Khuyến nguyện lưu thông Kinh văn

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 88 - 91)

C. PHẦN LƯU THÔNG (LƯU THÔNG PHẬN)

2. Khuyến nguyện lưu thông Kinh văn

Kinh văn

Hán: Xá Lợi Phất! Nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sinh A Di Ðà Phật quốc giả; thị chư nhân đẳng giai đắc bất thoái chuyển ư A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sinh, nhược kim sinh, nhược đương sinh. Thị cố, Xá Lợi Phất! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện sinh bỉ quốc độ.

Việt: Xá Lợi Phất ơi! Nếu có những người muốn sinh sang nước Phật A Di Ðà mà đã phát nguyện, hoặc nay mới nguyện, hoặc mai mới nguyện thì những người ấy đều được tới cõi A-nậu-đa-la tam- miệu tam-bồ-đề chẳng hề lui chuyển, và đều được sinh sang cõi nước kia: ai đã phát nguyện thì đã sinh rồi, ai nay mới nguyện thì nay được sinh; cịn mai mới nguyện thì mai được sinh. Bởi thế, cho

nên Xá Lợi Phất ơi! Các thiện nam ơi, các thiện nữ ơi, nếu có ai tin thì nên phát nguyện sinh sang nước kia.

Trong đoạn kinh này có mấy câu: Ai đã phát nguyện thì đã sinh rồi; ai nay mới nguyện thì nay được sinh; cịn mai mới nguyện thì mai được sinh… Ðó chính là lời Phật Thích Ca hiển rõ cho ta biết rằng:

“Ai đã y cứ vào cái tâm Tịnh Tín của mình mà phát ra lời nguyện cầu sinh Tịnh Ðộ thì lời nguyện ấy quyết khơng là nguyện hư ảo vậy”.

Hễ khơng có Tín thì chẳng thể nào phát nguyện được, mà đã khơng có Nguyện, khơng có Tín, thì cũng chẳng thể nào được sinh. Cho nên Phật Thích Ca nói: “Nếu có ai TiN thì nên phát NGUYỆN…”

Lại cịn Nguyện ấy là khốn ước của Tín và là then chốt của Hạnh, thì Nguyện phải là một việc thiết yếu lắm. Phật nói một chữ Nguyện thì phải hiểu chữ Tín và chữ Hạnh đều ở cả trong chữ Nguyện ấy rồi. Vì thế mà Phật phải ân cần đến ba lần khuyên phát nguyện.

Lại còn câu cuối đoạn kinh này là: “Nguyện sinh bỉ quốc độ” (nguyện sinh sang nước kia). Câu kinh này tức là 2 pháp môn Hân và Yểm (Hân là hân hoan vui thích, Yểm là yểm ly: chán bỏ).

a) Pháp môn Yểm là yểm ly Ta Bà (chán bỏ cõi Ta Bà vì tệ ác lắm!), phép này cùng với phép tu:

Y vào Khổ Ðế và Tập Ðế mà phát ra 2 hoằng nguyện là: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” và “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” cùng ứng hợp với nhau.

b) Pháp môn Hân là hân cầu Cực Lạc (vui cầu sang Cực Lạc, vì yên tĩnh lắm!), phép này cùng với phép tu:

Y vào Ðạo Ðế và Diệt Ðế mà phát ra 2 hoằng nguyện là: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” và “Phật đạo vơ thượng thệ nguyện thành”.

Vì có Phật nguyện rộng lớn như thế, cho nên Phật mới bảo: “Thì những người ấy đều được tới cõi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chẳng hề lui chuyển” tức là đắc đạo Bồ Ðề, lên ngơi Bất Thối.

đông mơ mộng không hiểu được rõ ràng đến nơi đến chốn, vì thế mà hiện nay tuy có rất nhiều người niệm Phật mà rất ít người được thành cơng).

Hoặc có người hỏi: Như ai nay phát nguyện thì chỉ nói là: rồi mai sẽ được sinh mới phải, cớ sao lại nói: “Ai nay phát nguyện thì nay được sinh” là nghĩa làm sao?

Thưa: Câu này cũng có 2 nghĩa:

1. Chữ “nay” ở trong câu này là rút vào một thời kỳ mà nói là “nay”. Như người nào giờ phút này phát nguyện niệm danh hiệu Phật thì đến giờ phút lâm chung (sắp chết) quyết định được sinh Tịnh Ðộ (Phải có cái nghĩa này mới khiến người niệm Phật chỉ tu trong một đời, một thời kỳ thiết yếu là nhất định thành công không thể sai lạc. Nay phát nguyện thì nay được sinh, chính là nghĩa thế. Chữ “nay” ở đây có nghĩa là: Chỉ trong một đời này).

Chữ “Nay” ở trong câu này là rút vào “một niệm” (một giây phút, một sát na) mà nói là “nay”. Nghĩa là mỗi một niệm mà tâm mình ứng hợp với tâm Phật thế là ngay một niệm ấy mình đã được sinh rồi. Niệm nào, niệm nào cũng ứng hợp như thế thì niệm nào, niệm nào mình cũng đã được sinh ngay rồi (Phải có cái nghĩa này mới khiến người niệm Phật thâm nhập vào phép tu “Nhất Hạnh Tam Muội” hay là “Niệm Phật Tam Muội”, bởi thế mà nói: Nay phát nguyện thì nay được sinh)

Nhân mầu nhiệm và quả mầu nhiệm của người niệm Phật đều chẳng bao giờ lìa khỏi. Một tâm (một tâm tức là tâm mình và tâm Phật ứng hợp với nhau làm một), nhân và quả ấy giống như 2 đầu cán cân, hễ lên thì đồng thời lên ngay, xuống thì đồng thời cũng xuống ngay.Vậy thì, người niệm Phật cần gì phải đợi đến hết kiếp Ta Bà rồi mới được sinh vào ao thất bảo? Không, chỉ ngay giờ phút này ta có tín tâm, ta có phát nguyện, ta niệm danh hiệu Phật thì bóng đài sen vàng tươi sáng sủa của ta đã hiện ra ngay rồi. Ta không phải là người trong cõi Ta Bà nữa! (Câu này là một sự thực có đúng với chân lý, chứ khơng phải là chỉ lý luận suông đâu!) Thực là một phép tu: Cực viên, cực đốn, nan nghị, nan tư (rất đầy đủ, rất mau chóng, rất khó bàn, rất khó nghĩ) chỉ có các bậc đại trí tuệ mới thâm tín, thâm hiểu được.

Một phần của tài liệu A Di Ðà Kinh Yếu Giải (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)