấp trì danh hiệu Phật với một sức mạnh bằng vạn con trâu cũng khơng kìm lại được.

Ơng Khứ Bệnh, bạn thân của tôi, ông theo nghiệp tu Tịnh Ðộ đã lâu năm, ông muốn cho tôn chỉ rất lớn của bộ kinh Phật Thuyết A Di Ðà này được thật rõ rệt mà lời nói đừng có phiền phức, ơng thỉnh cầu tôi làm ra Yếu Giải, và ý tơi cũng muốn cùng với tất cả hữu tình trong pháp giới này cùng sinh sống ở cõi Cực Lạc, lý ưng tơi khơng thể từ chối được (lời nói bất đắc dĩ). Tơi cầm bút viết vào ngày 27 tháng 9 năm Ðinh Hợi đến mồng 5 tháng 10 vừa xong, tất cả có 9 ngày, hoàn thành bộ A Di Ðà Kinh Yếu Giải. Tôi cầu nguyện mỗi một câu, một chữ trong bộ sách này sẽ là một món tư lương để người ăn đường về Cực Lạc (quả nhiên mỗi chữ là một món ăn thực sự). Và mỗi một người được thấy hay một người được nghe, sẽ đều được lên ngơi Bất Thối cả. Cả người tin và người nghi cũng gieo được mầm đạo, người tán thán và người phỉ báng cũng đều được giải thốt về Tịnh Ðộ.

Tơi ngưỡng mong chỉ có chư Phật, chư Bồ Tát nhiếp thọ chứng minh cho. Và các bạn đồng học tùy hỷ gia hộ cho.

Phật Thuyết A Di Ðà Kinh Yếu Giải đến đây là hết.

Tây Hữu đạo nhân, Ngẫu Ích Trí Húc gác bút viết lời bạt này năm 49 tuổi.

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)