Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20 của Việt Nam quy định ngun tắc tồ án Việt Nam có thể xem xét công nhận

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (Trang 45 - 46)

III. GIAI ĐOẠN THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

15 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20 của Việt Nam quy định ngun tắc tồ án Việt Nam có thể xem xét công nhận

tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam quy định ngun tắc tồ án Việt Nam có thể xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của toà án, trọng tài nước ngồi trên cơ sở ngun tắc có đi có lại mà khơng địi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số nước không áp dụng hoặc rất hạn chế áp dụng ngun tắc có đi có lại, ví dụ Đức, Hoa Kỳ…

tiết vụ kiện nên dễ theo dõi, tiết kiệm thời gian đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý, tiết kiệm kinh phí).

Trường hợp phán quyết trọng tài tuyên phía Việt Nam thắng kiện và được bồi thường các chi phí vụ kiện như chi phí trọng tài, luật sư, kinh phí bồi thường thiệt hại…, điều đó khơng có nghĩa là phía Việt Nam đương nhiên có được số kinh phí bồi thường từ bên thua kiện. Như đã nêu ở trên, Bộ Tư pháp cần hỗ trợ Cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan hữu quan trong việc tiến hành các thủ tục xin thi hành phán quyết trọng tài, trong đó có việc viết đơn xin thi hành phán quyết trọng tài, nghiên cứu các quy định của Công ước New York 1958, các Điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương khác có liên quan (nếu có) và pháp luật nơi thi hành phán quyết trọng tài. Trường hợp Việt Nam và quốc gia có nhà đầu tư khởi kiện khơng có Điều ước quốc tế song phương, hoặc quốc gia đó không là thành viên Công ước New York năm 1958, Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu vận dụng nguyên tắc “có đi có lại” hoặc các tập quán quốc tế trong việc thi hành phán quyết trọng tài. Các cơng việc này do Cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp hoặc thuê luật sư thực hiện dưới sự giám sát của Bộ Tư pháp, Cơ quan chủ trì và các cơ quan hữu quan.

Trường hợp phán quyết trọng tài tuyên phía Việt Nam phải trả các chi phí và bồi thường cho nguyên đơn, trong trường hợp này cần xem xét ngay việc nguyên đơn đã có đơn u cầu Tồ án Việt Nam xem xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Hội đồng trọng tài nước ngồi hay chưa. Quy trình này cần bảo đảm theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam16 và Công ước New York năm 1958 nếu nguyên đơn là công dân của quốc gia là thành viên Công ước New York năm 1958, thực tiễn và kinh nghiệm một số vụ việc thi hành các phán quyết trọng tài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế.

Trường hợp tất cả các vấn đề thủ tục trên đều đáp ứng đầy đủ, thì vẫn cần phải tính tốn kỹ từng khoản chi phí và mức kinh phí có thể phải bồi thường. Để thực hiện các công việc này, Cơ quan chủ trì hoặc Bộ Tư pháp có thể đề xuất và ký kết hợp đồng dịch vụ thuê chuyên gia đánh giá mức độ thiệt hại và xác định rõ từng khoản chi phí phải trả. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại thực tế có thể phải bồi thường, xác định các chi phí “hợp lý” có thể khơng phải bồi thường, các nghĩa vụ mà nhà đầu tư còn phải thực hiện theo đúng quy định đối với Chính phủ Việt Nam… để vận dụng tối đa những quy định, tình tiết hoặc trường hợp “tiền lệ có lợi” nhằm giảm bớt nghĩa vụ bồi thường; rà soát các tài sản của phía Việt Nam ở trong nước cũng như tài sản ở nước ngồi có thể bị phong toả để chuẩn bị phương án thi hành quyết định trọng tài. Trong quá trình xác định khoản kinh phí thực tế có thể phải bồi thường cho nhà đầu tư nước ngồi và các chi phí vụ kiện, Bộ Tài chính và các Cơ quan hữu quan cần tham gia tích cực để hỗ trợ Cơ quan chủ trì xác định các nghĩa vụ thuế và tài chính của nhà đầu tư nước ngoài, dự tốn mức và nguồn kinh phí của vụ kiện, xây dựng các phương án thực hiện và hỗ trợ việc chuyển hoặc nhận tiền bồi thường (nếu có), thực hiện các chi phí vụ kiện.

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)