2. Tổng quan sự phát triển năng lượng tái tạo và quản lý cuối vòng đời các hệ thống điện
4.1. Công ước Basel
Việt Nam là thành viên của Công ước Basel về vận chuyển xuyên biên giới đối với chất thải nguy hại.
Mục tiêu bao trùm của Công ước Basel là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước những tác động bất lợi của chất thải nguy hại. Phạm vi áp dụng của nó bao gồm nhiều loại chất thải được định nghĩa là “chất thải nguy hại” dựa trên nguồn gốc hoặc thành phần và đặc tính của chúng, cũng như hai loại chất thải được định nghĩa là “chất thải khác” (chất thải sinh hoạt và tro của lò đốt; Điều 1 và phụ lục II).
Các quy định của Cơng ước tập trung vào các mục đích chính sau đây: (i) giảm phát sinh chất thải nguy hại và thúc đẩy quản lý hợp lý về môi trường đối với chất thải nguy hại, bất kể nơi xử lý là nơi nào; (ii) hạn chế sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại trừ trường hợp được coi là phù hợp với các nguyên tắc quản lý tốt về môi trường; và (iii) hệ thống quy định áp dụng cho các trường hợp được phép vận chuyển xuyên biên giới.
Quy định của Việt Nam về quản lý chất thải nguy hại tuân theo Công ước Basel - được quy định trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, đối với từng loại chất thải, cùng với mã chất thải nguy hại của Việt Nam tương đương mã “A” và “Y ” của công ước Basel cũng như mã của EC.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT, trong đó chất thải được coi là nguy hại nếu có tên trong danh mục chất thải nguy hại do Bộ TNMT ban hành56 hoặc có ít nhất một chất có đặc tính nguy hại/một thành phần nguy hại vượt quá ngưỡng quy định về mức nguy hại.