Điều Quy tắc trọng tài UNCITRAL

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (Trang 39 - 40)

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

5 Điều Quy tắc trọng tài UNCITRAL

Câu hỏi số 55: Phối hợp trong giai đoạn trước khi xây dựng lịch trình tố tụng và các quy tắc tố tụng khác được thực hiện như thế nào?

Tùy theo từng Hội đồng trọng tài có thể có hoặc khơng có phiên riêng để thảo luận và quyết định lịch trình tố tụng, các quy tắc tố tụng khác, ví dụ: phân tách vấn đề (thẩm quyền, nội dung, thiệt hại), số lượng bản biện hộ (cụ thể là bản tự biện hộ và bản phản biện, nhưng thông thường các bên thường đồng ý hoặc Hội đồng trọng tài thường cho phép nguyên đơn nộp bản trả lời và bị đơn nộp bản kháng biện); cung cấp tài liệu; quy tắc chứng cứ, kể cả hình thức lời khai nhân chứng và chuyên gia; phương thức thông tin liên lạc; ngôn ngữ trong tố tụng và yêu cầu về biên/phiên dịch; tổ chức hồ sơ tố tụng; chỉ định thư ký Hội đồng trọng tài, địa điểm trọng tài, chi phí và phí trọng tài viên cũng như một số vấn đề liên quan khác.

Trong giai đoạn này, Cơ quan chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các cơ quan phối hợp khác để xây dựng lịch trình tố tụng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp (“Lịch trình Tố tụng”) nhằm đảm bảo các nội dung của Lịch trình Tố tụng có lợi hoặc ít nhất là khơng bất lợi cho phía Việt Nam, (ví dụ: vấn đề phân tách Lịch trình Tố tụng theo vấn đề thẩm quyền và nội dung, thời gian và trình tự thực hiện các công việc của các bên, việc bổ nhiệm thư ký và thù lao cho thư ký Hội đồng trọng tài, v.v..).

Câu hỏi số 56: Trong giai đoạn Hội đồng trọng tài và các bên thống nhất về trình tự thủ tục tố tụng, các cơ quan Nhà nước phải làm những gì?

Đầu tiên, quyết định về trình tự thủ tục tố tụng do Hội đồng trọng tài ban hành là một văn bản quan trọng, trong đó thường quy định Lịch trình Tố tụng và các quy tắc tố tụng khác có liên quan tới q trình tố tụng.

Tùy thuộc vào từng Hội đồng trọng tài mà quyết định về Lịch trình Tố tụng có thể được Hội đồng trọng tài gửi đi lấy ý kiến của của các bên hoặc có thể được Hội đồng trọng tài ban hành sau phiên họp.

Trong giai đoạn này, luật sư hoặc Cơ quan chủ trì có thể trực tiếp trao đổi với Hội đồng trọng tài và nguyên đơn trên cơ sở thống nhất các phương án. Tuy nhiên, việc trao đổi một phía (ex parte) là không được phép (nghĩa là không bên nào được trao đổi với Hội đồng trọng tài hoặc thành viên của Hội đồng trọng tài mà khơng có sự có mặt của bên kia).

Cơ quan chủ trì phối hợp với Cơ quan đại diện pháp lý, Cơ quan, tổ chức liên quan cần trao đổi kỹ với luật sư phía Việt Nam về các nội dung khác để lựa chọn phương án phù hợp nhất, có lợi cho phía Việt Nam.6

Câu hỏi số 57: Các cơ quan Nhà nước cần thực hiện cơng việc gì khi u cầu xem xét vấn đề thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài?

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)