Vào tháng 8 năm 2019, Hiệp hội Công nghiệp Quang điện Hàn Quốc (KOPIA), Bộ Năng lượng và Bộ Môi trường đã ký một biên bản ghi nhớ sáng kiến để bắt buộc các nhà sản xuất tấm PV phải tái chế sản phẩm của họ theo các quy định bổ sung trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR được kỳ vọng là có hiệu lực115).
114 IRENA Statistics-2020
140 Phát triển các giải pháp cuối vịng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam Theo IRENA116, khối lượng tấm quang điện cuối vòng đời của Hàn Quốc vào năm 2030 theo kịch bản tổn thất bình thường và tổn thất sớm sẽ là từ 300.000 tấn đến 820.000 tấn và đến năm 2050 theo kịch bản tổn thất bình thường và tổn thất sớm sẽ là 1,5 và 2,3 triệu tấn tương ứng
iii.Tóm tắt chính sách quốc gia về quản lý cuối vòng đời dự án
Chưa có hướng dẫn hoặc quy định cụ thể nào điều chỉnh việc quản lý cuối vòng đời của các mơ-đun PV chất thải ở Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch thực thi Đề án Trách nhiệm bổ sung của Nhà sản xuất cho các mô-đun quang điện vào 2023117.
iv.Công nghệ tái chế và danh sách các nhà cung cấp công nghệ
Viện đánh giá Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KEIT) đã thành lập một kỹ thuật tái chế PV có giá trị cao do Bộ Thương mại, Công nghiệp & Năng lượng (MOTIE), Hàn Quốc tài trợ. Kết quả của kỹ thuật này là có thể thu hồi 95% khối lượng118 hoặc nhiều hơn vật liệu từ các tấm quang điện.
v.Cơ hội và thách thức
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đang xây dựng một cơ sở có cơng suất xử lý 3600 tấn/năm để tái chế các tấm quang điện sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021119.