PHẦN I THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP
PHẦN III TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Từ năm 2013 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, gồm:
- Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc;
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững; - Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nơng, lâm nghiệp;
Ngồi ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai xây dựng một số cơ chế, chính sách góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cụ thể: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng; Nghị định của Chính phủ về quản lý rừng sản xuất là rừng tự
nhiên dừng khai thác chính; Xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển thị trường đồ gỗ nội địa; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng sản xuất;…
3.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung tái cơ cấu
Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, ngày 23/7/2014; Phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thái Nguyên, ngày 01/8/2014; Tổ chức Hội nghị điển hình về các mơ hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 04/4/2015; Tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Tp Hà Nội, ngày 03/7/2015; Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 tại Hà Nội, ngày 09/12/2015.
3.3. Xây dựng, triển khai 04 kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngànhlâm nghiệp lâm nghiệp
Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/4/2014). Đến nay, 19/19 tỉnh theo Kế hoạch hành động đã tổ chức triển khai thực hiện; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014); Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020 (Kế hoạch số 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/4/2014); Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/5/2014).
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng, ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển đổi sang thời kỳ tăng trưởng dựa chủ yếu vào các nhân tố gia tăng năng suất, hiệu quả; xây dựng, phát hiện và nhân rộng các mơ hình phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố có rừng đã ban hành đề án (hoặc kế hoạch hành động) tái cơ cấu nơng nghiệp của địa phương (trong đó có nội dung tái cơ cấu lâm nghiệp). Ngoài ra, một số địa phương đã triển khai rà soát, quy hoạch vùng phát triển rừng trồng gỗ lớn, cây đặc sản lợi thế của địa phương như: Yên Bái, Thanh Hóa, Lâm Đồng...; xây dựng các nhà máy chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên,...
3.4. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 theo Quyết định số 62/2006/QĐ- BNN ngày 16/8/2006 và Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống cây trồng vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009; Ban hành Chỉ thị số 936/CT-BNN-TCLN ngày18/3/2014 về tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp để nâng cao giá trị của rừng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Ban hành danh mục các loại cây chủ lực và chủ yếu (ban hành kèm theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014); Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp hủy bỏ (Quyết định số 5552/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2014); Xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp ở Việt Nam.
3.5. Xây dựng, triển khai các Đề án, Dự án
- Các Đề án: Quản lý khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Kiện tồn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ); Thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam (Quyết định số 5337/QĐ-BNN-TCLN ngày
23/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); - Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 (Quyết định số 83/QĐ-BNN- TCLN ngày 12/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn).
- Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hồn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (Tờ trình số 6500/TTr-BNN-TCLN ngày 13/8/2015);
- Các Dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng trồng rừng gỗ lớn phục vụ tái cơ cấu sản xuất lâm nghiệp; Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013- 2016; Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ đề án tái cơ cấu ngành;