Bồ Tát chúng

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 27 - 29)

I. THÔNG TỰ Kinh văn

2. Bồ Tát chúng

(Nói về Bồ Tát chúng hay Bồ Tát tăng)

Kinh văn

Dật Ða Bồ Tát, Càn Ðà Ha Ðề Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát.

Việt: Lại có các vị Ðại Bồ Tát là: Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, A Dật Ða Bồ Tát, Càn Ðà Ha Ðề Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát cùng nhiều vị đại Bồ Tát khác, cũng như thế nữa.

Chữ Bồ Tát Ma Ha Tát tiếng Brahmana ở Ấn Ðộ, nguyên âm đọc là Boddhi Sattvaya Maha Sattvaya (Bồ Ðề Tát Ðỏa Bà Gia Ma Ha Tát Ðỏa Bà Gia), dịch nghĩa ra chữ Hán là “đại đạo tâm thành tựu hữu tình” (có tâm đạo lớn làm cho hữu tình được thành tựu). Ðó là một danh hiệu của một người đã vận dụng được cả hai tâm: bi thương và trí tuệ, làm lợi lạc cả mình và người.

Phật là Pháp Vương (ông vua tạo ra vạn pháp). Ngài Văn Thù Sư Lợi (nguyên tiếng Ấn Ðộ đọc là Manjusri, chữ Hán là Diệu Ðức, Diệu Cát Tường). Ngài vốn nối nghiệp nhà của Phật nên được gọi là Pháp Vương Tử (con của đức Pháp Vương). Trong hàng Bồ Tát Tăng, Ngài là bậc có trí tuệ đệ nhất. Chẳng là bậc có trí tuệ chân thực dũng mãnh thì chẳng tài nào chứng được và hiểu được pháp môn Tịnh Ðộ này, cho nên Ngài được đứng đầu.

Ngài A Dật Ða (tiếng Ấn Ðộ đọc là Ajita, chữ Hán là Vô Năng Thắng, là tên riêng của Ngài Di Lặc Bồ Tát, tiếng Ấn Ðộ đọc là Maitreya). Ngài là bậc sẽ được thành Phật, sau đời Phật Thích Ca, hiện bây giờ Ngài ở ngôi Ðẳng Giác Bồ Tát (Bồ Tát thứ 10), Ngài lấy việc làm cho đất nước mình trở nên trang nghiêm trong sạch, giác ngộ là việc thiết yếu của Ngài, cho nên Ngài đứng thứ nhì.

Ngài Càn Ðà Ha Ðề (tiếng Ấn Ðộ là Gandhahastin, chữ Hán là Bất Hưu Tức, tức là “chẳng ngừng nghỉ”). Vì Ngài là người tu hành mãi mãi, lâu đời nhiều kiếp chẳng hề ngừng nghỉ.

Ngài Thường Tinh Tiến là một vị Bồ Tát thường làm lợi lạc cho cả mình và người mà khơng hề mỏi mệt.

Các vị này đều là các vị Bồ Tát ở ngôi rất cao, các Ngài đều phải quyết chí cầu sinh Tịnh Ðộ, vì cớ rằng các Ngài mong được thấy Phật luôn luôn chẳng rời, mong được nghe Pháp luôn luôn chẳng rời, mong được thân cận cúng dường chúng Tăng luôn luôn chẳng rời, có thế thì mới có thể mau chóng viên mãn được tâm Bồ Ðề của mình (Phép tu Tịnh Ðộ này về phần

Sự là một nhân duyên rất lớn lao, về phần Lý là một phép tu bí mật tạng, ta chớ nên bỏ qua).

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)