Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78)

giao dịch điện tử ỏ’Việt Nam

Ánh hưởng của dịch bệnh Covid-19 rất nhiều ngành kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, chật vật tìm cách xoay xở bảo tồn thì Thương mại điện tử lại có những bước tăng trưởng đáng kể, đem lại doanh thu vượt bậc nhờ sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trong các kênh mua sắm, các sàn thương mại điện tử và các website của các doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh từ mức 52% lên 74% trong đó, số lượng khách hàng mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội như facebook; instagram hay tiktok lại có sự tụt giảm về doanh số. [3]

Sự bùng nố thương mại điện tử kèm theo là số lượng các tranh chấp trong giao dịch điện tử có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số có đến hơn 72% người tiêu dùng khơng hài lòng với chất lượng sản phấm khi họ mua sản phẩm, dịch vụ qua các kênh giao dịch điện tử. Với những tranh chấp truyền thống, khi mà hệ thống pháp luật được hoàn thiện một cách tương đối nhưng tốc độ giải quyết các tranh chấp vẫn còn kéo dài và khơng dễ dàng để giải quyết thì đối với các tranh chấp trong môi trường giao dịch điện tử lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết. Vì vậy, việc đặt ra yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về giao dịch điện tử nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện từ nói riêng là rất cần thiết. Đe hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử, chúng ta cần phải:

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử nhưng vẫn gắn với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có định hướng: Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mơ hình tàng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền

kinh tê thị trường đây đủ, hiện đại, hội nhập; phát triên đông bộ và tạo ra sự liên kêt giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đấy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đồi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bồ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vừng; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước [10]. Trong năm 2020, Chính Phủ đã phê duyệt Ke hoạch phát triển Thương mại điện tử quôc gia giai đoạn 2021-2025 trong đó nêu rõ mục tiêu đưa thương mại điện tử trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nên kinh tê sô. Ung dụng công nghệ tiên tiên của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đê tăng hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó kế hoạch đã đưa ra sáu nhóm giải pháp lớn gồm: (l)Hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh CMCN 4.0; (2)Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh khơng lành mạnh trong thương mại điện tử; (3) Các giải pháp xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử; (4) Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử; (5) Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực,

mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương; (6) Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp[28].

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử phải đồng bộ với các quy định pháp luật hiện hành. Giao dịch điện tử bắt nguồn từ các giao dịch truyền thống và được phát triển lên bằng các thành quả của khoa học kỹ thuật. Chính vì sự kết hợp với công nghệ nên giao dịch điện tử muốn phát triến

được thì cân sự hồn thiện cả vê phương diện pháp lý và kỹ thuật một cách song hành. Khi giao dịch điện tử phát triển đồng thời các tranh chấp trong giao dịch điện tử phát sinh, điều này đòi hỏi phải kiện toàn pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử. Các tranh chấp trong giao dịch điện tử phát sinh không đơn thuần chỉ là những tranh chấp trong môi trường giao dịch thương mại điện tử, mà còn liên qua đến các quan hệ sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Vậy nên các quan hệ xã hội phát sinh trong từng lĩnh vực khác nhau thì chịu sự điều chinh của các quy định pháp luật khác nhau điều này đặt ra yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật, hạn chế việc các quy định chồng chéo, khó áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử. Thống nhất, đồng bộ cả về mặt hình thức lẫn nội dung, tức là giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử vừa phù hợp với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thương mại 2005; Luật Giao dịch điện tử 2005; Luật công nghệ thơng tin 2006; Luật sở hữu trí tuệ 2009.... trong từng trường hợp vừa phải đáp ứng các quy định về pháp luật tố tụng như quy định về phương thức giải quyết tranh chấp; thời hạn giải quyết tranh chấp; quy định về chứng cứ;... Việc xây dựng và bồ sung các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, nhanh chóng, kịp thời giải quyết các tranh chấp trong thương mại điện tử là rất cần thiết cho sự phát triển cùa hoạt động giao dịch điện tử.

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử phải đặt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Việt Nam đà gia nhập và trở thành thành viên của nhiều các tổ chức thế giới, chủ động tham gia và đàm phán các Hiệp định thương mại tự do tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Hoàn thiện pháp luật về giao dịch điện tử nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử nói riêng sể tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu; gia tăng giá trị cho hàng hóa, dịch vụ của nước ta. Đe gia nhập chính là việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế. Khi Việt Nam

trở thành một quôc gia văn minh, với hệ thông pháp luật rõ ràng, các phương thức giải quyết tranh chấp tinh gọn, nhanh chóng, đa dạng sẽ giúp chúng ta thu hút được các đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên trong q trình hồn thiện pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử mặc dù thích ứng để hịa nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn phải luôn chú trọng đến những đặc điếm văn hóa và thói quen thương mại cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của người Việt Nam.

3.2. Các quy định cùa pháp luật cần hoànthiệnđểgiái quyếttranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử Việt Nam

3.2.1.Hoàn thiện quyđịnhpháp luật về thươngmạiđiện tử

Hiện nay, hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong thương mại điện từ đều được đặt nền móng từ năm 2005 khi Quốc hội thơng qua ba đạo luật đó là Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật Giao dịch điện tử và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình sự 2015; Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp 2014. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, thương mại điện tử thực sự đã có nhiều sự thay đổi và theo đó có rất nhiều nghị định, thơng tư ra đời để hướng dẫn thi hành, điều chỉnh, bồ sung vào những quy định pháp luật nhằm dần hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử. Tuy nhiên thương mại điện tử là sự kết hợp giữa thương mại và cơng nghệ, các hoạt động trong lình vực thương mại điện tử khơng chỉ bó gọn trong phạm vi thương mại mà còn liên quan đến khá nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quyền sở hừu trí tuệ, đấu thầu, thuế,... vậy nên các quy định điều chỉnh thương mại điện tử nằm tản mát rất khó cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, cá nhân trong việc áp dụng. Yêu cầu đặt ra phải ban hành Luật Thương mại điện tử nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.

Từ năm 2005 đến nay, việc áp dụng các quy định về thương mại điện tử chúng

ta luôn sử dụng Luật giao dịch điện từ đê điêu chỉnh những lĩnh vực liên quan đên kỹ thuật, cơng nghệ cịn về các vấn đề khác thì lại do Luật thương mại cùng Bộ Luật dân sự điều chỉnh. Vậy nên Luật giao dịch điện tử 2005 không thể được coi là đạo luật điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch thương mại điện tử được, bởi đứng một mình thì Luật này chỉ có các quy định như về chữ ký điện tử; luu trừ thơng tin; thơng điệp dữ liệu;., mà khơng có bất cứ quy định nào về thương mại. Đe thương mại điện •• tử 1 phát triển một cách mạnh • • mẽ vượt bậc cần Aphải có một••• đạo luật riêng quy định về nhưng quan hệ phát sinh trong thương mại điện tử. Tránh việc có quá nhiều bộ luật cùng quy định về một phần của vấn đề, kèm theo đó là rất nhiều các nghị định, thơng tư hướng dẫn thi hành, giải thích về các quy định. Điều này rất dễ gây chồng chéo các quy định, khơng thống nhất dẫn đến tính khả thi khơng cao trong q trình áp dụng pháp luật. Việc khơng rõ ràng trong việc phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến việc không đồng bộ trong q trình quản lý nhà nước, làm giảm tính khả thi của pháp luật thương mại điện tử.

Các nguyên nhân trên dẫn đến cần thiết phải ban hành Luật thương mại điện tử để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử, phù họp với tính chất, đặc trưng của hoạt động thương mại điện tử và phù hợp với cả tốc độ phát triển cùa thương mại điện tử hiện nay. Ngoài ra trong đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại điện tử phải có các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng với các quy định cụ thế về chức năng nhiệm vụ đế tranh trường hợp quản lý chồng chéo hoặc lơ là trong quá trình thực thi pháp luật.

3.2.2.Hồn thiện quy định vềcác phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ

giao dịchđiện tử bằng phương thức trực tiếp.

Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa giải, Chính phủ đã ban hành nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc trong hòa giải; điều kiện đề giải quyết tranh chấp bằng hòa giải; vai trò và nhiệm vụ của hòa giải viên trong q trình hịa giải; thủ tục và trình tự tiến hành hòa giải tuy nhiên biên bản hòa giải thành giừa các bên trong tranh chấp được quy định tại điều 15 là: “Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn

bản vê kêt quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đơi với các bên theo quy định của pháp luật dân sự”[7, điều 15] như vậy kết quả phiên hòa giải chỉ dừng lại ở việc làm biên bản kết luận phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên và chưa có giá trị pháp lý. Vậy trong trường họp dù có thống nhất được phương hướng giải quyết tranh chấp nhưg một trong các bên tranh chấp không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện thì các bên cịn lại khơng có cách nào giải quyết được. Vậy nên cần có những quy định về biên bản hịa giải thành, cơng nhận biên bản hịa giải thành có giá trị pháp lý như một bản án có hiệu lực của pháp luật và có giá trị thi hành ngay. Khi thỏa thuận hịa giải thành có giá trị như một bản án của Tịa án sẽ tránh được việc khơng thực hiện được biên bản hòa giải khiến cho một trong các bên tranh chấp tiến hành khởi kiện, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tịa án

về khởi kiện tập thể. Nhìn về mặt bằng chung có thể nhận thấy các tranh chấp trong giao dịch điện tử thường là tranh chấp giữa khách hàng là người tiêu dùng với các doanh nghiệp, cá nhân có website hoặc gian hàng kinh doanh trên cấc sàn thương mại điện tử. Khi tranh chấp xảy ra và nhìn vào những thủ tục khởi kiện thì người tiêu dùng có tâm lý e ngại khơng cịn muốn tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp. Nắm bắt tâm lý đó bên bán đã lợi dụng và đem lại khoản lợi bất chính. Thực trạng này diễn ra phổ biến trong mơi trường thương mại điện tử. Tại khoản 1 điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này”[19, điều 41]. Pháp luật Việt Nam đã có quy định về khởi kiện tập thể trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuy nhiên người tiêu dùng tự mình khơng thể tiến hành khởi kiện tập thể mà phải thông qua một tổ chức xã hội cụ thể thay mặt khởi kiện. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, vụ kiện có thể có nhiều nguyên đơn; hoặc các vụ án do nhiều nguyên đơn khởi kiện nhưng về cùng một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau thì Tồ án có thế nhập các vụ án để cùng giải quyết trong cùng một vụ án tuy nhiên việc nhiều vụ

án có được nhập với nhau hay khơng thì hồn tồn do ý kiên chù quan cùa phía Tịa án. Hoặc như tất cả người khởi kiện cùng ủy quyền cho luật sư thì luật sư vẫn phải gửi nhiều đơn kiện cho Tịa án và việc có nhập các vụ án lại với nhau để giải quyết hay khơng thì vẫn phải đợi quyết định từ Tịa. Vậy nên cần xây dựng cơ chế về Giải quyết tranh chấp tập thể trong đó cần quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tập thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tranh chấp, quy định về người đại diện giải quyết tranh chấp.

về chứng cứ trong thương mại điện tử. Khi thu thập chứng cứ điện tử cần những kỹ thuật và cơng nghệ để có được những lưu trữ dưới dạng tín hiệu điện tử

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)