C. PHẦN LƯU THÔNG (LƯU THÔNG PHẬN)
1. Phương Ðông Kinh văn
Kinh văn
Hán: Xá Lợi Phất! Như ngã kim giả tán thán A Di Ðà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi. Ðông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Ðại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thực ngôn: “Nhữ đẳng chúng sinh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm kinh”.
Việt: Xá Lợi Phất ơi! Như ta ngày nay khen sự lợi ích về cơng đức của Phật A Di Ðà chẳng xiết nghĩ bàn thì bên Ðơng Phương cũng có chư Phật: Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm, còn nhiều Phật khác như cát sông Hằng cũng như thế nữa, đều ở nước mình và đều hiện ra tướng lưỡi rộng dài che khắp ba nghìn đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh ngươi nên tin kinh này là một bản kinh “tán thán công đức chẳng xiết nghĩ bàn và được hết thảy chư Phật hộ niệm”.
Bốn chữ “bất khả tư nghị” là chẳng khá nghĩ bàn. Giải thích lược qua có 5 ý nghĩa:
1. Người niệm Phật có thể vượt tắt ra ngồi tam giới ngay, chẳng phải cứ đợi đến ngày đoạn trừ mê hoặc.
2. Cứ sinh sang Tây phương rồi là được lên đủ cả 4 cõi Tịnh Ðộ, chẳng phải noi lên dàn dần từng cõi một (Ý nghĩa này là nói người niệm Phật sinh sang Tây phương là được thành Bồ Tát bất thoái và Nhất Sinh Bổ Xứ ngay).
3. Cứ chuyên trì niệm danh hiệu Phật thôi, chẳng cần đến các phép phương tiện nào khác như là tu Thiền Ðịnh và quán tưởng (ý nghĩa này có cơng đức lớn lao trong phép tu Tịnh Ðộ).
4. Trong một tuần 7 ngày có thể thành cơng, chẳng cần đến nhiều kiếp, nhiều đời, nhiều năm, nhiều tháng.
niệm, chẳng khác gì người trì niệm danh hiệu của hết thảy chư Phật. Năm ý nghĩa này đều nhờ ở Nguyện lớn và Hạnh lớn của thầy ta mới được thành tựu như thế. Cho nên Phật Thích Ca nói rằng: “Ðây là sự lợi ích về cơng đức của Phật A Di Ðà chẳng khá nghĩ bàn”.
Lại còn ý nghĩa nữa là: Người tu hành cứ việc Tín, Nguyện, Trì Danh sẽ thu nhiếp được hồn tồn cơng đức của Phật A Di Ðà làm thành cơng đức của mình cho nên cũng nói rằng: “Ðây là sự lợi ích về cơng đức của Phật A Di Ðà chẳng thể nghĩ bàn” (chỉ cậy sức mình giỏi mà tu thành được thì hiếm lắm!)
Lại ở bài dưới, Phật Thích Ca cịn nói rằng: “Cơng đức chẳng xiết nghĩ bàn của chư Phật kia… và công đức của ta chẳng xiết nghĩ bàn…” Thế là chư Phật kia và Phật Thích Ca cũng đều lấy cơng đức của Phật A Di Ðà làm của mình vậy.
Chữ A Súc Bệ là tiếng Ấn Ðộ, dịch ra chữ Hán là Vô Ðộng, nghĩa là khơng chuyển động. Mỗi vị Phật đều có vơ lượng cơng đức, cho nên tùy cơ mà lập ra vơ lượng danh hiệu. Có khi lấy nghĩa về nhân, hoặc về quả, về tính, về tướng, về hạnh, về nguyện v.v… Tuy nói một quả, mà trong vẫn đủ 4 phần lợi ích Tất Ðàn. Cứ tùy theo mỗi một danh hiệu là hiểu rõ ra một cơng đức, nhiều lắm nói đến cả kiếp cũng chẳng nói hết được. Quãng hư không đi về phương Ðông chẳng thể đi đến đâu là hết được thì những thế giới ở đấy nhiều lắm, cũng chẳng thể nói hết được. Những thế giới ở đấy đã chẳng thể nói hết được thì chư Phật ở những thế giới ấy nhiều lắm cũng chẳng thể kể ra hết được, mà phải tạm nói là “nhiều bằng số cát sơng Hằng” đấy thôi.
Các vị Phật nhiều như thế, vị nào cũng hiện ra tướng lưỡi rộng dài khuyên nên tin kinh này mà tu hạnh niệm Phật, thế mà chúng sinh vẫn chẳng chịu tin thì ngoan cố, u minh lắm lắm.
Người thường giữ được giới Bất Vọng Ngữ trong 3 đời, khi sinh ra có lưỡi rộng dài, lè ra uốn lên đến mũi. Ðức Phật của Tạng Giáo giữ giới Bất Vọng Ngữ trong 3 đại a tăng kỳ kiếp cho nên khi sanh ra lưỡi mỏng và rộng dài lè ra che kín cả mặt. Nay Ngài đã triệt để chứng được pháp môn mầu nhiệm Ðại Thừa Tịnh Ðộ này cho nên lưỡi che khắp Ðại Thiên Thế Giới là để nêu rõ chính lý pháp thân thực xứng hợp với chân
thân là một sự thực có vậy.
Trong 6 đoạn văn nói về 6 phương, đoạn nào chư Phật cũng nêu ra cái tên kinh này ra, gọi là kinh: “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” chính là căn bản lưu thông truyền bá kinh này. Ngài pháp sư Cưu Ma La Thập thuận theo người ở đây ưa nói vắn tắt, mà dịch tên kinh này là kinh A Di Ðà, tật là khéo dịch, hợp với hạnh tu Trì Danh (kinh niệm Phật A Di Ðà). Ngài pháp sư Trần Huyền Trang lại dịch là kinh “Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thụ”. Lời văn tuy có tường tận hay sơ lược khác nhau, nhưng chính nghĩa vẫn khơng có thêm, bớt.