Khía cạnh tài chính và Bổ sung Trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR)

Một phần của tài liệu UNDP dien gio dien MT (Trang 104 - 107)

Tái chế kim loại : kim loại đen và kim loại màu

6. Quản lý sau khi kết thúc vòng đời các nhà máy điện tái tạ o Khuyến nghị cho Việt

6.3. Khía cạnh tài chính và Bổ sung Trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR)

Thiết lập cơ chế tài chính đảm bảo tính bền vững, tuân thủ nguyên tắc bên gây ô nhiễm trả tiền.

Người ta ước tính rằng tổng chi phí đầu tư cho quản lý chất thải rắn sẽ đạt khoảng 13 tỷ USD vào năm 2030. Ước tính này khơng bao gồm chi phí vận hành, chi phí này thêm vào sẽ tăng hàng năm 2,2 USD83. Rõ ràng chi phí này cần phải được nội tại hóa, nói cách khác, chi phí này khơng thể được chi trả bởi cộng đồng hoặc chính phủ, mà thay vào đó cần phải được chi trả bởi người sinh ra chất thải, tuân thủ nguyên tắc bên gây ô nhiễm phải trả tiền. Chỉ bằng cách này, những người sinh ra chất thải mới có động lực trong việc giảm thiểu hoặc tái chế chất thải.

Liên quan đến chất thải cuối vòng đời từ các nhà máy năng lượng tái tạo, kinh nghiệm của các nước khác trong việc thu gom và xử lý các tấm quang điện trong những năm qua, cũng như kinh nghiệm sâu rộng hơn từ các dòng chất thải thiết bị điện và điện tử (WEEE) chỉ ra rằng giá trị vật chất thực của chất thải vượt quá tổng chi phí thu gom, tập kết, vận chuyển và xử lý. Do đó, cần phân tích chi tiết về chi phí để lập kế hoạch hoạt động và tài chính cho việc thu gom, vận chuyển và tái chế chất thải, với việc xác định rõ ràng các nguồn tài chính phù hợp với nguyên tắc bên gây ô nhiễm phải trả tiền.

Quy định trách nhiệm bổ sung của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam

Hiện nay, theo Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (2020), quy định về việc thực hiện trách nhiệm bổ sung của nhà sản xuất phải tạo ra một cơ sở bao gồm trách nhiệm tài chính đối với các nhà chế tạo/nhập khẩu/sản xuất để đảm bảo chi phí thu hồi và tái chế của việc thu gom, tập kết, vận chuyển và xử lý được chi trả thơng qua phí tái chế.

82Reduce the impact and release of mercury and POPs in Viet Nam through lifecycle approach and Ecolabel, GEF10519

83 https://documents1.worldbank.org/curated/en/352371563196189492/pdf/Solid-and-industrial-hazardous- waste-management-assessment-options-and-actions-areas.pdf

103 Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Các nhà sản xuất hoặc các nhà nhập khẩu có thể lựa chọn một trong các hình thức tái chế sau theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường: a) tự tái chế; b) thuê đơn vị tái chế; c) ủy quyền cho bên thứ 3 để thực hiện tái chế (PRO).

Các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu cũng có thể chọn lựa cơ chế đóng góp tài chính cho Quỹ Bảo vệ Mơi trường Việt Nam. Mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm sản xuất và nhập khẩu được bán ra thị trường. Đóng góp tài chính được nộp và hồn trả tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp số tiền bảo lãnh tài chính cịn lại, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hồn trả số tiền bảo lãnh tài chính cịn lại cho tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh tài chính cho việc bảo vệ mơi trường.

Hiện tại, có rất ít thơng tin về hiệu quả của cơ chế này. Tuy nhiên, thực sự có rủi ro là việc tập trung doanh thu tài chính khổng lồ cần thiết cho việc xử lý chất thải chỉ vào một cơ quan cấp Bộ có thể dễ dàng tạo ra một điểm nghẽn của tồn bộ hệ thống. Do đó, khuyến nghị nên đánh giá khối lượng cơng việc hành chính mà hệ thống tập trung hiện tại sẽ đòi hỏi, với mục đích để tiến dần đến việc phân cấp hơn nữa đối với nguồn tài chính EPR.

Như đã giải thích, Quy định về việc thực hiện trách nhiệm bổ sung của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam đang trong quá trình thảo luận. Tuy nhiên, nhà máy điện gió khơng nằm trong diện này nếu khơng có quy định pháp luật yêu cầu thực hiện. Mặc dù nhà máy điện gió phần lớn là dự án cơng nghiệp và có thể được điều chỉnh với các chương trình khác với EPR (ví dụ như trong q trình cấp phép), nó khơng thuộc trường hợp của điện mặt trời áp mái mà hầu hết đều thuộc sở hữu của tư nhân/ hộ gia đình. Việc áp dụng pháp luật dựa trên EPR sẽ tạo ra trách nhiệm cho các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu của tấm quang điện và tuabin điện gió để đảm bảo rằng họ có các hệ thống và quy trình để thu hồi và gửi các sản phẩm cuối vòng đời đi tái chế. Quy định dựa trên EPR có thể được áp dụng theo pháp luật hiện hành, nên thực hiện dưới dạng Thông tư.

Phạm vi sản phẩm theo qui định EPR phải bao gồm tất cả các loại sản phẩm điện gió và mặt trời, bao gồm cả các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng như hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà cũng như các công trình phát điện Doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business- to-Business B2B) quy mô lớn.

Luật về EPR nên được cân nhắc tới các bên liên quan bao gồm các Bộ, các nhà sản xuất/nhập khẩu, nhà lắp đặt, nhà phát triển, nhà tái chế các sản phẩm năng lượng mặt trời và gió và các tổ chức có liên quan khác. Luật quy định chi tiết về chất thải cuối vòng đời của điện mặt trời tuy nhiên Luật cũng phải cung cấp rõ ràng về định nghĩa chất thải từ điện gió, phạm vi sản phẩm được điều chỉnh theo luật, mục tiêu thu gom và tái chế (lý tưởng) cũng như các khía cạnh khác như yêu cầu báo cáo và ủy quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ xử lý.

Luật về EPR có thể được xây dựng thơng qua một quy trình của các bên liên quan để xác định mục tiêu, phạm vi và cơ chế hoạt động, bao gồm cả cơ chế tài chính. Cấu trúc EPR có thể được thực hiện thơng qua một số mơ hình, chẳng hạn như:

1. Mơ hình nhà nước điều hành, tương tự như Trung Quốc, trong đó cơ quan cấp Bộ thu phí EPR theo hàng rào khoanh vùng (giống thuế sinh thái hơn) và quản lý hệ thống. Có những mơ hình hỗn hợp, chẳng hạn như ở Đài Loan, có hệ thống EPR do nhà nước điều hành, nhưng hoàn toàn là hàng rào khoanh vùng và vận hành tự động. 2. Mơ hình do nhà sản xuất điều hành thông qua Tổ chức Thực hiện Trách nhiệm của Nhà sản xuất (PRO) và thường là một tổ chức phi lợi nhuận. PV Cycle ở Châu Âu là một PRO do ngành thiết lập để tuân thủ các quy định của chỉ thị WEEE. Mơ hình PRO cũng đang được nhân rộng ở các nước như Kenya và Nam Phi, v.v ... đối

với rác thải điện tử, thường bao gồm các tấm quang năng, và không áp dụng cho các hệ thống năng lượng gió.

3. Mơ hình định hướng bởi thị trường chẳng hạn như ở Anh và Đức, các nhà cung cấp dịch vụ tuân thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp thu gom và tái chế chất thải điện tử. Để đảm bảo hồn thành các nghĩa vụ mục tiêu, có thể giao dịch khối lượng đã xử lý, mặc dù nó đã được coi là tạo ra các động lực khơng cơng bằng.

4. Mơ hình do các nhà tái chế điều hành - đây là mơ hình phổ biến khi khơng có quy định hoặc kinh phí cho việc thu gom và xử lý chất thải. Các nhà điều hành doanh nghiệp kinh doanh, trong khu vực chính thức và phi chính thức, tái chế chất thải có thể cung cấp cho họ những phần nhỏ có giá trị. Điều này dẫn đến việc chỉ lựa chọn những phần có giá trị, phần cịn lại sẽ được thải bỏ trong mơi trường.

Quy trình các bên liên quan sẽ cần tìm hiểu chi tiết các lựa chọn để vận hành hệ thống EPR, và xác định cấu trúc phù hợp nhất cho Việt Nam do khơng có một mơ hình chung nào phù hợp với tất cả. Vì quy trình của các bên liên quan có thể mất vài năm, nên cần bắt đầu thực hiện sớm nhất có thể để có một hệ thống sẵn sàng cho Việt Nam khi khối lượng chất thải tăng lên.

Quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) cho module điện mặt trời áp mái

Các hệ thống điện mặt trời áp mái hiện nay do các hộ gia đình sở hữu, như điện mặt trời áp mái quy mô nhỏ, không được quy định là chất thải công nghiệm hoặc chất thải nguy hại. Hơn nữa, trong trường hợp khơng có cơ chế EPR, một khi hệ thống điện mặt trời bị hỏng, chỉ đơn giản là chúng không được quản lý. Chỉ khi người mua đã thiết lập hợp đồng bảo trì riêng với nhà cung cấp, nhà cung cấp mới có thể lấy lại thiết bị bị lỗi hoặc cuối vịng đời. Nếu khơng, những thiết bị này chỉ được cất giữ trong nhà hoặc do những người thu gom đồng nát khơng chính thức thu gom đem đi. Như đã giải thích trong báo cáo này, EPR là cơ chế chính để đảm bảo rằng tấm quang điện được quản lý đúng cách vào cuối vòng đời của chúng, về cơ bản bằng cách đưa ra thỏa thuận bắt buộc được chứng nhận giữa người mua và nhà cung cấp trong việc tái chế thiết bị cuối vịng đời. Ví dụ ở một số nước Châu Âu, người mua hệ thống điện mặt trời được khuyến nghị ký hợp đồng với nhà điều hành, quản lý chất thải có thẩm quyền để xử lý hoặc thu hồi thiết bị của họ với sự phân bổ chi phí hợp lý, ngay khi mua thiết bị. Điều này sẽ có lợi ích để i) nội tại hóa chi phí mơi trường của việc xử lý chất thải cuối vòng đời của hệ thống điện mặt trời; ii) đảm bảo rằng vật liệu đó được xử lý hoặc tái chế đúng cách bởi những người hoạt động được chứng nhận; iii) đảm bảo ngân sách cho việc xử lý tấm quang điện cuối vịng đời. Từ quan điểm tài chính, một trong những đặc thù của EPR trong trường hợp xử lý tấm quang điện, là sự chậm trễ kể từ thời điểm ký hợp đồng xử lý hoặc tái chế nhờ EPR (sẽ được ký khi thiết bị được mua) và việc xử lý hiệu quả của thiết bị EOL hoặc thiết bị bị lỗi: thời gian có thể kéo dài đến hơn 20 năm. Điều này có thể địi hỏi một sự quản lý tài chính hợp lý đối với các quỹ dành cho EPR để tránh mất giá trị của chúng so với chi phí thị trường xử lý / tái chế.

105 Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Một phần của tài liệu UNDP dien gio dien MT (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)