PHẦN I THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP
PHẦN IV MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.6. Phát triển thị trường
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhằm đa dạng hóa thị trường, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch thích ứng với yêu cầu mới về nguồn gốc gỗ của EU và Hoa Kỳ; Đề án gia nhập Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế ITTO. Phối hợp với các đơn vị xây dựng, góp ý và phê chuẩn cho hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Hàn Quốc, liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazactan, Chương trình thương mại dịch vụ của Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP.
Đàm phán và tiến tới ký kết với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT với EU: Đến nay hai bên đã tiến hành đàm phán được 13 phiên kỹ thuật và 6 phiên cấp cao, nhất trí được những nội dung quan trọng của hiệp định. Đặc biệt, hai bên đã đồng thuận về mặt nguyên tắc giải quyết vấn đề vấn đề khó khăn nhất của Hiệp định: quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu Việt Nam.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệp hội và các doanh nghiệp về nội dung các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, các chính sách, rào cản thương mại ảnh hưởng đến ngành gỗ và sản phẩm gỗ.
4.7. Về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
Cơ chế chi trả DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Tổng số tiền thu từ DVMTR từ năm 2011 đến năm 2015 là 5.111,409 tỷ đồng9. Số tiền này được chi trả cho các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thơn. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khốn bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR bình qn 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Tại một số địa phương, mức chi trả bình quân trên 1 ha rừng cao hơn mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ rừng (200.000 đ/ha/năm), như: Lâm Đồng, BB́nh Phước, Lai Châu, Kon Tum,...
PHẦN V. TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên, nhưng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cũng đang còn nhiều tồn tại và hạn chế, cụ thể:
a. Đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế quốc dân chưa tương xứng với tiềm năng: Nghề rừng đang thể hiện tích cực vai trị sinh
thái, mơi trường trong khi vai trị kinh tế của rừng sản xuất chưa chưa cao, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp thấp, chỉ chiếm khoảng 3,0-3,3% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; Trồng rừng cung cấp dăm giấy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Đất đai manh mún và phân tán, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực do khơng tận dụng được tính kinh tế theo quy mô, không áp dụng được các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hóa bị hạn chế, khơng tạo được quy mơ sản xuất hàng hóa lớn dẫn tới tăng chi phí sản xuất và tiếp thị.
b. Năng suất, chất lượng rừng thấp: Những năm qua, mặc dù độ che phủ
rừng tuy tăng, nhưng chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn còn suy giảm ở một số địa phương (80% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo), giá trị thu nhập trên 1 ha rừng trồng thấp, bình quân chỉ đạt khoảng 7-8 triệu đồng/ha/năm, đời sống của người dân làm nghề rừng còn thấp, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nơng dân.
Diện tích, trữ lượng gỗ rừng tự nhiên tuy chiếm tỷ lệ lớn, nhưng khả năng cung cấp gỗ lớn cho công nghiệp chế biến rất hạn chế do tỷ lệ cây gỗ có đường kính lớn thấp; chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện nay là rừng nghèo và rừng non mới phục hồi năng suất thấp, 90% trữ lượng gỗ thuộc các nhóm gỗ tạp (từ nhóm V-VIII), gỗ nhóm IV-I chỉ chiếm 10%.
Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ,
chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
c. Chất lượng nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp còn chưa cao và khả năng cạnh tranh thấp: Mặc dù Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ và
lâm sản, nhưng hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp còn thấp so với khu vực và thế giới do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chưa được tổ chức trong liên kết theo chuỗi, kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến như kho tàng, bến bãi, … còn kém phát triển, chưa phát triển mạnh thị trường nội địa.
d. Thu nhập và đời sống của người dân làm nghề rừng còn thấp, đa phần người dân chưa sống được bằng nghề rừng: thu nhập bình quân ở vùng lâm
nghiệp phát triển mới chỉ chiếm từ 40-50% tổng thu nhập, những khu vực khác thường chỉ chiếm bình qn 20%.
e. Cơng tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cịn chậm:
kinh tế hộ nhỏ lẻ, ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém; lâm trường quốc doanh/công ty lâm nghiệp nhà nước đổi mới chậm. Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi đã sắp xếp lại, chuyển thành công ty lâm nghiệp vẫn chưa được tự chủ kinh doanh, không được vay vốn sản xuất hoặc khơng có cơ chế tạo nguồn thu ổn định cho chủ rừng trong cơ chế thị trường và gắn trách nhiệm vật chất của chủ rừng với kết quả bảo vệ rừng, chưa phân định rõ sản xuất kinh doanh với việc thực hiện nhiệm vụ cơng ích.
5.2. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa đầy đủ, chưa thấy hết được vị trí, vai trị của ngành lâm nghiệp và sự cần thiết phải bảo vệ và phát triển rừng, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Chính quyền cơ sở ở nhiều nơi cịn thiếu kiên quyết và chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn việc phá rừng, gây cháy rừng. Cơ sở vật chất cho cơng tác phịng chống cháy rừng, bảo vệ rừng, hoạt động điều tra, thống kê và kiểm kê rừng còn nhiều hạn chế;
- Hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa đồng bộ, chưa mang tính đột phá, việc tổ chức hướng dẫn và năng lực tổ chức thực hiện
chính sách ở một số địa phương cịn nhiều hạn chế. Một số chính sách chưa được thực hiện một cách triệt để như: giao đất giao rừng, chính sách hưởng lợi, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,...;
- Chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính cho lâm nghiệp cịn nhiều bất cập, hạn chế; việc triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg có nhiều bất cập: suất đầu tư trồng rừng phịng hộ, đặc dụng thấp, không phù hợp với giá cả thực tế và định mức kinh tế kỹ thuật; đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp còn chưa được quan tâm
thoả đáng. Chưa hình thành hệ thống phân phối lưu thơng, các chuỗi giá trị hàng hóa hồn chỉnh cả về thể chế dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Vẫn cịn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản;
- Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại nhiều địa phương còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, chậm được điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ. Ranh giới rừng trên bản đồ và trên thực địa ở nhiều nơi chưa rõ ràng; việc lấn chiếm, tranh chấp và cấp chồng lấn đất diễn ra phức tạp; Hồ sơ giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý khơng chặt chẽ, đồng bộ. Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao đã bị chuyển đổi mục đích khác nhưng chưa được xử lý kiên quyết, kịp thời; Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập, nghiên cứu chưa bám sát với thực tiễn, thị trường máy móc, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp gần như bị bỏ ngỏ và phụ thuộc vào nhập khẩu. Công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa phát huy hiệu quả mạnh trong sản xuất cây giống… Việc áp dụng công nghệ thơng tin trong sản xuất và quản lý cịn hạn chế;
- Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức nhà nước hiệu quả chưa cao, trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.
PHẦN VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, một số giải pháp cần được quyết liệt triển khai, gồm:
1. Tiếp tục thống nhất, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (về mục đích, yêu cầu, nội dung và giải pháp triển khai tái cơ cấu). Trong đó quan trọng nhất là thay đổi nhận thức và quyết tâm sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp;
2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch: Làm rõ định hướng phát triển của cả nước và từng địa phương, gồm: Cơ cấu 3 loại rừng theo hướng điều chỉnh, chuyển diện tích rừng phịng hộ ít xung yếu sang phát triển rừng sản xuất; Định hướng phát triển rừng sản xuất là rừng trồng; Lựa chọn tập đoàn cây, con chủ lực là lợi thế để đưa vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chí: có thị trường tiêu thụ tốt; có thể sản xuất quy mô lớn với năng suất cao, giá thành hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh (Keo lai, Bạch đàn, Cây bản địa, Cây dược liệu, Nông lâm kết hợp (rừng-tôm), …).
3. Điều chỉnh tổ chức sản xuất
- Thực hiện có hiệu quả cơng tác sắp xếp các lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp cho dân, nhất là đồng bào dân tộc;
- Khuyến khích doanh nghiệp (trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản), hợp tác liên kết trong sản xuất.
4. Điều chỉnh việc nghiên cứu chuyển giao khoa học cơng nghệ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu định hướng của mỗi địa phương; nghiên cứu chọn tạo, nhập khẩu giống tốt, tổ chức sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa ngành giống; tăng cường cơng tác quản lý giống; phổ biến kỹ thuật thâm canh rừng trồng; phát
triển ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp; tổ chức đẩy mạnh mở rộng diện tích rừng trồng có chứng chỉ rừng quản lý bền vững FSC và các loại chứng chỉ rừng khác.
5. Tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng, nhất là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông, giao đất, giao rừng, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở, tăng cường năng lực Kiểm lâm.
6. Điều chỉnh cơ chế chính sách hiện hành
Trong thời gian tới, ưu tiên xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách sau: - Chính sách bảo vệ phát triển rừng; rà sốt, đề xuất chính sách thuế trong lâm nghiệp nhằm khuyến khích và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến;
- Chính sách cho phát triển rừng trồng theo chuỗi;
- Chính sách phát huy giá trị kinh tế của rừng đặc dụng, phòng hộ, phát huy đầy đủ các nguồn thu về chi trả dịch vụ mơi trường rừng, tín chỉ các bon, khai thác lâm sản (tùy theo loại rừng);
- Chính sách quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Về phát triển thị trường lâm sản trong nước và xuất khẩu: cần chủ động mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và ứng phó các biện pháp phịng vệ thương mại của thị trường quốc tế; chú trọng phát triển thị trường trong nước. Tổng cục lâm nghiệp nghiên cứu, trình Bộ xem xét thành lập trung tâm tiếp thị sản phẩm gỗ và lâm sản.
8. Về tăng cường đào tạo nhân lực: thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp thông qua đẩy mạnh đào tạo nghề cho công nhân chế biến gỗ, nơng dân nịng cốt.
9. Đổi mới, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lâm nghiệp: Triển khai hiệu quả sắp xếp, đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương đủ năng lực, thông suốt hiệu quả trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa hợp lý, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ động xây dựng quan hệ đối tác, dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn nói chung và lâm nghiệp nói riêng; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác tiếp thị thương mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trường quốc tế;
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, chương trình REED+, đặc biệt là nguồn chi trả dịch vụ hấp thụ Cacbon của rừng;
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp;
- Thực hiện đổi mới trong quản lý lưu thơng hàng hố lâm sản đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hịa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong nước phát triển;
- Hoàn thành đám phán VPA/FLEGT với EU, xúc tiến đàm phán về kiểm soát chất lượng sản phẩm với Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản; giải quyết kịp thời các vướng mắc về thương mại gỗ, đồ gỗ; doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, xóa bỏ việc hợp thức hóa sản phẩm của nước thứ 3 để tránh đánh thuế nhập khẩu vào thị trường quốc tế.
11. Về xây dựng các mơ hình
Để làm căn cứ nhân rộng, đồng thời làm cơ sở tổng kết, xây dựng các cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành, năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi kết quả triển khai xây dựng các mơ hình: Trồng rừng thâm canh gỗ lớn: 120 ha (60 ha Keo tai tượng và 60 ha Keo lai) tại 04 tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Quảng Trị; Chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn: 100 ha, với 44 hộ gia đình và 01 Cơng ty tham gia tại 05 tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị và Đăk Nông.
12. Triển khai hiệu quả Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (phần lâm nghiệp), trong đó ưu tiên:
- Các dự án giống cây trồng lâm nghiệp, gồm: 05 dự án đang triển khai, và