kinh doanh
1.13.1.1 Tổng quan về phần mềm ứng dụng
“Khi phân loại theo phương thức hoạt động, phần mềm được phân thành 4 loại, gồm: “phần mềm hệ thống; phần mềm ứng dụng; chương trình dịch; nền tảng ứng dụng”.
Phần mềm ứng dụng được định nghĩa theo Khoản 3, Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ- CP về Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin như sau: “ Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể”.
Hay nói theo cách khác thì phần mềm ứng dụng là các chương trình phục vụ người dùng thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ cụ thể. Một số ví dụ có thể kể đến như các phần mềm văn phòng Microsoft Office; các trị chơi điện tử, các cơng cụ, tiện ích… Phần mềm ứng dụng áp dụng cho doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP); quản lý chuỗi cung ứng; phần mềm nhúng và quản trị quan hệ khách hàng.
Phần mềm ứng dụng phi doanh nghiệp bao gồm: các phần mềm giải trí; đồ họa; bảo mật và các ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. “
1.23.1.2 Vai trò của phần mềm ứng dụng trong quản lý và quản trị kinh doanh
Để có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngồi cũng như doanh nghiệp trong nước thì việc các doanh nghiệp sử dụng các giải pháp phần mềm trong hoạt động quản lý là điều tất yếu. Các phần mềm ứng dụng có khả năng tự động hóa các quy trình phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tiêu chí này rất quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tạo ra bước nhảy vọt nếu áp dụng các phần mềm ứng dụng phù hợp. Phần mềm ứng dụng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện những chức năng nghiệp vụ cơ bản như xử lý văn bản, tính lương, tính tốn lượng hàng tồn kho…
Việc tự động hóa các nghiệp vụ, hoạt động của tổ chức bằng các phần mềm ứng dụng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động. Phần mềm giúp giảm khối lượng công việc, giảm thời gian hồn thành cơng việc và loại bỏ được các lỗi tính tốn cơ bản nhờ những tính năng hiện đại của nó. Các phần mềm ứng dụng quan trọng trong doanh nghiệp có thể kể đến như phần mềm tính lương, in hóa đơn, phần mềm thanh tốn… Sử dụng các phần mềm quản lý cho phép dữ liệu được lưu trữ tập trung. Bất kỳ dữ liệu kinh doanh nào của cơng ty từ tài chính đến nhân lực hay chăm sóc khách hàng đều được chia sẻ và có thể truy cập ở mọi nơi. Phần mềm ứng dụng cũng cho phép chủ doanh nghiệp giám sát tồn bộ quy trình hoạt động để kịp thời đưa ra các quyết định cho doanh nghiệp. Các phần mềm ứng dụng có thể được thiết kế dành riêng cho từng doanh nghiệp, giải quyết vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải, do đó mà nó tác động mạnh mẽ đến hiệu suất của doanh nghiệp.