3.2. Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ
3.2.2. Hoàn thiện quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ
giao dịchđiện tử bằng phương thức trực tiếp.
Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa giải, Chính phủ đã ban hành nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc trong hòa giải; điều kiện đề giải quyết tranh chấp bằng hòa giải; vai trò và nhiệm vụ của hịa giải viên trong q trình hịa giải; thủ tục và trình tự tiến hành hịa giải tuy nhiên biên bản hòa giải thành giừa các bên trong tranh chấp được quy định tại điều 15 là: “Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn
bản vê kêt quả hịa giải thành có hiệu lực thi hành đơi với các bên theo quy định của pháp luật dân sự”[7, điều 15] như vậy kết quả phiên hòa giải chỉ dừng lại ở việc làm biên bản kết luận phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên và chưa có giá trị pháp lý. Vậy trong trường họp dù có thống nhất được phương hướng giải quyết tranh chấp nhưg một trong các bên tranh chấp không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện thì các bên cịn lại khơng có cách nào giải quyết được. Vậy nên cần có những quy định về biên bản hịa giải thành, cơng nhận biên bản hịa giải thành có giá trị pháp lý như một bản án có hiệu lực của pháp luật và có giá trị thi hành ngay. Khi thỏa thuận hịa giải thành có giá trị như một bản án của Tịa án sẽ tránh được việc khơng thực hiện được biên bản hòa giải khiến cho một trong các bên tranh chấp tiến hành khởi kiện, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.
Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
về khởi kiện tập thể. Nhìn về mặt bằng chung có thể nhận thấy các tranh chấp trong giao dịch điện tử thường là tranh chấp giữa khách hàng là người tiêu dùng với các doanh nghiệp, cá nhân có website hoặc gian hàng kinh doanh trên cấc sàn thương mại điện tử. Khi tranh chấp xảy ra và nhìn vào những thủ tục khởi kiện thì người tiêu dùng có tâm lý e ngại khơng cịn muốn tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp. Nắm bắt tâm lý đó bên bán đã lợi dụng và đem lại khoản lợi bất chính. Thực trạng này diễn ra phổ biến trong môi trường thương mại điện tử. Tại khoản 1 điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này”[19, điều 41]. Pháp luật Việt Nam đã có quy định về khởi kiện tập thể trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuy nhiên người tiêu dùng tự mình khơng thể tiến hành khởi kiện tập thể mà phải thông qua một tổ chức xã hội cụ thể thay mặt khởi kiện. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, vụ kiện có thể có nhiều nguyên đơn; hoặc các vụ án do nhiều nguyên đơn khởi kiện nhưng về cùng một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau thì Tồ án có thế nhập các vụ án để cùng giải quyết trong cùng một vụ án tuy nhiên việc nhiều vụ
án có được nhập với nhau hay khơng thì hồn tồn do ý kiên chù quan cùa phía Tịa án. Hoặc như tất cả người khởi kiện cùng ủy quyền cho luật sư thì luật sư vẫn phải gửi nhiều đơn kiện cho Tòa án và việc có nhập các vụ án lại với nhau để giải quyết hay khơng thì vẫn phải đợi quyết định từ Tòa. Vậy nên cần xây dựng cơ chế về Giải quyết tranh chấp tập thể trong đó cần quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tập thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tranh chấp, quy định về người đại diện giải quyết tranh chấp.
về chứng cứ trong thương mại điện tử. Khi thu thập chứng cứ điện tử cần những kỹ thuật và cơng nghệ để có được những lưu trữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong hệ thống máy tính có liên quan đến vụ tranh chấp. Các chứng cứ bao gồm các chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra trong q trình thao tác hay những thông tin điện tử được con người tạo ra trong quá trình giao dịch điện tử được thể hiện ở dạng văn bản, tin nhắn, hình ảnh,... được lưu trữ dưới dạng tín hiệu điện tử. Tuy nhiên cách thức và quy trình thu thập như thế nào thì chưa có quy định hướng dẫn thực hiện. Trong giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử, chứng cứ điện tử rất quan trọng, quyết định phần lớn kết quả giải quyết tranh chấp. Vậy nên cần có quy định về quyền yêu cầu cung cấp giữ liệu máy tính; cách thức thu thập chứng cứ điện tử, quy trình thu thập và quyền cùa các chủ thế liên qua trong quá trình tiến hành thu thập. Ngồi ra nên có những quy định về thời gian lưu trữ các dữ liệu thông tin về các giao dịch trong hoạt động giao dịch điện tử trong giới hạn một khoảng thời gian, tránh trường hợp khi cần các thông tin phục vụ công tác giải quyết tranh chấp thì lại bị xóa mất hoặc mất thời gian trong việc phục hồi hệ thống.
về thẩm quyền, trình tự, thủ tục. về thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú được xác định có đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên với giao dịch điện tử, khi mà không gian giao dịch không hề bị giới hạn dẫn đến các tranh chấp khơng chỉ giới hạn ở trong nước mà cịn là quốc tế và quan hệ thương mại không chỉ là giữa hai pháp nhân mà còn là giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thì việc xác định thấm quyền giải quyết tranh chấp sẽ gặp nhiều khó khăn. Tiếp theo đó Bộ luật Tố tụng dân sự
chưa có quy định cụ thê vê trình tự thủ tục giải quyêt tranh châp giao dịch điện tử riêng biệt, các quy định về thu thập chứng cứ điện tử dẫn đến những khó khăn trong q trình giải quyết tranh chấp, khơng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cùa các bên tham gia hoạt động giao dịch điện tử. Vậy nên yêu cầu đặt ra là chúng ta nên mở rộng thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án đối với những tranh chấp trong giao dịch điện tử đồng thời bố sung các quy định về trình tự thủ tục cùng với quy định về lưu giữ chứng cứ điện tử phù hợp với những đặc điềm riêng biệt của hoạt động giao dịch điện tử. [50]